Trí tuệ nhân tạo và sáng tạo: Vì sao chúng tôi chống lại bảo vệ bản quyền đối với kết quả đầu ra do trí tuệ nhân tạo sinh ra

Thứ hai - 24/08/2020 20:31
Trí tuệ nhân tạo và sáng tạo: Vì sao chúng tôi chống lại bảo vệ bản quyền đối với kết quả đầu ra do trí tuệ nhân tạo sinh ra
Artificial Intelligence and Creativity: Why We’re Against Copyright Protection for AI-Generated Output
By Brigitte Vézina and Brent Moran
August 10, 2020
Theo: https://creativecommons.org/2020/08/10/no-copyright-protection-for-ai-generated-output/
Bài được đưa lên Internet ngày: 10/08/2020
Kết quả đầu ra của sự mới lạ (như âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, thơ ca, .v.v.) được trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence1) sinh ra có nên được bản quyền bảo vệ? Trong khi câu hỏi này dường như trực diện, câu trả lời chắc chắn là không. Nó mang mang theo các câu hỏi kỹ thuật, pháp lý, và triết học liên quan tới “tính sáng tạo”, và dù các cỗ máy có thể được coi là “các tác giả” sản xuất ra các tác phẩm “gốc ban đầu”.
Màn hình các kết quả thăm dò trên Twitter của chúng tôi tháng 6/2020.

Để tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi đã tổ chức thăm dò trên Twitter được thừa nhận không khoa học trong vòng 5 ngày vào tháng 6. Thú vị, gần 70% trong tổng số 338 người trả lời đã chỉ ra rằng các kết quả đầu ra những điều mới lạ từ một hệ thống AI thuộc về phạm vi công cộng, trong khi 20% đã không chắc. Ví dụ, một bình luận nói rằng “vì AI sẽ (đưa ra các kết quả đầu ra y hệt và mô hình y hệt) sản xuất kết quả đầu ra y hệt mọi lúc, là khó để viện lý nó là độc nhất và có tính sáng tạo”, một người khác ngắn gọn viện lý: “các hoạt động do hệ thống sinh ra = không đầu vào sáng tạo, vì thế, không có bản quyền”, trong khi một người trả lời khác đã lưu ý rằng nó “phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của AI, và các tư liệu nguồn được sử dụng … tôi không nghĩ bạn có thể đưa ra quy tắc một cái chăn cho tất cả AI”. Câu hỏi này cũng đã được tranh luận trong Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) Conversation on Intellectual Property and Artificial Intelligence (Second Session) được tổ chức từ 7-9/07/2020. Để chia sẻ quan điểm chính sách chung của chúng tôi về chủ đề này từ triển vọng toàn cầu, Creative Commons đã đệ trình tuyên bố bằng văn bản và đã thực hiện 2 can thiệp miệng (ở đâyở đây). 
Trong bài đăng này trên blog, bài đầu trong loạt bài về AI và sự sáng tạo, chúng tôi khai phá vài điều cơ bản về bảo vệ bản quyền với ý định để xác định liệu AI có khả năng sáng tạo ra các tác phẩm hợp pháp để bảo vệ bản quyền hay không. Trong bài đăng thứ 2 trên blog, “Ai và Tính sáng tạo: Các máy móc có thể viết như Jane Austen? chúng tôi đưa bạn đi qua 2 ví dụ thực tế của một hệ thống AI sinh ra nội dung mới gây tranh cãi và áp dụng các tiêu chí hợp pháp về bản quyền cho chúng. Bằng cách làm như vậy, chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ vài vấn đề bản quyền nảy sinh xung quanh lĩnh vực liền kề của công nghệ AI.
Các tác phẩm nào có thể hưởng lợi từ bảo vệ bản quyền?
Để xác định điều gì tạo nên một tác phẩm sáng tạo hợp pháp để bảo vệ bản quyền, hầu hết các chế độ bản quyền quốc gia dựa vào các khái niệm về quyền tác giảgốc gác, trong số những điều khác.
Khái niệm về quyền tác giả
Đối với một tác phẩm được được bản quyền bảo vệ, cần phải có liên quan sáng tạo ở phần của một “tác giả”. Ở mức quốc tế, Công ước Berne tuyên bố rằng “bảo vệ sẽ hoạt động vì lợi ích của tác giả” (điều 2.6), nhưng không định nghĩa “tác giả”. Tương tự, trong luật bản quyền của Liên minh châu Âu (EU)2, không có định nghĩa “tác giả” nhưng thông lệ đã thiết lập rằng chỉ các sáng tạo của con người được bảo vệ3 . Tiên đề này được phản ánh trong các luật quốc gia của các nước có truyền thống luật dân sự, như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, nó nêu rằng các tác phẩm phải mang dấu ấn cá tính của tác giả. Vì các hệ thống AI không có cá tính mà chúng có thể mang dấu ấn lên những gì chúng sản xuất ra, quyền tác giả vượt ra khỏi các giới hạn đối với AI.
Ảnh “tự sướng” này do con khỉ cái Macaca chụp năm 2011 sau khi lấy máy ảnh của nhiếp ảnh gia David Slater ở Indonesia. Nó từng nằm trong tâm của tranh luận về bản quyền tự sướng của khỉ. Truy cập nó ở đây.

Ở các quốc gia có truyền thống luật phổ biến (Canada, UK, Úc, New Zealand, Mỹ, .v.v.), luật bản quyền tuân theo lý thuyết thực dụng, theo đó các ưu đãi và phần thưởng cho sáng tạo các tác phẩm được cung cấp để đổi lấy truy cập từ công chúng, như là một vấn đề về phúc lợi xã hội. Theo lý thuyết này, cá tính không là trung tâm của khái niệm quyền tác giả, gợi ý rằng cánh cửa có thể để ngỏ cho các tác giả không phải con người. Tuy nhiên, vào năm 2016 trường hợp tự sướng của con khỉ ở Mỹ đã xác định rằng có thể không có bản quyền trong các bức ảnh do khỉ chụp, chính xác vì các bức ảnh đó đã được chụp mà không có sự can thiệp của con người. Theo đường đó, Văn phòng Bản quyền Mỹ coi các tác phẩm được động vật tạo ra sẽ không kéo theo đăng ký; vì thế, tác phẩm phải có tác giả là con người để được đăng ký. Mặc dù được một số người coi là một cách để giải quyết vấn đề, nhưng học thuyết tác phẩm được thuê của Mỹ cũng không đưa ra được giải pháp, vì nó vẫn yêu cầu một con người được thuê để tạo ra một tác phẩm, bản quyền của tác phẩm đó do một ông chủ của nó sở hữu.
Vì các hệ thống AI không có cá tính mà chúng có thể tạo dấu ấn lên những gì chúng sản xuất, quyền tác giả là vượt ra khỏi các giới hạn đối với AI.
Dù vậy, vài quốc gia (như Vương quốc Anh, Ireland, và New Zealand) không trao bảo vệ giống bản quyền (copyright-like) cho các tác phẩm do máy tính sinh ra. Luật Bằng sáng chế và Thiết kế Bản quyền 1988 của Vương quốc Anh, ví dụ, tạo ra một câu chuyện hư cấp hợp pháp cho các tác phẩm do máy tính tạo ra, nơi không có tác giả con người. Phần 9(3) nêu rằng “tác giả sẽ được coi là người thực hiện các sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”. Một sắc thái quan trọng là điều khoản này giả định một số hình thức can thiệp sáng tạo của một thế hệ con người và không tự chủ, không phải con người chỉ bằng một chương trình máy tính.
Yêu cầu xuất xứ gốc
Các quyền tài phán luật phổ biến thường có ngưỡng thấp về xuất xứ gốc, chỉ yêu cầu mức tối thiểu tính sáng tạo hoặc lao động trí tuệ và sáng tạo độc lập đối với tác phẩm sẽ được bảo vệ. Từ “xuất xứ gốc” trong ngữ cảnh đó tham chiếu tới tác giả như là “gốc” của tác phẩm, thay vì bất kỳ tiêu chuẩn sáng tạo nào4 . Vài quốc gia khác, như Brazil, tiếp cận xuất xứ gốc tiêu cực, và nêu rằng tất cả các tác phẩm của trí tuệ (con người) mà không năm trong danh sách các tác phẩm được xác định rõ ràng như là “các tác phẩm không được bảo vệ” có thẻ được bảo vệ.
Theo luật và thông lệ của EU, một tác phẩm là gốc nếu nó phản ánh “sự sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả 5”, nghĩa là thể hiện sự động chạm của cá nhân tác giả và kết quả của các lựa chọn tự do và sáng tạo. Nói tóm lại, cả luật pháp của EU và Hoa Kỳ đều quy định công việc phải là kết quả nhân quả gần nhất (trực tiếp) của hành động con người. Điều này ngụ ý rằng AI, như nó hiện được hiểu như là tri tuệ hoàn toàn được triển khai qua phương tiện tính toán, bản thân nó không thể tạo ra các lựa chọn tự do và sáng tạo và khái niệm sáng tạo không áp dụng được cho các máy.
Kinh tế của các kết quả đầu ra do AI tạo ra: các ưu đãi, thị trường, và độc quyền khai thác
Bức tranh chân dung mạng đối địch sinh thực được tập thể Obvious xây dựng năm 2018. Đây là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được tạo ra bằng sử dụng AI được bán đấu giá ở Christie. Truy cập nó ở đây.

Đặt sang một bên các lý thuyết bảo vệ bản quyền và thay vào đó các khái niệm trừu tượng về quyền tác giả và xuất xứ gốc (và thậm chí vấn đề giả thuyết hơn về các máy có cá tính và sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ), câu hỏi thực tế chúng ta nên đặt ra cho bản thân có liên quan tới môi trường kinh tế xung quanh nội dung do AI tạo ra. Liệu có bất kỳ thị trường nào cho nội dung do AI tạo ra? Liệu mọi người có thực sự muốn lắng nghe nhạc do thuật toán tạo ra dạng của Nirvana hay sức mạnh của đàn piano AI trí tuệ sâu của Google, đắm minh trong các tác phẩm văn học của người máy, hay treo bức tranh của Rembrandt, hay một đêm đầy sao gợi nhớ tới Van Gogh hay một bức chân dung mờ ảo của một quý tộc hư cấu do máy tính tạo ra, trong phòng khách của họ, không nhắc tới việc phải trả tiền cho bất kỳ điều gì của những thứ đó? Và nếu thế, liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thực sự cạnh tranh được với các tác phẩm nghệ thuật và văn học được con người tạo ra, như là các hàng hóa thay thế? Liệu hàng tỷ kết quả đầu ra do AI tạo ra được sản xuất nhanh hơn so với con người có thể sản xuất hoặc thậm chí tiêu dùng, cần bất kỳ sự độc quyền (được thụ tinh nhân tạo trên thị trường bằng phương tiện của sự “độc quyền” khai thác bản quyền) để tránh thất bại của thị trường?
Tất nhiên, các nhà phát triển công nghệ AI có lẽ kỳ vọng sẽ được ưu đãi để đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, và phát triển để giúp giải quyết các vấn đề cảu thế giới và làm cho AI hữu dụng cho xã hội có thể. Nhưng bảo vệ bản quyền của các kết quả đầu ra “nhân tạo” bởi một hệ thống AI không là cơ chế thích hợp để khuyến khích phát triển này. Cạnh tranh không công bằng và luật bằng sáng chế (và ở mức độ nhất định, luất bản quyền hiện hành bảo vệ phần mềm như là các tác phẩm văn học) là phù hợp tốt hơn nhiều để khuyến khích đổi mới sáng tạo và đảm bảo hoàn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ AI.
AI cần được khai phá và hiểu đúng thích hợp trước khi bản quyền hay bất kỳ các vấn đề sở hữu trí tuệ nào có thể được cân nhắc nghiêm túc.
Tất cả để nói, AI đã tiến bộ nhiều trong ít năm qua, tồn tại sự không rõ ràng, chưa nói tới sự đồng thuận, về cách để định nghĩa lĩnh vực non trẻ và chưa được khám phá của công nghệ AI. Bất kỳ ý định nào để ra quy định là quá sớm, đặc biệt là thông qua một hệ thống bản quyền đã bị đánh thuế quá mức đã được chỉ huy vì các mục đích mở rộng vượt ra khỏi các mục đích ban đầu của nó. AI cần phải được khai phá và hiểu đúng trước khi các vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ có thể được cân nhắc nghiêm túc. Điều đó giải thích vì sao các kết quả đầu ra do AI tạo ra nên là nằm trong phạm vi công cộng, ít nhất treo sự hiểu biết rõ ràng hơn của công nghệ đang tiến hóa này.
Trong phần hai của loạt bài này, “Trí tuệ nhân tạo và Sáng tạo: Liệu máy móc có thể viết giống như Jane Austen?” chúng tôi xem xét hai ví dụ thực tế của hệ thông AI tạo ra nội dung “mới lạ” và áp dụng các tiêu chí hợp pháp về bản quyền được giải thích ở trên.
Các ghi chú
1. Còn chưa có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về “trí tuệ nhân tạo”. Chúng tôi vì thế thảo luận vấn đề này theo các khái niệm chung, và cân nhắc, chặt chẽ vì lợi ích thảo luận, rằng trí tuệ nhân tạo là trí tuệ, hoặc mô phỏng của trí tuệ, điều được triển khai qua máy được tự động hóa, như máy tính kỹ thuật số.
2. Chỉ thị Xã hội Thông tin, 2001/29/EC.
3. Trường hợp C-145/10, Eva-Maria Painer v Standard Verlags GmbH 1 December 2011, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU).
4. Đối với luật tiền lệ của nước Mỹ về khái niệm xuất xứ gốc, xem Alfred Bell & co. v. Catalda Fine Arts, Inc. 191 F2nd, Baltimore Orioles Inc. v. Major League Baseball Players Association, 805 F2nd 663 (7th Cir. 1986) và Feist Publications, Inc. v. Rural Tel. Serv. Co., 499 US 340 (1991).
5. Chỉ thị 2009/24/EC của Hội đồng, Điều 1(3), bảo vệ các chương trình máy tính như là “sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả”; Chỉ thị Cơ sở dữ liệu 96/9/EC, Điều 3(1); Case C‐5/08, Infopaq, ECLI:EU:C:2009:465; Chỉ thị Xã hội Thông tin, 2001/29/EC.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay5,492
  • Tháng hiện tại7,625
  • Tổng lượt truy cập6,885,654
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây