Sharing cultural heritage in India
Douglas McCarthy, Sep 23, 2019 · 5 min read
Theo: https://medium.com/open-glam/sharing-cultural-heritage-in-india-a1f0834b06e3
Bài được đưa lên Internet ngày: 23/09/2019
Medhavi Gandhi với những người tham dự khóa tập huấn, 2016
Medhavi Gandhi là sáng lập viên của Phòng thí nghiệm Di sản (Heritage Lab), một nền tảng phương tiện số cho những người nhiệt thành về di sản văn hóa ở Ấn Độ, và giám đốc của Đôi tay Hạnh phúc (Happy Hands), một tổ chức làm lại các nghệ thuật truyền thống qua việc nâng cao các kỹ năng nghệ thuật và truy cập tới các nghệ thuật dân gian.
Hôm nay, Medhavi nói về truy cập mở tới di sản văn hóa và chia sẻ sự truyền cảm hứng của bà cho các viện bảo tàng và thư viện ở Ấn Độ.
Phòng thí nghiệm Di sản ‘được trang bị bởi những người tò mò và rất nhiều cà phê’ - vui lòng kể cho chúng tôi nhiều hơn
Phòng thí nghiệm Di sản làm việc trong khu nhà mà các viện bảo tàng và cơ sở văn hóa là dành cho bất kỳ ai. Nội dung của chúng tôi được lên kế hoạch và phân phối hoặc để cho những người tò mò (để họ có thể viếng thăm viện bảo tàng) hoặc để học về tính tò mò của mọi người (chúng tôi cố gắng hiểu mọi người muốn biết gì sau khi họ đã viếng thăm viện bảo tàng). Ý tưởng để nghiên cứu những gì chúng tôi không biết, khuyến khích tinh thần học hỏi và xúc tác cho mọi người để tham gia với các viện bảo tàng để mở rộng việc học hành của họ.
Phòng thí nghiệm Di sản là mở để làm việc với mọi người từ các lĩnh vực học thuật khác nhau (không nhất thiết là nghệ thuật hoặc lịch sử) - yêu cầu cơ bản là tò mò và muốn học về những điều chúng tôi không biết.
Nhà sáng lập phòng thí nghiệm Di sản và Wikipedia, Medhavi Gandhi như là người hướng dẫn, 2019. Ảnh chụp: Sumita Roy Dutta, CC BY-SA
Tối muộn và sáng sớm không phải là chuyện không bình thường; đồng nghiệp của tôi và tôi đã chat lúc 2 giờ sáng vì cô thấy điều gì đó thú vị để đọc. Đôi khi chúng tôi bỏ ra cả ngày ở viện bảo tàng, nên chúng tôi cũng thích làm việc hơn vào buổi tối! Qua thời gian, chúng tôi làm việc trong các chiến dịch quốc tế và họ cần nhiều sự phối hợp các vùng thời gian.
Phần ưa thích của bạn đối với những gì bạn làm là gì?
Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng tôi thích cách để công việc của tôi làm cho tôi học được mỗi ngày. Di sản văn hóa của Ấn Độ là khổng lồ về mức độ phạm vi. Tôi đặc biệt vui sướng khai phá các kết nối lịch sử của Ấn Độ với thế giới thông qua các hiện vật của viện bảo tàng và nghệ thuật.
Vì tôi làm việc với trẻ em nhiều, việc xem các hiện vật qua đôi mắt của chúng thực sự là tươi mới - các câu hỏi và bình luật ngây thơ của chúng là rất truyền cảm hứng. Tôi thường gặp những người chuyên nghiệp của viện bảo tàng (trên trực tuyến và phi trực tuyến) và luôn mở to mắt để hiểu bản chất tự nhiên tác phẩm hoặc nghiên cứu của họ. Tôi trân trọng các tương tác đó rất nhiều.
Open GLAM liên quan thế nào với Phòng thí nghiệm Di sản và các khán thính phòng bạn làm việc?
Sứ mệnh của Phòng thí nghiệm Di sản là để làm cho các viện bảo tàng truy cập được tới mọi người về các khía cạnh tri thức và nội dung. Chúng tôi đã bắt đầu bằng việc chọn các hiện vật và tạo ra nội dung giáo dục truy cập được tự do xung quanh chúng cho các giảng viên để sử dụng trong các phòng học. Hầu hết thời gian chúng tôi phải tìm cách tái tạo lại các hình ảnh hiện vật đó trên website của chúng tôi.
Phòng thí nghiệm Di sản, truy cập vào ngày 23/09/2019
Đối với các giảng viên, việc phát triển các kế hoạch bài giảng độc lập (dựa vào thành phố họ đang ở đó) là khá khó khăn vì họ không có sự truy cập tới các tài nguyên viện bảo tàng Ấn Độ sử dụng lại được một cách cởi mở, và các sinh viên của họ không thể tái tạo lại các hiện vật đó trong các định dạng khác nhau. Vì thế các giảng viên và sinh viên phải tìm nguồn tư liệu của Ấn Độ từ các cơ sở truy cập mở, không phải của Ấn Độ như Thư viện Công cộng New York, Viện bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, the Thư viện Anh và Thư viện Chester Beatty của Dublin.
Về lưu ý tích cực, mỗi năm chúng tôi tổ chức cuộc thi soạn sửa Art+Feminism (Nghệ thuật và Nữ giới) (được thiết lập vào năm 2017) và chúng tôi có nhiều hỗ trợ từ những người tham gia trong tạo lập nội dung viện bảo tàng (các hình ảnh và văn bản) tự do truy cập được trên Wikipedia. Chúng tôi thích làm nhiều hơn về các khía cạnh sử dụng lại một cách sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật của viện bảo tàng, nhưng điều đó là không thể trong khuôn khổ hiện hành.
Các quý cô kỷ niệm lễ Diwali, ca. 1760. Bắc Ấn Độ, Uttar Pradesh, Lucknow, thế kỷ 18. Tranh màu nước đục và vàng trên giấy. Viện bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Andrew R. và Martha Holden Jennings Fund 1971.82. CC0
Tình trạng truy cập mở trong khu vực di sản văn hóa ở Ấn Độ là gì?
Là mỉa mai nhưng hầu hết các thư viện ở các viện bảo tàng chỉ cho phép truy cập vật lý tới các học giả nghiên cứu. Truy cập dạng số còn đang tranh luận tiếp - và đac có sự khởi đầu tốt cho số hóa. Ví dụ, Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ - ASI (Archaeological Survey of India) đã làm cho nhiều tạp chí và sách của Ấn Độ sẵn sàng, và Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia mang tên Indira Gandhi - IGNCA (Indira Gandhi National Center for the Arts) cũng đã làm cho nhiều tư liệu di sản văn hóa phi vật thể sẵn sàng trên trực tuyến. Cuối cùng, Sứ mệnh các Bản thảo viết tay (Manuscripts Mission) và các viện bảo tàng trực thuộc Bộ Văn hóa đã làm cho một phần có chọn lọc bộ sưu tập của họ xem được trên trực tuyến.
Theo quan điểm cá nhân của tôi, chất lượng nội dung được số hóa để lại nhiều mong muốn. Vẫn còn có nhiều nghiên cứu còn chưa được sẵn sàng tự do không mất tiền, nhưng các nhánh Wikipedia địa phương đang làm việc với các cơ sở văn hóa để xúc tác cho truy cập mở.
TWLCon 2019 India. Ảnh chụp: Saileshpat, CC BY-SA
Các cơ hội và thách thức lớn nhất là gì? Điều gì có thể được làm để tiến bộ?
Sự mơ hồ xung quanh bản quyền và các thực hành chia sẻ là thách thức khổng lồ. Chúng tôi cần một diễn đàn cho các nhà lãnh đạo từ các cơ sở văn hóa gặp gỡ và phát triển khung chung để xúc tác cho truy cập mở.
Các cơ họi là khổng lồ: từ quan điểm của tôi, làm việc để cách mạng hóa việc học tập dựa vào viện bảo tàng, truy cập mở có thể đi cùng con đường trong việc quảng bá cho việc học tập xuyên các nền văn hóa và các dự án dựa vào sự tham gia. Ví dụ, nếu một viện bảo tàng có các tài nguyên (các hình ảnh, video, tranh nghệ thuật, .v.v.) về một chủ đề quan trọng toàn cầu (di dân, Diệt chủng, các phong trào nghệ thuật, .v.v.) - các nhà giáo dục và các cơ sở có thể sử dụng chúng để cộng tác quốc tế.
Các tổ chức như Wikimedia và Creative Commons có thể tổ chức các phiên với các viện bảo tàng để hiểu các thách thức của họ với việc xúc tác cho truy cập mở, và để tạo thuận lợi và hiểu biết về các lợi ích của họ. Các bước nhỏ hơn có thể bao gồm việc trợ giúp (hoặc cấp vốn) cho các viện bảo tàng để chúng là mở cho việc số hóa nhưng còn chưa có các phương tiện để làm; chúng thường là các viện bảo tàng nhỏ được nhà nước hỗ trợ với các tài nguyên hạn chế.
Tôi cảm thấy vào lúc này, các viện bảo tàng không chỉ phải phục vụ cho các khán thính phòng địa phương - truy cập dạng số làm cho có khả năng để với tới các khán thính phòng bất kỳ độ tuổi nào khắp trên thế giới. Việc xúc tác cho các giấy phép phi thương mại (ít nhất) có thể khuyến khích lưu thông rộng rãi hơn các tác phẩm nghệ thuật. Tôi nói điều này vì tôi cảm thấy khi mọi người trải nghiệm nghệ thuật, họ đánh giá cao nó nhiều hơn và cảm thấy đó là một phần cuộc sống của riêng họ.
Bạn sẽ làm gì ngay bây giờ chứ?
Hiện tôi đang chuẩn bị tạo ra một bộ công cụ trong sự cộng tác với ICOM Deutschland như một nghiên cứu viên với viện bảo tàng Forschung. Bộ công cụ đó nhằm tới những người chuyên nghiệp của viện bảo tàng để trợ giúp tạo lập hạ tầng số ở các cơ sở của họ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...