Science as a human right: the need of a unified concept
30/11/2018
Theo: https://en.unesco.org/news/science-human-right-need-unified-concept
Bài được đưa lên Internet ngày: 30/11/2018
Mặc dù đã được ghi trong Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người (UDHR), sự hiểu biết về khoa học như một quyền con người - và các nghĩa vụ phát sinh từ đó - vẫn chưa rõ ràng và chưa được phát triển. Đi đầu trong nỗ lực làm rõ quan điểm nhân quyền trong khoa học và khai thác sức mạnh chuyển đổi của nó, UNESCO đã mời các chuyên gia thảo luận về những thách thức và cơ hội chính trong bối cảnh Hội nghị Khoa học xã hội Mỹ Latinh và Caribe lần thứ 8 do Hội đồng Khoa học Xã hội Mỹ Latinh (CLACSO) tổ chức, tại Buenos Aires, Argentina, vào ngày 21 tháng 11 năm 2018.
“Là trách nhiệm của chúng ta để đảm bảo rằng khoa học và các ứng dụng của nó là hài hòa với tập hợp đầy đủ các tiêu chuẩn phổ quát. Tiếp cận quyền con người đối với khoa học phải nằm trong tâm của những gì chúng ta muốn vì một tương lai bền vững”, Nada Al-Nashif, Trợ lý Tổng Giám đốc của UNESCO về Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Các bước chính là xác định nội dung chuẩn mực của nó, để làm sáng tỏ các nghĩa vụ nhà nước liên quan và cũng để xem xét các điều kiện cần thiết để triển khai nó”.
Mikel Mancisidor, Chủ tịch Viện Quốc tế về Quyền con người đối với Khoa học và Phó Chủ tịch Ủy ban về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) của Liên hiệp quốc, có trách nhiệm về việc phác thảo bình luận chung về quyền hưởng thụ những lợi ích của quy trình khoa học và các ứng dụng của nó như được nêu rõ ở Điều 15 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR). Ông đã nêu bật 2 thách thức chính tác động tới sự thừa nhận khoa học như một quyền con người. Thách thức đầu là sự hiểu biết chung về quyền đối với khoa học như truy cập tới của cải vật chất - chẳng hạn như một loại thuốc chữa được bệnh, ví dụ thế.
“Khoa học không chỉ là chiều kích vật chất, nó có nghĩa là quyền truy cập tới kiến thức. Nó không chỉ là công cụ để giành được những lợi ích vật chất, mà bản thân nó còn là một quyền văn hóa. Hơn cả quyền truy cập tới các ứng dụng của nó, khoa học ngụ ý sự tham gia và là cơ bản để xây dựng các xã hội dân chủ”, ông nói. Thách thức thứ hai là cách để thúc đẩy sự tham gia và biến khoa học như là một quyền con người trở thành hiện thực. “Khoa học cần phục vụ cho nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến sự coi thường về kiến thức ngày càng tăng cùng với sự lan tràn của tin tức giả mạo. Trong bối cảnh này, sứ mệnh của giáo dục là thúc đẩy sự tôn trọng kiến thức ”, Mancisidor chỉ rõ.
Nhớ lại 70 năm kể từ khi UDHR được thông qua, được tổ chức vào năm nay, Mancisidor cũng nêu bật UNESCO đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển sự hiểu biết về khoa học phục vụ sự tàn phá, như được nói rõ trong Chiến tranh thế giới lần hai, sang khoa học như một quyền văn hóa. mà cần phải hoạt động vì lợi ích của xã hội.
“Sự ra đời của UNESCO từng cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đó. Phiên bản cuối cùng của Điều 27 khẳng định rằng mỗi người có quyền tham gia và hưởng lợi từ khoa học. Quan điểm này là chìa khóa để hiểu quyền đối với khoa học”, ông nói.
Bộ mặt của con người trong khoa học
Theo Margaret Vitullo, Phó Giám đốc Hiệp hội Xã hội học Mỹ (ASA), 3 công cụ cơ bản là cần thiết để làm cho truy cập liên tục tới khoa học: truy cập tới giáo dục ở mọi mức, truy cập tới thông tin và các công nghệ thông tin, và việc cấp vốn.
Trước sự mất uy tín của khoa học trong những năm vừa qua, Vitullo đã bảo vệ những cải tiến trong cách giảng dạy khoa học: “Từ thuở sơ khai, bài nói chuyện khoa học đã mang tính trừu tượng. Khi chúng ta kết nối khoa học với việc giải quyết các vấn đề xã hội, chúng ta có thể cải thiện sự hiểu biết tốt hơn về tầm quan trọng của khoa học. Chúng ta cần chỉ ra cách để vật lý học, hóa học và các công thức có giá trị để cải thiện kiến thức về cách để giải quyết các vấn đề”
Elisa Reis, Phó Chủ tịch của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC), đã khai phá các mối quan hệ giữa kiến thức khoa học và việc hoạch định chính sách. “Để biến khoa học thành một quyền con người, chúng ta cần có góc nhìn 2 mặt: khoa học vì chính sách và chính sách vì khoa học. Hai mục tiêu này coi khoa học là quyền con người theo đúng nghĩa của nó, là lợi ích và là sự tham gia ”, cô nhận xét”.
Dành riêng cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập UDHR, cuộc thảo luận của phiên hội thảo “Khoa học, một Quyền con người” là bước tiếp nối của lễ kỷ niệm Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển vào ngày 10 tháng 11.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...