Liệu lãnh đạo mới của WIPO có tầm nhìn để rung chuyển việc hoạch định chính sách bản quyền toàn cầu?

Thứ ba - 26/05/2020 18:56
Liệu lãnh đạo mới của WIPO có tầm nhìn để rung chuyển việc hoạch định chính sách bản quyền toàn cầu?
Does WIPO’s New Leadership Have the Vision to Shake Up Global Copyright Policy-Making?
Brigitte Vézina, April 16, 2020
Theo: https://creativecommons.org/2020/04/16/wipo-leadership-shake-up-global-copyright-policy-making/
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/04/2020
Bắt đầu mới ở WIPO
Vào ngày 04/03/2020, Daren Tang đã được đề cử làm tổng giám đốc của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization), cơ quan của Liên hiệp quốc làm việc với các vấn đề sở hữu trí tuệ. Tang hiện là giám đốc điều hành của Văn phòng sở hữu trí tuệ của Singapore (IPOS) và thời hạn 6 năm của ông như là quan chức hàng đầu của WIPO sẽ bắt đầu vào 01/10/2020. Ông sẽ thay thế Francis Gurry, người đã lãnh đạo tổ chức này từ 2008.
Ông Daren Tang, được đề cử là tổng giám đốc của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), trong sự kiện Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2016: WIPO via Dean Studio, giấy phép CC BY-NC-ND.

Sự thay đổi lãnh đạo này mở ra con đường cho các triển vọng mới và làm sâu sắc thêm trọng tâm về nhiều cải cách chính sách toàn cầu cần thiết từng là cấp bách trong nhiều thập kỷ. Với Tang ở lãnh địa này, WIPO và các quốc gia thành viên của nó sẽ có cơ hội độc nhất vô nhị để chỉnh lại hệ thống bản quyền đã lỗi thời, không cân bằng, ôm lấy các khái niệm bình đẳng đối với các quan điểm và ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, và tạo ra trật tự mới nơi các quy định là phù hợp cho môi trường số ở đó tất cả chúng ta học tập, sáng tạo, và chia sẻ.
Trong bài đăng này, chúng tôi phác họa những gì cần phải làm để dẫn dắt chính sách bản quyền đi đúng hướng, với trọng tâm đặc biệt nhằm vào 3 vấn đề quan trọng chính theo thảo luận ở WIPO: các quyền phát thanh truyền hình, các giới hạn và ngoại lệ, và bản quyền và môi trường số.
Thời điểm để quét các thay đổi ở SCCR
Từ 2018 tới 2019, Tang đã phục vụ như là chủ tịch của Ban Thường trực về Bản quyền và các Quyền Liên quan – SCCR (Standing Committee on Copyright and Related Rights) của WIPO, diễn đàn quốc tế nơi các thảo luận về bản quyền và các quyền liên quan diễn ra. Như một quan sát viên thường trực cho SCCR, Creative Commons (CC) tích cực đóng góp để định hình chính sách bản quyền toàn cầu với quan điểm khuyến khích các quyền của người sử dụng mạnh mẽ và phạm vi công cộng lành mạnh và thịnh vượng trong một hệ sinh thái cân bằng có lợi cho sáng tạo, cộng tác, và tương tác văn hóa. Đây là vài sáng kiến còn đang treo trước khi SCCR nơi mà CC và các tổ chức xã hội dân sự khác đã thể hiện quan điểm ủng hộ hiện đại hóa bản quyền.
  • Phát thanh truyền hình
Các thảo luận về một hiệp định mới tiềm năng để bảo vệ các tổ chức phát thanh truyền hình đã và đang diễn ra từ hơn một thập kỷ trong SCCR. CC đã có thời gian và luôn khẳng định rằng một hiệp định như vậy là không cần thiết. Các khuôn khổ pháp lý hiện hành đưa ra nhiều hơn là đủ các cơ chế ép tuân thủ và phương thức cho cái gọi là “dấu hiệu vi phạm bản quyền”. Việc quảng bá và phân phối nội dung thông qua tín hiệu phát thanh truyền hình không nên truyền đạt các quyền kiểm soát truy cập và sử dụng nội dung của chính nó. Ngoài ra, sự tạo ra các quyền mới trên đỉnh bản quyền để “bảo vệtín hiệu phát thanh truyền hình có thể làm tổn hại nghiêm trọng quyền của những người sử dụng để sử dụng tác phẩm sáng tạo nằm bên dưới, hoặc nhờ các ngoại lệ, các giới hạn hoặc thông qua các giấy phép công cộng, như các Giấy phép CC hoặc thậm chí với tư liệu nằm trong phạm vi công cộng.
Tối thiểu, các giới hạn và ngoại lệ nên bổ sung cho bất kỳ các quyền mới nào để cho phép công chúng sử dụng và sử dụng lại các tác phẩm sao cho những sử dụng nằm bên dưới các tác phẩm bởi công chúng hiện đang có không bị khóa lại bởi bất kỳ các quyền mới nào được trao. Có rủi ro đáng kể là việc trao quyền mới này cho phát thanh truyền hình sẽ hạn chế truy cập tới văn hóa và quyền tự do biểu đạt, như được nêu trong đệ trình mới nhất tới SCCR. Các giấy phép CC là cách xuất sắc để chia sẻ văn hóa, thông tin và tri thức - các giấy phép của chúng tôi là tiêu chuẩn quốc tế cho cấp phép mở và cách được hiểu và thừa nhận rộng rãi nhất, tốt nhất để đánh tín hiệu cho sự chú ý chia sẻ. Tuy nhiên, việc cấp phép (đặc biệt cấp phép tập thể) không giải quyết được các vấn đề mà các thư viện, viện bảo tàng, kho lưu trữ, các cơ sở giáo dục và nghiên cứu, cũng như những người khuyết tật, đối mặt hàng ngày.
Điều đó giải thích vì sao chúng tôi ủng hộ đầy đủ cho hiệp định về các hoạt động giáo dục và nghiên cứu và cho luật bản quyền quốc tế để đảm bảo các giới hạn và ngoại lệ (E&L) rõ ràng, bắt buộc, và mềm dẻo cho các sử dụng giáo dục cả trên trực tuyến và phi trực tuyến, như việc dạy và học. Chúng tôi cũng hủng hộ E&L cho các cơ sở di sản văn hóa, bao gồm cho việc bảo tồn di sản văn hóa đối với các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng (GLAMs).
  • Bản quyền và môi trường số
Các công nghệ mới và Internet đã ép nhiều công ty phải cải cách các luật bản quyền của họ. Bất chấp các nỗ lực đó, chúng ta vẫn đối mặt với hệ thống bản quyền toàn cầu không theo kịp với các tiến bộ kỹ thuật số. Các quy định cũ kỹ đã được thiết kế cho thế giới tương tự không thể được chỉnh một chút để giải quyết các thực tế mới của thế giới số. Những gì chúng ta cần là sự thiết kế lại hoàn toàn kiến trúc pháp lý và chính sách hỗ trợ sáng tạo, chia sẻ và sử dụng lại các tác phẩm sáng tạo. Kiến trúc bản quyền mới này cần phải là đơn giản, hiệu quả, có chủ đích, có hiệu lực, và thực tế. WIPO đã bị thách thức hơn 10 năm trước để phục vụ như là người lãnh đạo trong cải cách bản quyền, và tới nay đã làm được cực kỳ ít theo đánh giá của chúng tôi. Đối với bản quyền để phù hợp cho môi trường số, nơi hàng triệu bản sao các tác phẩm bản quyền có thể lưu thông trong vài giây đồng hồ sau khi nó được xuất bản và được sử dụng bởi hàng triệu người sử dụng, thì hành động chính sách là cần thiết cấp bách. Bản quyền cần ôm lấy và thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới và các mẫu tương tác đang nổi lên xung quanh sự sáng tạo và sự tham gia trên trực tuyến trong văn hóa. Với điểm này, chúng tôi đi đầu trong thừa nhận cơ bản rằng các bản sao kỹ thuật số của các tác phẩm trong phạm vi công cộng nên vẫn nằm trong phạm vi công cộng.
Với sự ủng hội của mạng tăng cường các chuyên gia từ khắp trên thế giới, bao gồm các chuyên gia cải cách bản quyền, CC đang dẫn dắt thay đổi chính sách để làm cho bản quyền phù hợp với thực tế sáng tạo và phổ biến các tác phẩm sáng tạo trên trực tuyến. Sự biến động này về bản quyền là cần thiết để phá bỏ các rào cản mà bản quyền dựng lên xung quanh nội dung sáng tạo và cho phép bất kỳ ai tự do hưởng thụ những lợi ích của truy cập tới văn hóa, thông tin, và tri thức.
Công bằng, minh bạch, và trung lập
Chúng tôi kỳ vọng WIPO tạo thuận lợi cho tranh luận lành mạnh và có ý nghĩa trong SCCR giữa tất cả các bên tham gia đóng góp, bao gồm những người đại diện cho lợi ích của công chúng. Điều này cũng đúng cho tất cả các hoạt động chuẩn mực ở WIPO, bao gồm những hoặc động đang diễn ra trong Ủy ban Phát triển và Sở hữu Trí tuệ - CDIP (Committee on Development and Intellectual Property), nó đóng vai trò sống còn để đảm bảo các tiếng nói của các quốc gia đang phát triển được tính tới trong các thảo luận định hình luật bản quyền toàn cầu. Các kỳ vọng của chúng tôi về sự công bằng, minh bạch, và tính trung lập mở rộng tới việc xây dựng năng lực của WIPO cũng như các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật.
Chúng tôi thúc giục Tang và đội quản lý cao cấp của ông dấy lên thách thức tạo khung bản quyền phù hợp với các công nghệ của thế kỷ 21 và chia sẻ các thói quen, bao gồm việc cung cấp cho lãnh đạo trong các khu vực làm chính sách toàn cầu, với mục tiêu đạt được hệ thống bản quyền cân bằng và hiện đại. Về mục tiêu này, chúng tôi sẵn sàng để khai phá miền đất mới và đưa bản quyền vào tương lai, vì tương lai là sẵn sàng rồi ở đây.

Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay4,930
  • Tháng hiện tại62,395
  • Tổng lượt truy cập6,353,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây