The right to science is key for stronger scientific cooperation to address COVID-19 and future pandemics
April 21, 2022; Last update: May 4, 2022
Bài được đưa lên Internet ngày: 21/04/2022, cập nhật lần cuối 04/05/2022
Các nhà khoa học và kiến thức khoa học đã được ca ngợi rộng rãi vì đã giúp chống lại đại dịch COVID-19 và hậu quả của nó, không chỉ bằng cách phát hiện ra vắc-xin trong thời gian kỷ lục, mà còn bằng cách giúp giữ cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta hoạt động. Cùng lúc, chúng tôi cũng đã chứng kiến sự từ chối khoa học và kết quả khoa học ngày càng tăng, và ngày càng có nhiều sự phản đối và hạn chế đối với công việc của các nhà khoa học.
Trong Bản tóm tắt về Quyền đối với Khoa học và COVID-19, UNESCO chú ý đến tầm quan trọng của quyền con người được chia sẻ về tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó (gọi là 'quyền đối với khoa học'), được nêu trong Điều 27 (1) của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Alexander_LUX / Shutterstock.com
Quyền được làm khoa học và truy cập tới các phát hiện của nó hải được bảo vệ như một phần của sự đấu tranh vi các quyền con người và sự bình đẳng, bao gồm bình đẳng giới và chủng tộc. Trong tương lai, nhiều hơn chứ không ít hơn, khoa học sẽ là cần thiết và các quyết định chính sách sẽ đòi hỏi cơ sở khoa học vững chắc để ứng phó với nhiều thách thức. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, tiến bộ khoa học chỉ được kết nối yếu ớt, nếu có, tới các câu hỏi về sự công bằng, tính hòa nhập, quyền tự do hàn lâm, và các quyền khác của con người.
Nếu khoa học được thừa nhận như là hàng hóa công cộng vì lợi ích của mọi cá nhân, thì sự hợp tác khoa học quốc tế trở thành bắt buộc. Đại dịch COVID-19 đã thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của sự hợp tác như vậy để vượt qua các mối đe dọa xuyên các quốc gia.
“Chỉ thông qua sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ mà việc xây dựng một hệ sinh thái vì tư duy và nghiên cứu tự do không mất tiền mới có thể tiếp tục được, vì thế xúc tác cho quyền đối với khoa học và quyền tự do khoa học để hoàn thành vai trò có tính quyết định của chúng trong việc biến đổi các xã hội của chúng ta.”
Gabriela Ramos, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Xã hội và Nhân văn ở UNESCO
Quyền đối với khoa học có tiềm năng khổng lồ vì sự bao phủ của nó toàn bộ vòng đời khoa học, không chỉ tăng cường đấu tranh chống COVID-19, mà còn cải thiện sự hợp tác quốc tế về khoa học hướng tới việc chia sẻ rộng rãi hơn kiến thức, các thực hành và các ứng dụng, mối quan hệ chính sách nghiên cứu mạnh mẽ hơn, và sự chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp khoa học cơ bản hiệu quả hơn.
UNESCO muốn kích hoạt hành động để giúp phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp trong tương lai, nơi mà nghiên cứu khoa học, kiến thức, dữ liệu, chính sách hoặc bằng chứng đóng vai trò quan trọng. Sự đóng góp quan trọng của UNESCO cho tranh luận về quyền đối với khoa học là việc thông qua Khuyến nghị 2017 về Khoa học và Nhà nghiên cứu Khoa học. Khuyến nghị đó khớp nối cách để khoa học và các nhà khoa học cần được hỗ trợ và bảo vệ thông qua các chính sách và hạ tầng của quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, và giải quyết cách làm thế nào để kiến thức được khoa học tạo ra trong tất cả các ngành là áp dụng được. UNESCO thúc đẩy sự phát triển quyền đối với khoa học thông qua hướng dẫn hoạt động, phát triển năng lực & biện hộ.
Kể từ khi bùng phát COVID-19, hợp tác toàn cầu giữa các nhà khoa học đã được tạo thuận lợi thông qua một lượng thông tin và dữ liệu chưa từng thấy. Vào đầu năm 2022, số lượng các xuất bản phẩm về COVID-19 đạt hơn 800.000 với vài nền tảng thúc đẩy truy cập mở tới các phát hiện khoa học - ví dụ cơ sở dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào thời điểm đó có khoảng 380.000 xuất bản phẩm.
Tuy nhiên, vô số các thách thức đang tồn tại làm hạn chế tính hiệu quả và độ rộng của các can thiệp. Công việc khoa học đang đối mặt với những hạn chế ngày càng gia tăng ở nhiều phần của thế giới với 332 cuộc tấn công vào các nhân viên giáo dục đại học được ghi nhận trong năm 2021. Bất bình đẳng giới trong việc truy cập tới khoa học vẫn là một thực tế rõ ràng. Ví dụ, chỉ 35% sinh viên về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học (STEM) trong giáo dục đại học toàn cầu là nữ giới và ít vị trí lãnh đạo và quản lý do phụ nữ nắm giữ. Hơn nữa, sự cực đoan hóa ngày càng tăng của các cuộc tranh luận chính trị và sự suy giảm niềm tin vào các tổ chức khoa học ở nhiều quốc gia có tác động tiêu cực đến khoa học và nghiên cứu khoa học.
Việc hiện thực hóa các nghĩa vụ và trách nhiệm nhân quyền rộng lớn hơn, ngoài những nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan cụ thể đến quyền đối với khoa học, sẽ cải thiện đáng kể không chỉ việc đối phó với COVID-19 mà còn cả sự chuẩn bị sẵn sàng toàn cầu đối với các đại dịch trong tương lai và các mối đe dọa xuyên quốc gia.
Liên hệ
Xem thêm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...