Open Science Framework Reaches 500,000 Registered Users Worldwide to Document, Archive, and Share Their Research
Aug. 30, 2022
Theo: https://www.cos.io/about/news/open-science-framework-reaches-500000-registered-users-worldwide
Bài được đưa lên Internet ngày: 30/08/2022
Charlottesville, VA – Khung Khoa học Mở - OSF (Open Science Framework), một nền tảng nguồn mở quản lý và cộng tác nghiên cứu để xúc tác cho các thực hành khoa học mở được Trung tâm Khoa học Mở - COS (Center for Open Science) phát triển và duy trì, đã đạt được 500.000 người sử dụng được đăng ký khắp trên thế giới.
“OSF tạo ra sự trao đổi cởi mở kiến thức bằng việc kết nối các nhà nghiên cứu và làm cho nó dễ dàng để làm tài liệu và chia sẻ tác phẩm của họ”, Nici Pfeifferm, Giám đốc Sản phẩm của COS, nói. “OSF cải thiện toàn bộ vòng đời nghiên cứu bằng việc trao quyền cho các cộng đồng đề áp dụng các thực hành cải thiện nghiên cứu tin cậy được và tái tạo lại được; và thúc đẩy sự dịch chuyển văn hóa hướng tới nghiên cứu mở hơn và khắt khe hơn”.
OSF đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các cộng đồng để áp dụng các thực hành mở xuyên khắp vòng đời nghiên cứu. OSF làm cho có khả năng để tiến hành các hành vi học thuật mở và làm cho nó dễ dàng để làm như vậy với các tiến trình hiệu quả và bằng việc tích hợp các dịch vụ mà các nhà nghiên cứu sử dụng. Cộng đồng OSF đại diện cho tất cả các ngành học thuật. Những người sử dụng đã đăng ký hơn 100.000 nghiên cứu và đã chia sẻ hàng triệu tệp dữ liệu và các nội dung nghiên cứu khác. OSF hỗ trợ cộng đồng và các tác phẩm nghiên cứu học thuật mở với các đối tác và các cơ quan liên bang để làm vho nghiên cứu Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, và Sử dụng lại được - FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, and Re-usable) nhiều hơn.
Trong năm 2021, những người sử dụng có đăng ký trên OSF đã đăng hơn 2,6 triệu tệp, dịch 7.985 tệp hàng ngày. Hơn nữa, những người tiêu dùng nghiên cứu đang truy cập và tải về nội dung với tỷ lệ cao, với hơn 10 triệu khách viếng thăm độc nhất trong năm 2021 tải về hơn 51 triệu tệp.
Những người sử dụng có đăng ký của OSF đang dẫn dắt bằng ví dụ trong việc cải thiện tính mở, liêm chính và khả năng tái tạo lại của nghiên cứu. Sự áp dụng của họ đang có hiệu ứng lan tỏa mạnh, như được chỉ ra bằng sự tăng trưởng không tuyến tính cùa OSF mỗi năm kể từ khi nó được khởi xướng vào tháng 11/2012. Phải mất 5 năm để đạt được 100.000 người sử dụng đầu tiên, hơn 2 năm sau để đạt được 200.000 người sử dụng, và một năm nữa để đạt được 400.000. Bây giờ, chỉ 7 tháng sau, đã có nửa triệu nhà nghiên cứu đang sử dụng OSF.
“10 năm trước, khoa học mở từng là một khái niệm không quen thuộc và chỉ các nhà thực hành từng là các nhà sáng tạo đang tìm cách làm khoa học theo một cách thức mới, khắt khe hơn, minh bạch, và toàn diện”, Brian Nosek, Giám đốc điều hành của COS, nói. “Cột mốc 500.000 người sử dụng đăng ký trên OSF chỉ ra rằng khoa học mở bây giờ là dòng chính thống. Khi mà hệ thống các chuẩn mực và khen thưởng tiếp tục dịch chuyển hướng tới các thực hành nghiên cứu mở và có khả năng tái tạo lại được, COS sẽ được chuẩn bị để tiếp tục mở rộng phạm vi cho hạ tầng để hỗ trợ cho các thực hành nghiên cứu mới đó để tăng tốc phát hiện kiến thức, các phương pháp điều trị và các giải pháp.”
###
Về Trung tâm Khoa học Mở:
Được thành lập năm 2013, COS là tổ chức thay đổi văn hóa không vì lợi nhuận với sứ mệnh làm gia tăng tính mở, liêm chính, và khả năng tái tạo lại nghiên cứu khoa học. COS theo đuổi sứ mệnh này bằng việc xây dựng các cộng đồng xung quanh các thực hành khoa học mở, hỗ trợ cho nghiên cứu siêu khoa học, và phát triển và duy trì các công cụ phần mềm tự do, nguồn mở, bao gồm Khung Khoa học Mở (OSF). Biết nhiều hơn tại cos.io.
Liên hệ: Alexis Rice
alexis@cos.io hoặc (434) 207-2229
Web: https://cos.io/
Twitter: @OSFramework
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...