Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triểnhttps://giaoducmo.avnuc.vn/uploads/logo-gdm.png
Chủ nhật - 07/06/2020 18:58
Using CC Licenses and Tools to Share and Preserve Cultural Heritage in the Face of Climate Change Brigitte Vézina, April 26, 2020 Theo: https://creativecommons.org/2020/04/26/cc-licenses-tools-share-and-preserve-cultural-heritage-in-the-face-of-climate-change/ Bài được đưa lên Internet ngày: 26/04/2020 Nhân dịp Ngày Trái đất và Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới, chúng là trọng tâm của năm nay với chủ đề Đổi mới sáng tạo vì Tương lai Xanh, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa như là câu trả lời cho các mối đe dọa do biến đổi khí hậu đặt ra. Trong bài đăng này, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ vài sự thấu hiểu về cách để các giấy phép và công cụ Creative Commons (CC), đặc biệt là Dấu phạm vi công cộng – PDM (Public Domain Mark 1.0) và công cụ Hiến tặng vào phạm vi công cộng của Creative Commons – CC0 1.0 (Creative Commons Public Domain Dedication tool), có thể được sử dụng để giúp bảo tồn, chia sẻ, và hưởng thụ di sản văn hóa. Biến đổi khí hậu đặt ra các mối đe dọa nghiêm trọng cho di sản văn hóa Mưa to, bão lụt, mực nước biển dâng cao, cháy rừng, hạn hán, và các thiên tai khác là vài trong những hậu quả của biến đổi khí hậu, có thể là một trong những biến đổi lớn nhất thời đại chúng ta. Ngoài các tác động thảm họa lên môi trường và đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu cũng đặt ra các mối đe dọa lớn cho di sản văn hóa khắp trên thế giới, cả theo các cách thức trực tiếp và gián tiếp.
Thành phố Venice, địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO, chịu mối đe dọa lớn vì vài yếu tố, bao gồm các mực nước biển dân cao: “Venice bị bão lụt” (Flooded Venice) của Colin PDX (CC BY-NC).
Vì cảnh báo toàn cầu, các tượng đài và di tích văn hóa, cũng như các hiện vật được trưng bày trong các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, và các viện bảo tàng (GLAM), đối mặt mối đe dọa rất thực bị hư hại hoặc mất không thể tin được. Vào năm 2015, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đã thừa nhận “Các tài sản Di sản Thế giới ngày càng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Biến đổi khí hậu cũng đã tạo ra sự cắt giảm đột ngột vốn cấp của nhà nước cho văn hóa cũng như dẫn tới sự nổi lên trong các xung đột vũ trang, với các hiệu ứng tàn phá thảm họa phá hủy di sản văn hóa. Khi rủi ro của các thảm họa tự nhiên vì biến đổi khí hậu gia tăng, nhiều cơ sở sẽ đối mặt thực tế thiệt hại: khi di sản văn hóa bị mất, một phần của loài người biến mất. Tất nhiên, biến đổi khí hậu không là sự kích hoạt mất mát hay phá hủy duy nhất các tài sản văn hóa. Tất cả chúng cũng thường là lỗi lầm hoặc sự bất cẩn của con người được nêu vì những mất mát đau lòng, như sự sụp đổi năm 2009 Kho lưu trữ của Thành phố Cologne, trong đó 90% các bản ghi lưu trữ đã bị chôn vùi trong đống đổ nát. May mắn, chúng một phần đã được cứu sau đó. Ví dụ thảm họa khác là năm 2018 cháy trong Viện bảo tàng Quốc gia của Brazil, nơi 92,5% lưu trữ của 20 triệu hạng mục của nó đi theo ngọn lửa. Khi rủi ro các thảm họa tự nhiên vì biến đổi khí hậu gia tăng và các chính phủ chuyển các ưu tiên cấp vốn của họ khỏi lĩnh vực văn hóa, nhiều cơ sở có khả năng sẽ đối mặt với thực tế thảm cảnh: khi di sản văn hóa bị mất, một phần của nhân loại biến mất. Bảo tồn có thể giảm nhẹ rủi ro mất mát Điều này giải thích vì sao các nỗ lực của các GLAM là quan trọng. Trọng tâm sứ mệnh của họ là bảo tồn và cung cấp truy cập tới di sản văn hóa cho công chúng. Ngày nay số hóa là cách đáng tin, có hiệu lực và hiệu quả nhất để đảm bảo cho di sản văn hóa có thể tiếp tục tồn tại cho tất cả chúng ta để thụ hưởng, như được thừa nhận trong Khuyến cáo năm 2015 của UNESCO về bảo tồn của, và truy cập tới, di sản tư liệu bao gồm dạng số cũng như theo Báo cáo của Ủy ban châu Âu về Số hóa, Khả năng truy cập Trực tuyến và Bảo tồn Số Tư liệu Văn hóa.
GLAM, giống như Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington D.C., đang ôm lấy các dự án số hóa để giúp bảo tồn và chia sẻ di sản văn hóa. Ảnh: “Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia” của Phil Roeder (CC BY).
Không may, hầu hết các luật bản quyền làm cho các GLAM có các cơn đau đầu chính khi nói về việc số hóa các tác phẩm bị bản quyền hạn chế trong các bộ sưu tập của họ cho cả sự bảo tồn và khả năng truy cập trên trực tuyến. Vì sao? Số hóa là hành động tái tạo lại, và theo luật bản quyền, hành động này là đặc quyền của người nắm giữ bản quyền, trừ phi ngoại lệ được áp dụng. Không may, các ngoại lệ tất cả đều quá hẹp, không rõ ràng, và hiếm. Hội nghị Quốc tế về các Hạn chế và Ngoại lệ cho các Thư viện, Kho lưu trữ, Viện bảo tàng, và các Cơ sở Giáo dục và Nghiên cứu của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO gần đây đã chứng kiến sự cân bằng méo mó không thể chấp nhận được của hệ thống bản quyền đối với người nắm giữ bản quyền gây thiệt hại cho các cơ sở quan tâm và giúp giải thích, hiểu và chia sẻ di sản văn hóa. Đây là lý do CC đã ký một thư ngỏ được Hội đồng Quốc tế các Viện bảo tàng - ICOM (International Council of Museums) và Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Thư viện - IFLA (International Federation of Library Associations) chuẩn bị, trong số những điều khác, kêu gọi WIPO khẩn cấp tạo ra công cụ pháp lý quốc tế với các quy định rõ ràng cho phép bảo tồn các bộ sưu tập di sản văn hóa. Chia sẻ mở các bộ sưu tập trên trực tuyến với các giấy phép và công cụ của CC Tư liệu di sản văn hóa được số hóa nên được lưu giữ vì các mục đích bảo tồn nhưng cũng nên được làm cho sẵn sàng trên trực tuyến càng rộng có thể càng tốt, để cho phép truy cập được rộng rãi nhất và dễ dãi nhất tới văn hóa. CC tham gia trong công việc động thổ trong không gian OpenGLAM, giúp các cơ sở di sản văn hóa đạt được sứ mệnh lợi ích công cộng của họ bằng việc phát hành nội dung của họ thông qua các giấy phép và công cụ mở tiêu chuẩn, cũng như chào huấn luyện về sử dụng chúng, như qua Chứng chỉ Creative Commons.
Đền thờ Vua Ahmed, được biết tới như là “Đền thờ Xanh” (Blue Mosque) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là một Di tích Di sản Thế giới của UNESCO bị thay đổi khí hậu đe dọa. Ảnh: “Sultan Ahmed Mosque” của Konevi (CC0).
Các giấy phép và công cụ CC, bao gồm CC0, là phương tiện dễ dàng nhất và đơn giản nhất để truyền đạt tới công chúng sử dụng nào có thể được làm từ các vật thể di sản văn hóa số và để tạo thuận lợi cho phổ biến văn hóa rộng rãi. Chúng đang trở thành tiêu chuẩn cho các GLAM nào đang “mở ra” các bộ sưu tập của họ trên Internet, giúp vượt qua các rào cản do luật bản quyền dựng lên và xúc tác cho sử dụng lại rộng rãi hơn. *Đối với các tư liệu trong phạm vi công cộng, CC chào PDM, nó làm dễ dàng cho các GLAM để chỉ cho những người sử dụng tình trạng phạm vi công cộng của các vật thể dạng số được làm cho sẵn sàng trên trực tuyến. Các GLAM được dân cư của thế giới tin cậy với lượng khổng lồ bộ nhớ của nhân loại. Vì thế, việc số hóa bộ nhớ đó và sử dụng các công cụ pháp lý đúng có thể và nên làm. CC có nền tảng vững chắc trong hỗ trợ tạo lậ, áp dụng, và triển khai các chính sách và dự án mở với các cơ sở di sản văn hóa, bao gồm MET, Europeana, Tate, Cleveland Museum of Art, Auckland Museum, Rijksmuseum, Wikimedia, và Brooklyn Museum. Chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác cách tốt nhất để hỗ trợ các GLAM khắp trên thế giới khi họ mở ra các bộ sưu tập của họ, giúp họ điều hướng nhiều lớp vấn đề pháp lý và chính sách với mục tiêu xúc tác cho truy cập vạn năng và tham gia vào văn hóa trong các điều khoản rộng nhất có thể. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy thay đổi chính sách bản quyền để đảm bảo các GLAM có thể bảo tồn hợp pháp và tự do di sản văn hóa trong các bộ sưu tập của họ, nhấn mạnh như là phương tiện chống lại các rủi ro do biến đổi khí hậu đặt ra. Để hướng dẫn và triển khai chính sách truy cập mở hoặc sử dụng các công cụ pháp lý của CC bao gồm cả CC0, PDM, và các giấy phép của chúng tôi để bảo tồn và chia sẻ di sản văn hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại info@creativecommons.org—chúng tôi ở đây để trợ giúp. *Các giấy phép Creative Commons (bao gồm CC0) chỉ nên được áp dụng cho tư liệu di sản văn hóa được số hóa bởi hoặc với sự ủy quyền của (những) người nắm giữ bản quyền. Làm như vậy đảm bảo cho công chúng rằng cả tác phẩm nằm bên dưới và vật đại diện dạng số (ở đó cơ sở tiến hành số hóa có thể nắm giữ bản quyền) là tự do để sử dụng lại khắp trên thế giới. Các giấy phép CC chỉ nên được áp dụng cho các tác phẩm có bản quyền, không cho các tác phẩm mà thời hạn bảo vệ chúng đã hết hạn trên toàn cầu. PDM chỉ nên được áp dụng cho các tác phẩm rất cũ mà không còn bản quyền và nằm trong phạm vi công cộng trên toàn cầu.
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...