Xác định bản quyền trong các hạng mục của bộ sưu tập

Thứ năm - 09/09/2021 19:57

Identifying copyright in collection items

Theo: https://pro.europeana.eu/page/identifying-copyright-in-collection-items

Trang này chia sẻ các bước bạn cần đi qua để xác định liệu, và các quyền nào tồn tại trong các hạng mục của bộ sưu tập của bạn.

Việc có một hạng mục trong các bộ sưu tập của bạn không nhất thiết ngụ ý sở hữu bản quyền của nó. Bản quyền không tự động được chuyển giao khi một đối tượng văn hóa được trao tặng, ban tặng hoặc được bổ sung vào bộ sưu tập của một cơ sở di sản văn hóa. Trừ phi bạn đã làm một thỏa thuận với tác giả của tác phẩm đó để chuyển giao bản quyền, còn nếu không, bạn không sở hữu bản quyền.

Khi gửi dữ liệu tới Europeana, bạn phải gắn các đối tượng số đó với một tuyên bố quyền. Một đối tượng số có thể là một trình bày dạng số của một đối tượng vật lý, hoặc một đối tượng số là nguyên bản. Vì thế khi làm việc với các bản sao dạng số, bạn phải làm rõ về tình trạng bản quyền của cả đối tượng vật lý và bảo sao số của nó, vì tuyên bố quyền sẽ phải phản ánh cả 2 tình trạng đó, cùng một lúc.

Thông tin bên dưới nhấn mạnh vài bước bạn cần tiến hành và các câu hỏi bạn cần đặt ra khi xác định tình trạng bản quyền của một hạng mục trong các bộ sưu tập của bạn. Vui lòng lưu ý là nhiều câu trả lời sẽ biến động khác nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác. Một khi bạn đã xác định được bản quyền trong các bộ sưu tập của bạn, hãy đọc hướng dẫn của chúng tôi về lựa chọn tuyên bố quyền.

1. Tìm ra liệu hạng mục đó có được bản quyền bảo vệ hay không.

Bản quyền bảo vệ các tác phẩm gốc (các tác phẩm phản ánh sự sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả), nó bao gồm những điều như các tác phẩm văn học, các tác phẩm kịch, nghệ thuật, phim, bản ghi âm, phát thanh, các chương trình máy tính và sắp chữ.

Vài sáng tạo không phải là nguyên bản gốc, như các ảnh chụp không phải bản gốc, các cơ sở dữ liệu không phải bản gốc, hoặc sự cố định của một buổi biểu diễn, cũng kéo theo vài quyền kinh tế ở các quốc gia nhất định, với khoảng thời gian bảo vệ ngắn.

Bản quyền không bảo vệ, trong số những điều khác:

  • Các tác phẩm mà điều khoản bản quyền của nó đã hết thời hạn

  • Nội dung không đáp ứng ngưỡng nguyên bản gốc

  • Các ý tưởng (bản quyền chỉ bảo vệ trình bày các ý tưởng sáng tạo)

  • Các chế tác tự nhiên (hoa, đá, cây, tiếng chim hót)

  • Các vấn đề của toán học và các công thức

  • Theo nhiều quy định pháp luật, tài liệu của chính phủ, pháp lý và / hoặc tư pháp.

2. Nếu một hạng mục đang trong bản quyền, hãy xác định liệu bạn có thể sử dụng được nó hay không.

  • Để lưu giữ tác phẩm

  • Để sử dụng tác phẩm cho các mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu

  • Để sử dụng tác phẩm cho trích dẫn, nhại lại hay chế nhạo

  • Để tạo ra các tác phẩm mồ côi (Orphan Works) được đăng ký trong cơ sở dữ liệu các tác phẩm mồ côi của EUIPO sẵn sàng trên trực tuyến. Các tác phẩm mồ côi là các tác phẩm sáng tạo nằm trong các bộ sưu tập của các cơ sở di sản văn hóa được bản quyền bảo vệ, nhưng chủ sở hữu bản quyền của nó hoặc không được biết hoặc không thể định vị được.

Hãy kiểm tra các ngoại lệ được thấy trước trong luật bản quyền của quốc gia của bạn và mức độ và các điều kiện ở đó chúng áp dụng.

Nếu bạn không sở hữu bản quyền, và bạn không thể dựa vào một ngoại lệ để sử dụng như dự kiến, bạn trước hết sẽ cần xác định chủ sở hữu và có được sự cho phép để sử dụng tư liệu có bản quyền.

Hãy kiểm tra liệu người nắm giữ các quyền có đồng ý chuyển giao các quyền sang cho cơ sở của bạn hay không khi hạng mục đó đã được mua sắm. Cũng có khả năng là tác giả đã chuyển giao bản quyền cho ai đó khác, ví dụ như, tác giả của cuốn sáng chuyển giao cho nhà xuất bản, hoặc tác giả của bài hát chuyển cho công ty ghi âm. Chính người / cơ sở này bạn cần hỏi để có được sự cho phép sử dụng các đối tượng đó.

Hãy chắc chắn bạn biết trước các quyền nào bạn cần. Điều này có thể đơn giản như việc nêu sử dụng dự kiến của bạn trong một thỏa thuận với người nắm giữ các quyền như việc chia sẻ đối tượng số với Europeana, hoặc cho phép sử dụng bổ sung như sử dụng trong giáo dục hoặc thương mại.

Các hiệp hội thu thập (các tổ chức thu thập phí bản quyền nhân danh các tác phẩm) có thể ở vị thế nơi họ có thể trao các giấy phép cho các cơ sở di sản văn hóa để làm cho các bộ sưu tập sẵn sàng trên trực tuyến, ngay cả khi tác giả không được biết đến hoặc không có trong các tiết mục của hiệp hội thu thập.

Hãy cân nhắc việc dựa vào ngoại lệ của các tác phẩm mồ côi ở quốc gia của bạn. Sau khi tiến hành tìm kiếm siêng năng mà không thành công, trong số các điều kiện khác, bạn sẽ có khả năng làm cho nó sẵn sàng trên trực tuyến (dù không cho phép sử dụng lại nó).

Vài cơ sở chọn tiếp cận có quản lý rủi ro để sử dụng các đối tượng đó, sau khi thận trọng xem xét các rủi ro và cân nhắc các khía cạnh như liệu tác phẩm đó có sẵn sàng cho các mục đích thương mại, tuổi của nó, dạng hoặc sử dụng dự định của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu có bản quyền mà không có sự cho phép từ những người nắm giữ các quyền có thể làm tổn hại uy tín cơ sở của bạn, mối quan hệ của bạn với các nhà tài trợ và các nhà sáng tạo các tác phẩm từ các bộ sưu tập của bạn, cũng như cũng như khiến bạn phải làm việc với các khiếu nại vi phạm bản quyền.

3. Cân nhắc các hạn chế khác

Khi số hóa một đối tượng, cơ sở của bạn có thể đã đồng ý (có thể với công ty đã số hóa hạng mục đó hoặc với người đã chụp ảnh nó) rằng bạn có thể hạn chế xuất bản hoặc sử dụng lại bản sao số đó. Hãy chắc chắn bạn ghi lại các hạn chế có thể như vậy. Ngoài ra, có thể có những lo ngại về quyền riêng tư thách thức việc chia sẻ một đối tượng số, hoặc sự phổ biến đối tượng đó có thể có tác động tiêu cực lên cộng đồng.

Thông thường, các quy trình số hóa (như, quét, chụp các đối tượng 2D và 3D ) không kích hoạt bản quyền mới hoặc không kích hoạt bảo vệ có liên quan tới bản quyền. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu:

  1. Các bản sao được số hóa đó đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên bản gốc của Liên minh châu Âu, nó đòi hỏi tác phẩm đó là “sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả” đó. Nếu bản thân bản sao đó có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật bản gốc mới, thì người đã số hóa đối tượng đó sẽ có được sự bảo vệ bản quyền đầy đủ. Trong hầu hết các trường hợp, các đối tượng số được tạo ra qua số hóa sẽ không đáp ứng được ngưỡng nguyên bản gốc được yêu cầu và sẽ không đủ điều kiện cho bất kỳ dạng bảo vệ nào dựa vào bản quyền.

  2. Việc số hóa được thực hiện ở một quốc gia nơi các quyền láng giềng được công nhận đối với các bức ảnh không phải là ảnh gốc và các yêu cầu về bảo hộ này được đáp ứng. Nếu điều này là đúng, thì người đã số hóa đối tượng đó sẽ có vài bảo vệ bản quyền. Phù hợp với Hiến chương Phạm vi Công cộng, Europeana khuyến khích các nhà cung cấp dữ liệu không đòi các bản quyền đó. Ngoài ra, từ tháng 6/2021, không còn có khả năng dựa vào sự bảo vệ như vậy cho các bản sao các tác phẩm nghệ thuật nhìn trong phạm vi công cộng như được thiết lập trong Chỉ thị Bản quyền trong Thị trường Số Duy nhất (Copyright in the Digital Single Market Directive).

Định dạng trang này đã được cập nhật vào ngày 27/10/2020 và các thông tin bổ sung thêm về bảo vệ bản quyền và phạm vi công cộng đã được bổ sung thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay9,954
  • Tháng hiện tại158,641
  • Tổng lượt truy cập6,793,507
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây