Các câu hỏi để hỏi các cơ sở văn hóa về truy cập mở

Chủ nhật - 05/04/2020 19:43
Các câu hỏi để hỏi các cơ sở văn hóa về truy cập mở
Questions to ask cultural institutions about open access
Bài được đưa lên Internet ngày: 22/07/2019
Thảo luận gần đây trên Twitter đề cập tới những câu hỏi mọi người có thể muốn hỏi các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ, Viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) về chính sách và thực hành truy cập mở của họ.
Đây là tóm tắt các câu hỏi được gợi ý thường xuyên nhất, được sắp xếp theo chủ đề. Hãy tự nhiên sử dụng và pha trộn chúng, hoặc gợi ý của riêng bạn trong các bình luận.
Chính sách và thực hành
  • Hãy nói cho chúng tôi biết về chính sách truy cập mở trong cơ sở của bạn
  • Chính sách đó đã được phát triển như thế nào? Ai từng là các tác nhân chính?
  • Động lực để áp dụng truy cập mở trong cơ sở của bạn là gì?
  • Bạn đang cố gắng với tới những ai?
  • Những thách thức chính nào đối với việc thực hành truy cập mở trong viện bảo tàng của bạn?
  • Bạn cân bằng truy cập mở với các sức ép sinh doanh thu như thế nào?
  • Các nhân viên/phòng ban nào trong cơ sở của bạn quản lý và duy trì truy cập mở?
Sứ mệnh và tác động
  • Truy cập mở liên quan thế nào với sứ mệnh của cơ sở của bạn?
  • Bạn đang/sẽ đo đếm tác động của truy cập mở như thế nào?
  • Bạn đang/sẽ thúc đẩy sứ mệnh truy cập mở vượt ra khỏi các hình ảnh và dữ liệu của bộ sưu tập trong việc thu hút công chúng (như, xuất bản học thuật, các chương trình công cộng, Tài nguyên Giáo dục Mở) như thế nào?
  • Hãy mô tả vài sáng kiến truy cập mở viện bảo tàng của bạn đã triển khai. Sáng kiến nào đã thành công? Sáng kiến nào đang diễn ra?
Pháp lý và Kỹ thuật
  • Bạn đánh giá như thế nào tình trạng bản quyền các bộ sưu tập của bạn? Ai có liên quan?
  • Các công cụ pháp lý nào (các giấy phép và các tuyên bố quyền) bạn sử dụng cho truy cập mở?
  • Bạn có giao diện lập trình ứng dụng - API (Application Programming Interface) chứ? Bạn cung cấp/quản lý truy cập như thế nào?
  • Tài liệu API của bạn có truy cập được trên trực tuyến?
  • Các tiêu chuẩn/khung dữ liệu quốc tế nào bạn triển khai?
  • Các mô hình dữ liệu mở liên kết - LOD (Linked Open Data Models) nào và/hoặc các hồ sơ có thẩm quyền nào bạn sử dụng để làm cho siêu dữ liệu của bạn tương hợp được?
Đối tác và các cộng đồng
  • Các quan hệ đối tác quan trọng ra sao đối với thực hành truy cập mở trong viện bảo tàng của bạn?
  • Các tổ chức và/hoặc cộng đồng nào bạn đang làm việc cùng?
  • Bạn có chia sẻ/xuất bản dữ liệu mở trên các nền tảng khác (như, Wikimedia Commons, CC Search, Europeana)?
  • Cơ sở của bạn có tổ chức, hay tham gia trong, các cuộc thi hackathons, edit-a-thons hay các sự kiện tương tự hay không?
  • Các bộ sưu tập của bạn có bao gồm các tư liệu có liên quan tới các cộng đồng bản địa và tri thức truyền thống không? Bạn tiếp cận sự cho phép, việc cấp phép và thừa nhận ghi công đúng như thế nào cho tư liệu này và cho các cộng đồng của nó?
Những điều khác
  • Khuyến cáo nào bạn có thể đưa ra cho các viện bảo tàng khác đang cân nhắc truy cập mở?
  • Những người có ảnh hưởng tới truy cập mở ở quốc gia/khu vực của bạn?
  • Các chủ đề hay công cụ nào bạn nghĩ có hứa hẹn từ ngữ cảnh của truy cập mở?
Cảm ơn bất kỳ ai mà những câu hỏi và bình luận của họ đã đóng góp cho bài viết này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay7,264
  • Tháng hiện tại24,369
  • Tổng lượt truy cập6,902,398
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây