Những vấn đề gì các chuyên gia về quyền và tái tạo lại cần xem xét?

Thứ ba - 21/04/2020 19:08
Những vấn đề gì các chuyên gia về quyền và tái tạo lại cần xem xét?

What issues do Rights and Reproductions Specialists need to consider?

Anne Young, Jan 27 · 5 min read

Theo: https://medium.com/open-glam/2-what-issues-do-rights-and-reproductions-specialists-need-to-consider-446f439306d5

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/01/2020

Trong bài đăng thứ hai của cô trong loạt ngắn các bài viết, Anne Young phân tích toàn bộ dải các vấn đề mà một chuyên gia về quyền và tái tạo lại cần xem xét khi đưa ra các quyết định. Nắm chắc nhé! Hãy đọc bài đăng đầu tiên ở đây (bản dịch tiếng Việt).

 

 

Các đám mây lớn (chi tiết), 1893, tranh sơn dầu, 19–1/2 x 23–1/2 in. Viện bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis ở Newfields, Bộ sưu tập Ngày nghỉ, 79.287. Phạm vi công cộng .


Truy cập Mở không thể trở thành thực tế thực hành nếu một cơ sở GLAM vật lộn với các thực hành cơ bản về các quyền và tái tạo lại – R&R (Rights and Reproductions) như các quy định về các quyền và sự phát triển của các quy trình được tự động hóa hơn. Vì thế cái gì chính xác là những những điều một chuyên gia về R&R cần xem xét trước khi đi với Truy cập Mở?

Có sự đa dạng các quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác phải được phân tích trước khi một bộ sưu tập GLAm có thể được phát hành theo các điều khoản của Truy cập Mở. Những gì sau đây là sự chia nhỏ chưa được vét cạn của vài trong số các cân nhắc phổ biến nhất:

Các quyền sở hữu trí tuệ

Bản quyền là hệ thống bảo vệ pháp lý cho các tác phẩm trình bày bản gốc được “cố định” trong một phương tiện hữu hình. Điều này bao trùm nhiều hiện vật GLAM: các ảnh chụp, tác phẩm nghệ thuật, bản ghi âm, sách, nhạc, .v.v. HÃY NHỚ: không phải là các ý tưởng hoặc sự việc. Bạn nên kiểm tra luật bản quyền áp dụng được của bạn để thấy điều gì được bao trùm!

Bản quyền cũng bao gồm các tác phẩm trong phạm vi công cộng và các ngoại lệ và các giới hạn. Các tác phẩm trong phạm vi công cộng bao gồm: các tác phẩm không còn được luật bản quyền bảo vệ, vì chúng không đáp ứng các yêu cầu, chúng được miễn trừ (như, các tác phẩm của chính phủ Liên bang Mỹ), các hình thức của chúng không được duy trì (như, lưu ý hoặc đăng ký; chỉ hợp lệ ở nước Mỹ), hoặc phổ biến nhất, vì thời hạn bản quyền đã hết1.

 

Người hái hạt đậu ở California; bà mẹ 32 tuổi với 7 người con.” Tháng 2/1936. Bộ phận In và Ảnh chụp của Thư viện Quốc hội, LC-USF34–9058-C. Phạm vi công cộng.


hầu hết các quốc gia bạn có các ngoại lệ và các giới hạn. Ở nước Mỹ, ví dụ, bạn có sử dụng công bằng, một ngoại lệ trong luật bản quyền đối với các quyền bản quyền độc quyền mà, trong các hoàn cảnh nhất định, cho phép sử dụng tư liệu có bản quyền mà không cần sự ủy quyền của người nắm giữ bản quyền, dựa vào kiểm thử 4 yếu tố.

Ở các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung bạn có thỏa thuận công bằng. Điều này thường thiết lập các chủng loại sử dụng đặc thù mà được loại trừ khỏi các quyền của chủ sở hữu bản quyền.

Thế còn ở quốc gia của bạn thì sao? Bạn có bất kỳ ngoại lệ hay giới hạn nào không? Hãy kiểm tra luật bản quyền của bạn để chắc chắn bạn có thể sử dụng tác phẩm theo ý muốn của bạn.

Thương hiệu (Trademarks) là tên, logo, phương châm, màu sắc, hoặc đặc tính đặc biệt khác (dấu hiệu) được sử dụng để xác định nguồn và gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ, các tên và logo GLAM có thể thường được sử dụng hoặc đăng ký thương hiệu; vài bộ sưu tập có thể bao gồm cả thương hiệu. Có ai có lon súp của Warhol không?2

Công khai (Publicity) kiểm soát các quyền khai thác thương mại của các yếu tố cá nhân bao gồm tên, vẻ ngoài, tiếng nói, hình ảnh, hoặc các đặc điểm nhận dạng khác. Hãy nghĩ về những người nổi tiếng và sử dụng tên hoặc vẻ ngoài của họ kết hợp với các sản phẩm thương mại3.

Tính riêng tư (Privacy) bảo vệ các cá nhân chống lại sự phơi lộ công khai không mong muốn, bao gồm sự tổn hại uy tín hoặc nhân phẩm. Samuel D. Warren và Louis D. Brandeis vào năm 1890 đơn giản hơn đưa ra: “tính riêng tư là quyền được để yên một mình”4.

Các quyền nằm bên dưới: một tác phẩm đơn nhất có thể gồm nhiều lớp sở hữu bản quyền. Một tác phẩm có bản quyền được sử dụng trong một tác phẩm khác được tham chiếu tới như là tác phẩm nằm bên dưới. Điều này có thể được coi như khái niệm về quyền theo cacs lớp, đặc biệt khi tham chiếu tới các bản ghi âm.

Các vấn đề khác

Người bản địa - Indigenous people hoặc tri thức bản địa tham chiếu tới toàn bộ lĩnh vực tri thức truyền thống, các tài nguyên gốc gen, và các biểu hiện văn hóa truyền thống. Hãy kiểm tra tác phẩm của @Indigitization để học được nhiều hơn5.

Hàng hóa từ dòng Paul Frank gây tranh cãi vào năm 2012 đã thu hút tri thức truyền thống và các biểu hiện văn hóa. Dustin Martin từ bộ sưu tập Trình diễn của Paul Frank thiết kế. © 2018 Paul Frank Industries LLC.

Sự tục tĩu (Obscenity): một cách rộng rãi, phần nội dung nhạy cảm hoặc các tư liệu bị hạn chế trong các bộ sưu tập GLAM; các quyết định chia sẻ các tư liệu rõ ràng khiêu dâm nên được đưa ra một cách có chủ ý và nên được chuẩn bị để bảo vệ đề xuất mà các tác phẩm được chia sẻ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, hoặc văn hóa.

Bạo lực (Violence): một cách rộng rãi, phần nội dung nhạy cảm hoặc các tư liệu bị hạn chế trong các bộ sưu tập GLAM; các miêu tả các tư liệu hình ảnh bạo lực thường xen kẽ trong các bộ sưu tập nhưng đôi khi chúng có thể xoay quanh tất cả hoặc hầu hết bản sắc của một cơ sở (như, @SixthFlrMuseum or @Sept11Memorial).

Các hạn chế của người sáng tạo: ví dụ, nghệ sỹ có thể muốn quay lại các quyền xuất bản đầu tiên và cấm một GLAM khỏi việc xuất bản các tác phẩm cho tới khi nghệ sỹ đó đã có được cơ hội để làm như vậy.

Các lo ngại về an ninh: chúng có thể nảy sinh với các ảnh chụp tài liệu có liên quan tới cài đặt/gỡ cài đặt các tác phẩm hoặc thậm chí tài liệu ứng xử hội thoại mà một GLAM có thể hạn chế để đảm bảo an ninh của tòa nhà và (các) vật thể được mô tả.

Các hạn chế hợp đồng: chúng có thể cản trở sự phổ biến các hình ảnh hoặc thông tin liên quan tới bộ sưu tập các tác phẩm, các điều khoản hạn chế xuất bản hoặc sử dụng khác tư liệu của bộ sưu tập trong một giai đoạn có giới hạn về thời gian. Chúng có thể tới từ nhà tài trợ, người bán hàng, hoặc người sáng tạo.

Được trang bị bằng các định nghĩa đó, các chuyên gia R&R sau đó có thể đánh giá các tác phẩm của bộ sưu tập, ghi lại thông tin cho GLAM của họ, xử lý các yêu cầu cấp phép, và giúp xúc tác cho Truy cập Mở.

Trong bài đăng tiếp sau của chúng tôi, chúng tôi sẽ đề cập tới các bước thực hành để tiến hành các quy định về các quyền!

Khước từ: Nội dung của bài đăng này không cấu thành sự tư vấn pháp lý và cũng không tham chiếu tới bất kỳ tình huống đặc biệt hay đặc thù nào. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ nào về tình huống đặc thù của bạn, bạn nên tư vấn với luật sư.

Các bài đăng đã được biên tập ngoài tập hợp các đoạn tweet mà Anne đã làm trong quá trình giám tuyển của cô đối với tài khoản Twitter @openglam. Hãy nhớ là bạn cũng có thể làm điều đó, hãy đăng ký ở đây!

Anne Young là Giám đốc các công việc pháp lý và sở hữu trí tuệ ở Newfields và là người biên tập Các quyền và tái tạo lại: Sổ tay cho các cơ sở văn hóa, ấn bản lần hai”, vì nó mà bà đã nhận được giải thưởng Nancy DeLaurier của Hiệp hội Tài nguyên Nhìn vào năm 2017.

Các chú giải

[1] Megan P. Bryant, Cherie C. Chen, Kenneth D. Crews, John ffrench, Walter G. Lehmann, Naomi Leibowitz, Melissa Levine, Sofía Galarza Liu, Michelle Gallagher Roberts, Nancy Sims, Deborah Wythe and Anne M. Young, Rights and Reproductions: The Handbook for Cultural Institutions, Second Edition. Edited by Anne M. Young. Lanham, Maryland: Rowman and Littlefield, 2019, p. 2.

[2] Idem, p. 14.

[3] Idem, p. 350.

[4] Idem, p. 20.

[5] Số hóa đã giám tuyển tài khoản twitter @openglam từ 22/07 tới 02/08/2019. Họ đã giới thiệu các khái niệm rất thú vị xung quanh truy cập mở và tri thức truyền thống - hãy kiểm tra tóm tắt của họ về kinh nghiệm đó ở đây.

Vài quyền được giữ lại CC BY-NC

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay7,875
  • Tháng hiện tại183,376
  • Tổng lượt truy cập6,818,242
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây