Các tài nguyên bổ sung thêm (cho bài 5 - Creative Commons cho Văn hóa Mở)

Thứ tư - 26/06/2024 18:27
Các tài nguyên bổ sung thêm (cho bài 5 - Creative Commons cho Văn hóa Mở)

Additional Resources

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/additional-resources-5/

Phần 5.1

Tác phẩm Văn hóa Mở của CC

Chương trình Văn hóa Mở của CC cung cấp vài tài nguyên trong nhiều ngôn ngữ.

Nhóm làm việc về Tài nguyên GLAM Mở của nền tảng Văn hóa Mở - OC (Open Culture) đã phát triển các tài nguyên thực hành cho lĩnh vực văn hóa mở / GLAM mở, ấy là một thư mụcbảng chú giải. Chúng là các tài nguyên cơ bản, nền tảng để hiểu biết và xây dựng năng lực tốt hơn trong cộng đồng văn hóa mở.

Học hỏi thêm về các vấn đề chính của chính sách trong tài liệu chính sách văn hóa mở của CC (tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Ελληνικά, हिंदी, Ý, Српски, Igbo) và hướng dẫn chính sách văn hóa mở của CC (tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha (Brasil), Tây Ban Nha, Hausa, Hà Lan, Ελληνικά, Ý, Yoruba, Shqip). Hoặc xem các bản ghi các sự kiện về văn hóa mở và chính sách bên dưới:

Nền tảng của các phong trào Truy cập Mở, và Giáo dục Mở

“Mở” đã được định nghĩa trong các lĩnh vực khác nhau như là việc xuất bản các tài nguyên miễn phí và không có hầu hết các hạn chế bản quyền và cấp phép. Điều này đã sản sinh ra những gì thường được gọi là “phong trào mở” lan rộng khắp một loạt các sáng kiến, từ phần mềm tự do nguồn mở - FOSS (Free/Open Source Software), truy cập mở tới các ấn phẩm học thuật và nghiên cứu khoa học, giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) tới chính phủ mở và dữ liệu mở.

Học hỏi thêm về OER và Truy cập Mở trong xuất bản học thuật ở Bài 5 Chứng chỉ CC cho các thủ thư hàn lâm và các nhà giáo dục.

Bên dưới là một số tài nguyên có thể giúp hiểu biết mối quan hệ giữa GLAM Mở, Truy cập Mở tới truyền thông học thuật và Giáo dục Mở.

Phong trào Mở là gì?

Truy cập Mở tới nghiên cứu khoa học

Như được Sáng kiến Truy cập Mở Budapest định nghĩa, Truy cập Mở - OA (Open Access) tới nghiên cứu có nghĩa là “sẵn có miễn phí trên Internet công cộng, cho phép bất kỳ người sử dụng nào để đọc, tải xuống, sao chép, phân phối, in, tìm kiếm, hoặc liên kết tới văn bản toàn văn của các bài báo nghiên cứu, đi sâu vào chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là dữ liệu cho phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào, không có các rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật khác với các rào cản không thể tách rời bản thâm việc có được truy cập vào Internet. Hạn chế duy nhất đối với việc sao chép và phân phối cũng như vai trò duy nhất của bản quyền trong lĩnh vực này là trao cho các tác giả quyền kiểm soát tính toàn vẹn tác phẩm của họ và quyền được thừa nhận và trích dẫn đúng cách.”

Các thành phần quan trọng của mô hình Truy cập Mở gồm:

  1. Các tác giả giữ lại bản quyền của họ.

  2. Không có giai đoạn cấm vận.

  3. Chia sẻ dữ liệu nghiên cứu với bài báo.

  4. Thêm một giấy phép Creative Commons vào bài báo nghiên cứu để cho phép khai thác văn bản và dữ liệu (bất kỳ giấy phép không ND nào cũng làm việc, nhưng ưu tiên là CC BY).

Xem các khuyến nghị Budapest +10 để có các thực hành tốt nhất trong việc tạo lập, áp dụng và triển khai các chính sách và quy trình Truy cập Mở. Ví dụ, “khi có thể, các chính sách của nhà cấp vốn sẽ yêu cầu Truy cập Mở tự do, ưu tiên theo giấy phép CC BY hoặc tương đương.”

Thêm thông tin cơ bản về Truy cập Mở

  • A Very Brief Introduction to Open Access by Peter Suber

    • Mô tả ngắn gọn định nghĩa Truy cập Mở, các bài báo nghiên cứu, các kho, cơ sở lưu trữ, và các tạp chí Truy cập Mở.

  • Open Access Overview by University of Minnesota Libraries

    • Giới thiệu về truy cập mở, cụ thể nó liên quan đến các thủ thư như thế nào. Cung cấp các tài nguyên và thông tin bổ sung từ Liên minh Tài nguyên Hàn lâm và Xuất bản Học thuật - SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) về truy cập mở cho các thủ thư.

  • Removing the Barriers to Research: An Introduction to Open Access for Librarians by Peter Suber

    • Mô tả chi tiết truy cập mở cho thủ thư đào sâu vào một vài công việc hậu cần sâu xa hơn về cách để xuất bản truy cập mở hoạt động được trong thực tế.

  • Understanding Open Access: When, Why, & How to Make Your Work Openly Accessible by Lexi Rubow, Rachael Shen, & Brianna Schofield at the Samuelson Law, Technology, and Public Policy Clinic licensed CC-BY 4.0

    • Tổng quan sâu sắc về truy cập mở và cách để làm cho tác phẩm của riêng bạn trở thành truy cập mở.

Thêm thông tin về biện hộ cho Truy cập Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)

  • ROAR: Registry of Open Access Repository Mandates and Policy by The School of Electronics and Computer Science at the University of Southampton

    • Xem lại các chính sách truy cập mở hiện có, gồm các điều khoản và chi tiết.

  • OER and Advocacy: What Can Librarians Do? By University of Toronto Libraries

    • Các tài nguyên và thông tin về cách để các thủ thư có thể hỗ trợ áp dụng Tài nguyên Giáo dục Mở cũng như một vài quan điểm của giảng viên về Tài nguyên Giáo dục Mở.

  • Scholarly Communication Toolkit: Scholarly Communication Overview by Advancing Learning Transforming Scholarship at the Association of College & Research Libraries

    • Bộ công cụ để giúp các thủ thư tích hợp quan điểm truyền thông học thuật vào các hoạt động và chương trình của thư viện, cũng như chuẩn bị các bài trình bày về các vấn đề truyền thông học thuật cho các nhà quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên, hoặc các thủ thư khác.

Phần 5.2

Tác phẩm Văn hóa Mở của CC

Bạn có thể đọc nhiều hơn về các căng thẳng giữa truy cập mở và các quyền và lợi ích của người bản địa trong tóm tắt của bài phát biểu quan trọng này. Học hỏi thêm về các vấn đề chính trong báo cáo của nhóm làm việc về Kiến thức Truyền thống và Giao cắt về Bản quyền trên Nền tảng OC, đã được tạo ra dựa trên sự thừa nhận rằng nhu cầu và hoàn cảnh của các nhóm và nguồn lực thuộc phạm trù rộng lớn của kiến thức Bản địa đều đa dạng và cụ thể. Báo cáo này có mục đích thúc đẩy nghiên cứu, đối thoại và vận động về mối quan hệ giữa bản quyền và các biểu đạt văn hóa truyền thống.

Bạn cũng có thể xem:

Nhóm làm việc Nền tảng Văn hóa Mở của CC về Đạo đức của việc Chia sẻ Mở đã xuất bản một trò chơi bài với Wiki Loves Living Heritage vào năm 2023. Việc tiếp cận và sử dụng di sản văn hóa được điều hành bởi những cân nhắc về đạo đức phải được tính đến và những kết quả đầu ra này góp phần xây dựng sự hiểu biết theo một cách thức vui tươi và hấp dẫn.

CC cũng đã tổ chức một hội thảo trực tuyến thảo luận cách xử lý các thuật ngữ xúc phạm trong siêu dữ liệu và thực tiễn lập danh mục bộ sưu tập vào tháng 11 năm 2023. Bạn có thể tìm thấy bản tóm tắt và bản ghi lại trên blog của chúng tôi: Bản tóm tắt và ghi lại trực tiếp về Văn hóa Mở: Thuật ngữ tôn trọng & Thay đổi chủ đề.

Thêm tài nguyên về bản quyền và số hóa

Điểm khởi đầu của chúng tôi cho cuộc trò chuyện này giả định rằng bạn có một số bộ sưu tập hoặc vật phẩm đã được số hóa hoặc bạn đang trên đường bắt đầu một dự án số hóa. Các khía cạnh kỹ thuật và lập kế hoạch của quy trình số hóa nằm ngoài phạm vi của khóa học này.

Nếu cần nguồn lực để lập kế hoạch cho một dự án số hóa, bạn có thể xem lại Quy trình đề xuất dự án kỹ thuật số của Đại học Michigan. Tài nguyên này có thể giúp bạn lập kế hoạch cho một dự án số hóa.

Nếu bạn đang tìm kiếm các tài nguyên tổng quát và kỹ thuật hơn, chúng tôi khuyên bạn những thứ sau:

  1. Trang Wiki của Liên đoàn Thư viện Số;

  2. Hướng dẫn Số hóa của Sáng kiến Hướng dẫn Số của các Cơ quan Liên bang - FADGI (Federal Agencies Digital Guidelines Initiative);

  3. Phần “Nguồn lực - Resources” của Thế giới Số của Chúng tôi, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Ontario, Canada;

  4. Trang Nguồn lực - Resources của Mạng Di sản Canada.

Thêm tài nguyên về các lợi ích & thách thức của GLAM Mở

Lợi ích: Nâng cao sứ mệnh và mức độ phù hợp với các khán thính giả thế kỷ 21

  • Loic Tallon, former Chief Digital Officer at The Metropolitan Museum of Art, in “Sparking Global Connections to Art through Artificial Intelligence.”

    • “Tham vọng của chúng tôi là biến bộ sưu tập The Met trở thành một trong những bộ sưu tập dễ tiếp cận, dễ khám phá và hữu ích nhất trên Internet. Chúng tôi muốn giáo dục và phổ biến kiến thức vượt ra ngoài phạm vi vật lý của cơ sở và thúc đẩy sự hiểu biết về lịch sử đa dạng của các tác phẩm nghệ thuật. Việc phát hành các hình ảnh có độ phân giải cao của bộ sưu tập The Met và dữ liệu của nó vào phạm vi công cộng theo Creative Commons Zero (CC0) đã được chứng minh là một sự thay đổi mô hình trong cách chúng tôi đạt được tham vọng đó.”

  • Merete Sanderhoff, Curator and senior advisor at SMK, Open Access can Never be Bad News”.

    • “Việc tạo ra quyền truy cập tới các bộ sưu tập của chúng tôi là lý do tồn tại của chúng tôi. Lý do chúng tôi thu thập và bảo tồn chúng là vì chúng tôi tin rằng chúng có thể cho mọi người biết những điều quan trọng về lịch sử loài người, bản sắc văn hóa, sự phát triển và sự khác biệt. Không có quyền truy cập, chúng chỉ là những vật thể chết được cất giữ trong những thùng chứa ấn tượng.”

Lợi ích: Thúc đẩy giáo dục thông qua việc tạo ra Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) chất lượng cao bằng cách cho phép sử dụng lại di sản kỹ thuật số

  • Một số cơ sở thiết kế các trang web hoặc dự án đặc biệt để kết nối các bộ sưu tập với trẻ em và thanh thiếu niên. Trang web của Memoria Chilena, “Chile para Niños,” giới thiệu các bộ sưu tập đặc biệt dành cho trẻ em, mời chúng khám phá các bộ sưu tập theo những cách thức có ý nghĩa đối với chúng. Smithsonian có Phòng thí nghiệm Học tập, được các giáo viên, nhà giáo dục và chuyên gia bảo tàng thiết kế và được điều chỉnh phù hợp với các đối tượng học tập khác nhau.

Lợi ích: Tăng khả năng tiếp cận học thuật

  • Nếu bạn là một cơ sở nhỏ và không có nhiều nguồn lực để tạo ra “các kho dữ liệu” hoặc các dự án nghiên cứu lớn sử dụng bộ sưu tập của bạn làm dữ liệu, thì dự án Bộ sưu tập dưới dạng Dữ liệu đã biên soạn danh sách 50 điều bạn có thể làm “để hỗ trợ các bộ sưu tập dưới dạng dữ liệu tại cơ sở của bạn,” đi từ các bước rất đơn giản như thực hiện các cuộc phỏng vấn với người quản lý và lưu trữ viên, đến tìm hiểu các nỗ lực tiến hành đánh giá quyền.

Lợi ích: Tăng sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội

  • Một ví dụ tuyệt vời khác là nhà phát triển phần mềm Andrei Taraschuk, người đang thực hiện một thử nghiệm hấp dẫn, đưa nghệ thuật lên mạng xã hội theo từng bot một. Đây là danh sách các “artbot” của anh ấy và trong video dài 5 phút này, anh ấy giải thích mục đích của những gì anh ấy đang làm:

Thách thức: Cấp vốn, mất doanh thu và mô hình kinh doanh

  • Làm bằng Creative Commons của Paul Stacey và Sarah Hinchliff Pearson là một hướng dẫn để chia sẻ kiến thức và sự sáng tạo của bạn với thế giới, đồng thời duy trì hoạt động của bạn trong khi thực hiện.

Thách thức: Lạm dụng các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng

Phần 5.3

Trong năm 2022, CC đã xuất bản báo cáo chi tiết về khảo sát trải rộng về các nhu cầu, khát vọng, và kỳ vọng của các công cụ phạm vi công cộng của CC (PDM, CC0) trong ngành văn hóa mở.

Bản quyền cho các GLAM

Quản lý rủi ro

Bản quyền & các bản sao kỹ thuật số

  • Margoni, Thomas, The Digitisation of Cultural Heritage: Originality, Derivative Works and (Non) Original Photographs (December 3, 2014). Available at SSRN.

  • Bridgeman Art Library vs. Corel Corp

    • Trường hợp quan trọng này ở nước Mỹ đã và đang định hình cách một số GLAM tiếp cận câu hỏi về các bản sao kỹ thuật số ở nước Mỹ.

  • Andrea Wallace and Ronan Deazley, Display At Your Own Risk, 2016.

    • Dự án luật và nghệ thuật thú vị này đánh tín hiệu về một số thách thức mà người sử dụng có thể đối mặt khi các tuyên bố quyền xung đột nảy sinh về các bản sao kỹ thuật số.

  • Keller, Paul, Implementing the Copyright Directive: Protecting the Public Domain with Article 14, 2019.

    • Phân tích này của thành viên mạng CC Paul Keller đánh tín hiệu về tầm quan trọng của Điều 14 về bảo vệ phạm vi công cộng.

Phần 5.4

Danh sách các cơ sở và dự án

Chúng tôi đã cung cấp danh sách các GLAM và cơ sở khác đang làm việc với chúng được nêu trong Bài này để tham chiếu tới trong tương lai, theo trật tự ABC:

Sử dụng lại và phối lại

Khả năng tiếp cận

  • Wallace, Andrea, Accessibility and Open GLAM (January 1, 2020).

  • Jani McCutcheon and Ana Ramalho (eds), International Perspectives on Disability Exceptions in Copyright and the Visual Arts: Feeling Art (Routledge 2020), Available at SSRN.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………..……. Về mục lục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay5,148
  • Tháng hiện tại73,437
  • Tổng lượt truy cập6,708,303
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây