Mở cho Thế giới - truy cập mở ở viện bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan

Thứ hai - 20/04/2020 20:33
Mở cho Thế giới - truy cập mở ở viện bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan
Open for the World — open access at Taiwan’s National Palace Museum
Douglas McCarthy, Jan 24 · 7 min read
Theo: https://medium.com/open-glam/open-for-the-world-open-access-at-taiwans-national-palace-museum-870174c5ba31
Bài được đưa lên Internet ngày: 24/01/2020
Hibiscus With Wild Geese, thảm lụa, triều đại Song (960–1279). Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia, giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở

Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia (National Palace Museum) Đài Loan có bộ sưu tập thường trực với gần 700.000 chế tác và tác phẩm nghệ thuật hoàng gia Trung Hoa cổ đại, xoay quanh 8.000 năm nghệ thuật Trung Hoa từ thời kỳ đồ đá tới nay.
Vào năm 2015, Viện bảo tàng đã áp dụng các chính sách dữ liệu mở để làm cho các hình ảnh của các bộ sưu tập và các tư liệu nghiên cứu của nó truy cập được nhiều hơn tới công chúng. Trợ lý nghiên cứu Wendy, Wu-Yun, Mao nói cho chúng tôi chính sách đó đã được phát triển như thế nào và tác động của nó từng là gì.
Chào Wendy, nền tảng của bạn là gì và bạn làm gì ở viện bảo tàng này?
Tôi là nghiên cứu viên thường trực ở viện bảo tàng cung điện quốc gia – NPM (National Palace Museum) ở Đài Loan. Tôi là cử nhân luật và tôi có bằng thạc sỹ về quản lý sở hữu trí tuệ và trước khi tới NPM, tôi từng là người bán hàng về pháp lý và cấp phép trong nội bộ ở một công ty nổi tiếng có trụ sở ở Đài Loan và Trung Quốc.
Tôi hiện nay là phó giám đốc bộ phận tiếp thị & cấp phép của NPM. Công việc của tôi xoay quanh nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý và cấp phép sở hữu trí tuệ (IP), và tôi là người duy nhất ở viện bảo tàng chuyên về lĩnh vực này. Làm việc về chính sách truy cập mở của NPM là một trong những nhiệm vụ nghề nghiệp quan trọng của tôi.
Bạn có thể tóm tắt chính sách truy cập mở của viện bảo tàng cho các độc giả của chúng tôi được không?
Thay vì một chính sách, tôi có thể mô tả nó như là một “phong trào” hoặc “cuộc cách mạng” ở viện bảo tàng này. Việc giải phóng truy cập tới các bộ sưu tập số của chúng tôi đã dẫn tới sự thay đổi dạng thức trong quản trị văn hóa và định giá trị rộng lớn hơn của NPM (cả cho các chế tác vật lý và các tác phẩm phái sinh) từ chủ nghĩa bảo hộ (Protectionism) sang văn hóa tự do.
Bằng việc áp dụng truy cập mở chúng tôi muốn xây dựng các kết nối giữa viện bảo tàng và công chúng, để đạt được mục tiêu cuối cùng về dân chủ hóa viện bảo tàng. Tiếp cận của chúng tôi bao trùm một loạt các dịch vụ và tài nguyên. Điều đó không chỉ là về việc chào các hình ảnh tự do không mất tiền để tải về. Điều đó cũng là về việc làm cho các dịch vụ của viện bảo tàng thân thiện hơn, ví dụ bằng việc cho phép chụp ảnh trong các phòng trưng bày, chào mở cửa tự do không mất tiền sau 4h30 chiều, .v.v.
Việc trao quyền cho các khán thính phòng của chúng tôi để diễn giải và sử dụng lại các bộ sưu tập của chúng tôi như họ muốn là sự ưu đãi mạnh cho mọi người để tham gia, hưởng thụ và cùng sáng tạo trong viện bảo tàng. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả các biện pháp đó là các cổng vào tới ‘truy cập mở’ giúp cho mọi người hưởng thụ NPM theo một cách thức dễ dàng hơn và được chào đón hơn.
Đức Phật với Voi trắng (thảm lụa), triều đại Qing (1636–1911). Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia, giấy phép Chính phủ Mở

Điều gì đã truyền cảm hứng cho chính sách đó và nó được phát triển như thế nào?
Cựu giám đốc của chúng tôi, ông Lin đã phát triển khái niệm “công khai hóa NPM”. Ông đã viện lý rằng, vì các lý do lịch sử và văn hóa khác nhau, từ lâu NPM đã có ít kết nối thực tế với các công dân Đài Loan. Dù NPM có bộ sưu tập không thể tin nổi các chế tác Trung Hoa và từng được thừa nhận như là một trong những viện bảo tàng lớn nhất trên thế giới, ảnh hưởng của nó, mức độ hỗ trợ và thừa nhận ở địa phương từng là thấp hơn so với những viện bảo tàng khác, như Louvre hoặc viện bảo tàng Anh quốc.
Ông Lin đã tin tưởng rằng lý do chính của điều này từng là NPM đã không mở không đủ cho công chúng nói chung. Vì thế, khi lên nắm quyền, ông đã thiết lập “sự công khai” (truy cập mở) như là đường lối chính sách chủ đạo. Đây là vài suy nghĩ của ông Lin về “công khai hóa NPM” (lấy từ báo cáo thường niên 2016 của viện bảo tàng).
Bổ sung thêm vào việc thúc đẩy sử dụng công khai các chế tác và các tiện ích, sự công khai hóa viện bảo tàng bao gồm quyền của công chúng diễn giải các chế tác văn hóa. Công chúng có quyền tham gia, sáng tạo và hưởng thụ nghiên cứu, bộ sưu tập và các triển lãm của viện bảo tàng. Thông qua nghiên cứu các chế tác và diễn giải mới cũng như những thay đổi trong các khái niệm giám tuyển và tiếp cận của các đối thoại trong các triển lãm, ý nghĩa của các chế tác cổ của NPM trong kỷ nguyên mới cũng như sự kết nối cảm xúc mới với khán thính phòng hiện đại đã được tạo ra’.
Viện bảo tàng sử dụng Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở (Open Government Data Licence) của Đài Loan cho dữ liệu của nó. Vì sao công cụ pháp lý này đã được chọn (thay vì giấy phép hoặc công cụ khước từ của Creative Commons)?
NPM nằm dưới sự giám sát của Executive Yuan và, trước khi NPM tung ra chính sách truy cập mở của nó, Executive Yuan đã ban hành rồi Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở khắp các hồ sơ của nó. Vì thế, để tuân thủ với ngữ cảnh pháp lý này, NPM chọn Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở như là công cụ pháp lý cho nền tảng Dữ liệu Mở của nó.
Yêu cầu duy nhất là NPM đặt vào các hình ảnh mở của nó sao cho sự thừa nhận ghi công đúng cho NPM được nêu khi các hình ảnh đó được sử dụng. Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở đó là tương thích với giấy phép Creative Commons CC BY 4.0 Quốc tế (xem Điều 4.2 của Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở để có thêm chi tiết).
Với tính tương thích của giấy phép này, và để đáp ứng các kỳ vọng của lập pháp của chúng tôi, NPM bây giờ đang cố gắng sửa đổi chế độ cấp phép mở để cho phép sử dụng trực tiếp các giấy phép Creative Commons. Chúng tôi cũng xem xét cách tức để phát hành các hình ảnh của chúng tôi với số lượng lớn hơn và chất lượng cao hơn, và tối ưu hóa các trải nghiệm tìm kiếm và duyệt chúng tôi hiện đang chào.
Shang Kang Min, Thư pháp của Kinh Phật giáo (chi tiết), triều đại Song (960–1279). Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia, Giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở

Viện bảo tàng đã quảng bá chính sách dữ liệu mở của nó như thế nào?
Chúng tôi đã tổ chức nhiều sự kiện để quảng bá chính sách đó. Ví dụ, chúng tôi tổ chức một sự kiện xuyên chéo chưa từng có, kết hợp sàn trình diễn thời gian, bộ DJ, điệu nhảy đường phố và hip-hop với các tài nguyên tới từ nền tảng dữ liệu mở của NPM:

Ngoài điều này ra, chúng tôi đã tổ chức các cuộc thi mời những người tham gia sử dụng các hình ảnh mở để thiết kế các sản phẩm mới, và chúng tôi đã giúp những người thắng cuộc thương mại hóa các sáng tạo của họ. Chúng tôi cũng tổ chức các cuộc thi hackathons (vào năm 2017 và 2018) sử dụng các hình ảnh và API mở của chúng tôi.
Nhiều cơ sở vật lộn để cân bằng truy cập mở với các sức ép sinh doanh thu từ các bộ sưu tập số. Liệu điều đó có thích hợp với viện bảo tàng của bạn?
Điều đó có vài sự thích hợp nhưng nó không phải là vấn đề lớn vì ngân sách của NPM tới từ trợ cấp của chính phủ trung ương, thay vì tự cấp vốn. Các nghị sỹ đặt ra các mục tiêu sinh doanh thư hàng năm cho NPM nhưng nếu chúng tôi không đạt được các mục tiêu đó, chỉ cần các báo cáo giải thích được đệ trình lên, điều đó là không quá khó đối với các nhân viên.
Để làm cho điều đó rõ ràng hơn, doanh thu của NPM chảy vào kho bạc quốc gia mỗi năm. Chúng tôi càng đóng góp nhiều cho kho bạc quốc gia, càng có nhiều khả năng chúng tôi sẽ nhận được ngân sách cao hơn. Nhưng các nguồn doanh thu của NPM biến động lớn, từ các vé vào cửa cho tới bán hàng các sản phẩm sáng tạo. Doanh thu từ các bộ sưu tập số của chúng tôi là khá thấp và điều này làm giảm tầm quan trọng của chủ đề này trong ngữ cảnh của việc tạo lập chính sách truy cập mở của chúng tôi.
Guo Si, Chơi với con dê, triều đại Song (960–1279). Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia, giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở

Chính sách truy cập mở của viện bảo tàng phục vụ cho sứ mệnh cốt lõi và công chúng của nó như thế nào?
Vì các tài nguyên của NPM tới từ ngân sách quốc gia, do những người đóng thuế Đài Loan cấp vốn, chúng tôi tin tưởng là mọi người sẽ sử dụng chúng theo cách thức dễ dàng nhất và thân thiện nhất. Chúng tôi cũng mở rộng triết lý này ra các công dân toàn cầu: bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các tài nguyên mở của NPM không mất tiền, bất kể quốc tịch và bản sắc của họ.
Chúng tôi hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho tính sáng tạo của mọi người và, đúng lúc, mở rộng tầm ảnh hưởng của NPM trên thế giới. Vì thế ngoài yêu cầu thừa nhận ghi công, chúng tôi không đặt ra các hạn chế trong sử dụng các tài nguyên mở của chúng tôi. Bất kỳ và tất cả các dạng sử dụng lại, dù là thương mại hay phi thương mại, đều được khuyến khích.
Bạn có xuất bản dữ liệu mở trên các nền tảng khác?
Một cách cá nhân, tôi đã biện hộ mạnh mẽ cho việc chia sẻ các hình ảnh mở của chúng tôi tới các nền tảng nổi tiếng như Wikimedia Commons, Flickr và Pinterest. Tôi đã viết một bài báo học thuật về điều này theo một thảo luận ở NPM, nên tôi hy vọng điều này sẽ sớm xảy ra.
Biểu tượng của lòng trung thành và sự hiếu thảo, triều đại Song (960–1279). Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia, giấy phép Dữ liệu Chính phủ Mở

Ai nhà các tác nhân có ảnh hưởng về truy cập mở ở Đài Loan?
Vị thế và các đặc tính của NPM là độc nhất vô nhị ở Đài Loan nên chúng tôi có xu hướng nhìn ra nước ngoài để truyền cảm hứng và có các ví dụ thực hành tốt. Chúng tôi đã nghiên cứu các chiến lược mở của và cơ sở GLAM và tiếp cận của Rijksmuseum có lẽ là ưa thích của tôi. Rijksmuseum thực sự là chủ động tích cực trong việc chia sẻ câu chuyện của nó với thế giới, và nó làm tài liệu các chính sách của nó và thực hành truy cập mở thực sự tốt.
Điều gì bạn đang làm mà các độc giả của chúng tôi nên biết?
Hiện hành dự án chính tôi đang làm là làm sạch bản quyền các xuất bản phẩm của chúng tôi. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã cố gắng kiểm tra kỹ lưỡng từng yếu tố của các bài báo trong các xuất bản phẩm của chúng tôi để đảm bảo không có các vấn đề về bản quyền. Đây là công việc tốn thời gian nhưng là nhiệm vụ sống còn sẽ xúc tác xa hơn cho phát hành các xuất bản phẩm đó. Phân tích và làm sạch bản quyền, tất nhiên, quan trọng cho hoạt động của các chính sách truy cập mở thành công.
Khám phá nền tảng dữ liệu mở của Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia:

Vui lòng trích dẫn bài báo này như sau:
Wendy, Wu-Yun, Mao và Douglas McCarthy, ‘Mở cho thế giới — truy cập mở ở Viện bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Loan’, 2020 (Medium)
Một số quyền được giữ lại CC BY.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay11,635
  • Tháng hiện tại160,322
  • Tổng lượt truy cập6,795,188
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây