Hành trình trong tính mở: cuộc phỏng vấn với Mike Kemezis của Kho lưu trữ Số Connecticut

Thứ hai - 04/05/2020 17:56
Hành trình trong tính mở: cuộc phỏng vấn với Mike Kemezis của Kho lưu trữ Số Connecticut

A journey into openness: an interview with Connecticut Digital Archive’s Mike Kemezis

scann, Feb 29 · 7 min read

Theo: https://medium.com/open-glam/connecticut-digital-archive-openess-journey-4cf98b170c0c

Bài được đưa lên Internet ngày: 29/02/2020

 

Hawley and Buislay — California’s winged meteors in the Barnum and London Circus Poster Collection

Michael Kemezis là Quản lý Kho ở Thư viện Homer Babbidge ở Đại học Connecticut. Ông có trách nhiệm đối với Kho Lưu trữ Số của Connecticut (Connecticut Digital Archive) (CTDA) và ông từng là nhân vật chính trong việc CTDA áp dụng các công cụ Creative CommonsTuyên bố các Quyền.

Trong cuộc phỏng vấn này, chúng tôi khám phá quy trình CTDA đã đi theo để triển khai các Tuyên bố Quyền và các công cụ Creative Commons, và giành được sự thấu hiểu về những gì vẫn còn cần thiết phải làm để trao quyền cho khu vực này.

Kho lưu trữ Số Connecticut là chương trình kho số hướng lưu trữ được Đại học Connecticut hỗ trợ. Bất kỳ cơ sở di sản văn hóa nào có trụ sở ở Connecticut cũng là hợp lệ để bổ sụng các bộ sưu tập của nó vào kho CTDA. Nó hiện có 45 thành viên, bao gồm các viện bảo tàng, các thư viện công, các thư viện và các kho lưu trữ đặc biệt, các cơ sở hàn lâm và các xã hội lịch sử.

Đó là số lượng rất lớn các cơ sở để điều khiển! Một cách hợp tác họ nắm giữ hơn 1,5 triệu đối tượng số nằm rải rác trong kho từ hơn 1.100 bộ sưu tập, tính tới tất cả các tệp sách và trang báo riêng rẽ mà nó tạo nên đa số nội dung, với các kho lưu trữ và các bộ sưu tập đặc biệt của Đại học Connecticut và Thư viện Bang Connecticut bổ sung thêm phần lớn nội dung đó.

Hãy nói cho chúng tôi một chút về công việc của bạn, và cách bạn đi tới quyết định triển khai các công cụ Tuyên bố Quyền và Creative Commons.

Như là quản lý kho, tôi là điểm liên hệ giữa kho và tất cả các Thành viên Cộng đồng bao gồm một số các hoạt động thường ngày, cả xử lý sự cố và giao thiệp với hững người sử dụng của chúng tôi, cộng tác với các thành viên cộng đồng của chúng tôi trong các dự án cho các bộ sưu tập số của họ, và làm việc trong các dự án dài hạn hơn và các cơ hội trợ cấp để phát triển chương trình kho.

Các tuyên bố quyền rõ ràng và nhất quán cho tất cả các đối tượng trong kho luôn là thứ gì đó nằm trong tầm ngắm của chúng tôi, thậm chí khi kho từng được khởi xướng ngược về tháng 11/2013, nhưng đã có các dự án và sáng kiến khác được ưu tiên vào thời điểm đó.

 

 

Đàn Piano do William Geib làm ra trong các bộ sưu tập của viện bảo tàng Barnum

Điểm khởi đầu đưa chúng tôi tới triển khai từng là khi Greg Cram từ NThư viện Công cộng New York tới vào tháng 06/2018 và đã nói về bản quyền và sáng kiến RightsStatements.org tại cuộc họp thường niên của chúng tôi ở Hartford, CT. Đã có nhiều quan tâm từ cộng đồng của chúng tôi tham gia vào phong trào các Tuyên bố Quyền như là kết quả của cuộc nói chuyện của Greg, nên chúng tôi đã hình thành nhóm làm việc của các thành viên cộng đồng có quan tâm. Nhóm làm việc đó gặp nhau vài lần đầu năm 2019 và họ đã xử lý các câu hỏi và các cơ hội có thể liên quan tới việc sử dụng các tuyên bố quyền trong ngữ cảnh cộng đồng của chúng tôi. Nhóm đó đã kết thúc bằng việc khuyến cáo rằng chúng tôi nên triển khai 5 tuyên bố quyền và Dấu Phạm vi Công cộng cho các hạng mục được bổ sung thêm vào kho.

Từ đó tôi đã lấy các khuyến cáo đó và đã xác định cách để triển khai kỹ thuật các tuyên bố để sử dụng trong kho. Tôi cũng đã làm việc về chiến lược truyền thông của chúng tôi xung quanh triển khai, nó bao gồm một chiến dịch truyền thông xã hội, những giờ làm việc trong văn phòng ảo để trả lời các câu hỏi từ cộng đồng của chúng tôi, và viết các bài đăng trên blog về dự án.

Ảnh chụp màn hình Tuyên bố Quyền trong CTDA.

Bây giờ bạn có các tuyên bố và các công cụ được triển khai, thế dữ liệu trông như thế nào? Có bao nhiêu tác phẩm bạn có trong phạm vi công cộng?

Dựa vào các tuyên bố quyền hiện hành được các cơ sở của chúng tôi cung cấp, khoảng 200 đối tượng (ít hơn 1%) đã được xác định đặc biệt như là nằm trong phạm vi công cộng. Để có được bức tranh rõ ràng hơn về nội dung trong kho tiềm tàng nằm trong phạm vi công cộng, chúng tôi đã xác định khoảng 20.000 đối tượng đã được tạo ra trước năm 1919 và tiến hành xem xét các tuyên bố quyền của chúng. Đây chưa phải là bức tranh hoàn chỉnh, vì ngày tháng của phạm vi công cộng bây giờ được tạo ra trước năm 1925, mà đây mới là bước đầu tiên của dự án chính rà soát lại các quyền. Đa số các tuyên bố nằm trong 4 chủng loại sau khi chúng tôi đã đối chiếu dữ liệu, và bạn có thể tìm ra nhiều hơn về các quyền trong kho trong bài đăng của chúng tôi Các Tuyên bố Quyền trong Kho Số của Connecticut.

Phần 2 của dự án triển khai các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa là đi ngược lại và rà soát lại các bộ sưu tập với các thành viên cộng đồng của chúng tôi để áp dụng tình trạng bản quyền đúng cho các bộ sưu tập trong kho.

Bạn có thể nói gì với chúng tôi về kinh nghiệm làm việc với quá nhiều thư viện và đối tác khác nhau trong dự án này?

Một điều mà tôi đã thấy là các cơ sở khác nhau tiếp cận bản quyền từ tất cả các góc độ khác nhau và các mức độ thuận tiện khác nhau. Vài cơ sở tất cả đều đang sử dụng các tuyên bố quyền như là cách thức để mở ra các bộ sưu tập của họ. Các cơ sở khác sử dụng các tuyên bố để bảo vệ sở hữu trí tuệ các bộ sưu tập của họ. Và có cả các cơ sở khác không chắc chắn về việc sử dụng các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa vì họ có lẽ không có sự xử lý tốt về tình trạng các bộ sưu tập và các hạng mục của họ hoặc họ chưa chắc chắn về bản quyền nói chung. Tôi không chỉ trích họ vì bản quyền có thể là rất rối rắm!

Chúng tôi đã tạo ra Hướng dẫn Bản quyền Tương tác của CTDA để giúp những người sử dụng của chúng tôi xác định tình trạng bản quyền của các đối tượng của họ và học được nhiều hơn về các tuyên bố quyền và các tài nguyên bản quyền khác để cắt qua vài sự lúng tungs và trình bày các tuyên bố quyền theo cách thức có ý nghĩa cho những người sử dụng của chúng tôi.

 

Bộ ba con đà điểu trưởng thành trong Bộ sưu tập quảng cáo xiếc Barnum Luân Đôn

Các kết luận và bài học chính nào học được mà bạn có thể chia sẻ với những người khác khi làm việc với các mạng tương tự đang cố gắng đưa ra quyết định này?

Tôi nghĩ để thành công trong dự án như thế này, bạn cần hiểu và đánh giá được tất cả các cơ sở đối tác của bạn tới từ đâu và lắng nghe các bình luận và các lo ngại của họ Chúng tôi đã thấy tất cả các cơ sở của chúng tôi cố gắn làm điều gì đó đúng cho các bộ sưu tập của họ, và họ nhìn sang chúng tôi để có sự tư vấn. Tôi đã quen với các tài nguyên bản quyền và quyền để giúp các thành viên cộng đồng của chúng tôi hiểu việc triển khai các tuyên bố quyền có nghĩa gì đối với họ.

Việc lấy chứng chỉ khóa học Creative Commons cho các thủ thư mùa hè năm ngoái đã trao cho tôi nền tảng tốt và sự tự tin để hỗ trợ cho dự án này. Khóa học cũng đã giúp tôi xác định được điều gì là đúng thích hợp và điều gì có ý nghĩa để triển khai trong ngữ cảnh chương trình kho của chúng tôi. Các thảo luận về các quyền và bản quyền luôn diễn ra trong các cuộc gặp với các cơ sở, và có nền tảng vững chắc về bản quyền và các giấy phép CC từng là khổng lồ để giúp nói cho mọi người về các lo ngại của họ.

Tôi cũng đã may mắn là Greg Colati, người giám sát chương trình kho, đã đứng sau sáng kiến này 100% toàn thời gian, nên đã không cần nhiều việc thuyết phục cần phải được làm.

Vài cơ sở ở nước Mỹ vật lộn với ý tưởng phát hành các bộ sưu tập của họ như là truy cập mở vượt ra khỏi sự sợ hãi mất doanh thu và doanh số, ví dụ ở những nơi các thỏa thuận tài trợ chính đang tồn tại. Bạn có thể nói gì cho các cơ sở đang vật lộn với thế tiến thoái lưỡng nan này? Các lý lẽ nào đã làm việc được trong trường hợp của CTDA?

Một trong các cách thức chúng tôi tiếp cận khi nói về việc bổ sung thêm các bộ sưu tập vào kho, đó là truy cập mở mặc định, là việc các cơ sở đang đóng góp thứ gì đó lớn hơn bằng việc bổ sung thêm nội dung vào kho. Họ đang đóng góp cho di sản văn hóa số ở Connecticut và nước Mỹ bằng việc bao gồm trong DPLA. Chúng tôi cũng nghĩ rằng các lợi ích của việc đóng góp cho các thực thể lớn hơn đó và sự phơi mở mà nó có thể mang lại cho một cơ sở, đặc biệt cho các đối tác nhỏ hơn của chúng tôi, những người không có phương tiện để hỗ trợ cho các hệ thống hoặc chương trình lưu trữ xố, cân nhắc rủi ro tiềm tàng của việc mất doanh số.

 

Xe buýt chạy điện trên đường thành phố trong CAlbum ảnh chụp đường sắt ngoài đường của Connecticut

Nhưng chúng tôi cũng để từng cơ sở tự quyết đối với những gì họ bổ sung vào kho. Quan điểm của chúng tôi là nếu một cơ sở bổ sung một bộ sưu tập với 100 đối tượng tự do mở cho nghiên cứu mà không bổ sung bộ sưu tập khác với 200 đối tượng vì các lo ngại bản quyền, thì chúng tôi vẫn có hơn 100 đối tượng so với chúng tôi đã làm trước đó.

Và sau đó chúng tôi có thể chỉ cho cơ sở đó giá trị của việc đóng góp cho kho và cũng làm việc với họ để trả lời cho các câu hỏi bản quyền của họ để cuối cùng có được nhiều nội dung hơn trong kho.

Quyết định của CTDA có ảnh hưởng gì tới việc áp dụng và triển khai RS & CC?

Tất nhiên, mong muốn của cộng đồng chúng tôi áp dụng các Tuyên bố Quyền và các giấy phép Creative Commons từng là một trong những động lực chính trong quá trình này. Ảnh hưởng chính khác đặt chúng tôi vào con đường triển khai từng là việc ra nhập Thư viện Công cộng Số của Mỹ - DPLA (Digital Public Library of America) như là một bộ chia (Hub) nội dung vào tháng 03/2018.

Chúng tôi xem xét các Hubs DPLA khác như là Hub Số của cơ quan nhà nước (PA) và Thư viện Số Minnesota như là các ví dụ tuyệt vời của những gì có thể được làm bằng việc triển khai các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa trong kho kỹ thuật số. Chúng tôi đã xem xét công việc họ đã làm để bắt dầu thu thập các tài nguyên và thông tin cũng như thông báo về các quyết định của chúng tôi xung quanh sự triển khai.

Cho tới nay, bạn có thể nói gì về tác động của quyết định đó?

Tôi nghĩ rằng một trong những tác động là mọi người đang nói và nghĩ về các quyền của các bộ sưu tập của họ và điều đó có ý nghĩa gì để làm cho các bộ sưu tập sẵn sàng trên trực tuyến. Chúng tôi thực sự sẽ biết tác động lên cộng đồng của chúng tôi trong thời gian ít tháng tới, khi mọi người đã có thời gian để quen với các thay đổi mới đòi hỏi tuyên bố các quyền được tiêu chuẩn hóa cho từng đối tượng được bổ sung vào kho.

Một trong những tác động tôi muốn thấy về việc triển khai các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa là sự dịch chuyển hướng tới việc giáo dục các thành viên của chúng tôi về OpenGLAM và truy cập mở cho các cơ sở văn hóa vượt ra khỏi các tuyên bố quyền được tiêu chuẩn hóa. Tôi muốn thấy các hành viên của chúng tôi tham gia vào các thảo luận xung quanh các bộ sưu tập và truy cập mở với CTDA, các thành viên của cộng đồng khác, và các cơ sở khắp trên đất nước này và trên thế giới.

Chúng tôi có những người sử dụng thông minh, có tài, và có động lực trong cộng đồng của chúng tôi, những người tôi biết có thể đóng góp các ý tưởng và ý kiến của họ cho thảo luận lớn hơn về truy cập mở trong di sản văn hóa.

Michael Kemezis đã nói với Evelin Heidel.

Giữ lại một số quyền CC BY

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay11,819
  • Tháng hiện tại160,506
  • Tổng lượt truy cập6,795,372
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây