How SA’s copyright bill would benefit citizens during COVID
COVID-19 chỉ ra các công dân có thể được hưởng lợi như thế nào nếu dự luật mới về bản quyền được ban hành
Posted by Guest Blogger, EIFL, November 13, 2020
Theo: https://www.eifl.net/blogs/how-sas-copyright-bill-would-benefit-citizens-during-covid
Bài được đưa lên Internet ngày: 13/11/2020
Khách mời của EIFL - người viết blog, Denise R. Nicholson, Thủ thư về Truyền thông Học thuật, Đại học Witwatersrand.
Dự luật sửa đổi bổ sung Luật bản quyền của Nam Phi đã và đang nằm trên bàn của Tổng thống Cyril Ramaphosa hơn một năm qua, chờ để được ký thành luật. Nhưng thay vì việc ký dự luật đó, Tổng thống đã chuyển nó tới Quốc hội, nêu các lo ngại về pháp luật với các khía cạnh nhất định, bao gồm những ngoại lệ mới cho các thư viện, giáo dục và những người khuyết tật. Nếu được ban hành, dự luật có thể đã giúp được cho việc dạy, học và nghiên cứu trong thời kỳ giãn cách vì COVID-19. Ngược lại, những người dân Nam Phi bị ép phải vật lộn với luật hiện hành đã lỗi thời. Khách mời của EIFL và là người viết blog Denise R. Nicholson, Thủ thư về Truyền thông học thuật, Đại học Witwatersrand, Johannesburg, thảo luận về các thách thực và các vấn đề đó.
Đại dịch COVID-19 đã chỉ ra những bất bình đẳng và các hạn chế đã được biết từ lâu trong luật bản quyền của Nam Phi, ảnh hưởng tiêu cực tới truy cập tới thông tin, tới việc chia sẻ tri thức, và cung cấp các tư liệu dạy học và nghiên cứu thích hợp trong các cơ sở giáo dục của chúng ta. Luật đã 42 năm tuổi và hoàn toàn lỗi thời. Nó có các điều khoản làm việc công bằng và vài điều khoản hạn chế đối với giáo dục, các thư viện và kho lưu trữ nhưng không có các ngoại lệ cho những người khuyết tật, và luật hoàn toàn không đề cập tới môi trường kỹ thuật số.
Vào ngày 27/03/2020, Nam Phi đã đi vào các hạn chế dãn cách mức cảnh báo 5 để giúp chấm dứt sự lan truyền của COVID-19. Tất cả người dân Nam Phi đã được yêu cầu ở nhà ngoại trừ vì các dịch vụ cơ bản nhất định. Các thủ thư, kho lưu trữ, viện bảo tàng, và các cơ sở giáo dục, cũng như các cửa hàng sách và hầu hết các doanh nghiệp đã đóng cửa ngay sau thông báo. Khu nội trú của các trường đại học đã được sơ tán hết, nhiều sinh viên đã phải để lại các sách giáo khoa và tư liệu học tập ở trong các căn phòng của họ trước khi họ rời khu trường. Thậm chí ở mức cảnh báo 1 (hầu hết các hoạt động bình thường được tiếp tục, với cảnh báo đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và hạn chế tụ tập), vài thư viện vẫn đóng cửa hoặc đóng cửa một phần.
Tình trạng này ngụ ý rằng truy cập tới tư liệu bản cứng, các bộ sưu tập đa phương tiện và kho lưu trữ trong các thư viện và kho lưu trữ hoàn toàn đóng cửa. Ban đêm, các nền tảng học tập điện tử đã trở thành các lớp học ảo cho các trường học và các cơ sở sau trung học. Ngẫu nhiên các cơ sở đã phải tìm vốn cấp để hỗ trợ các sinh viên về phần mềm, phần cứng, huấn luyện, và các chi phí dữ liệu di động để hỗ trợ họ truy cập tới các tư liệu học tập của họ.
Rào cản bản quyền và bức tường các quyền cho phép
Các nhà giáo dục và các sinh viên đã phải hoàn toàn nhảy sang chế độ dạy và học từ xa. Các giảng viên và các giáo viên cần phải quét các chương sách, bài báo, hình ảnh và các tư liệu giảng dạy khác từ các bản sao của cá nhân hoặc vay mượn, và tải chúng lên các nền tảng học tập điện tử được bảo vệ bằng mật khẩu. Tất nhiên, chúng nhanh chóng vấp phải rào cản bản quyền. Với tư liệu bản sao cứng không còn sẵn sàng cho các sinh viên nữa, các giảng viên cần phải sử dụng nhiều tư liệu hơn so với bình thường được phép theo các giấy phép cho sao chép của cơ sở.
Một giảng viên, người đã không có khả năng truy cập tới cuốn sách bản sao cứng trong thư viện của cơ sở, đã yêu cầu nhà xuất bản cho phép đưa các phần của phiên bản sách điện tử lên nền tảng học tập điện tử được mật khẩu bảo vệ của cơ sở của cô. Nó có thể trao sự truy cập tới các sinh viên có đăng ký chỉ cho khóa học đó trong giai đoạn 6 tuần. Yêu cầu đó đã bị từ chối trên cơ sở là việc sao chép không được phép theo giấy phép. Vì thế cô đã viết cho tổ chức quản lý tập thể - CMO (Collective Management Organization) yêu cầu hỗ trợ. Nhưng CMO nói họ không thể hỗ trợ nếu nhà xuất bản đó đã từ chối! Các giảng viên khác cũng gặp phải bức tường của sự cho phép khi xuất bản và CMO cũng đã từ chối các yêu cầu về các hạn chế của giấy phép. Thay vào đó các sinh viên được nói phải mua các sách điện tử, thậm chí dù họ đã mua rồi phiên bản in và hoàn toàn không thể truy cập nó vì sự giãn cách. Rõ ràng là không thể để các sinh viên mua sách một lần nữa.
Vấn đề sách giáo khoa
Truy cập tới sách điện tử từng đặc biệt có vấn đề đối với các thư viện khi giãn cách. Hầu hết các cuốn sách được coi là sách giáo khoa đơn giản không sẵn sàng để các thư viện mua ở định dạng điện tử. Ví dụ, 2 nhà cung cấp sách giáo khoa của Nam Phi không cho phép các thư viện mua các sách giáo khoa điện tử, và họ sẽ chỉ bán trực tiếp cho từng cá nhân các giảng viên hoặc cho các sinh viên. Nhưng giá thành sách điện tử ở Nam Phi là không thể kham được đối với hầu hết các sinh viên (và giá thành ở thư viện trải từ 50 USD cho tới hơn 1.000 USD).
Nói chung, các giấy phép cơ sở dữ liệu và sách điện tử là hạn chế và được chứng minh là có vấn đề trong thời COVID. Ít nhà xuất bản Nam Phi nhượng bộ để có truy cập tốt hơn tới các cơ sở dữ liệu của họ trong giai đoạn giãn cách, và điều này được chào đón, nhưng các nhượng bộ là rất hãn hữu. Ví dụ, 2 cơ sở dữ liệu luật của Nam Phi đã bỏ các hạn chế truy cập đối với các nhà thực hành pháp lý trong giãn cách, nhưng không cho các cơ sở học thuật. Các nhà xuất bản nước ngoài cũng đã chào các thỏa hiệp, như bổ sung thêm nội dung miễn phí tới các thuê bao hiện có, nhưng các thỏa hiệp đã thường không áp dụng ở Nam Phi, hoặc chúng từng là đặc thù theo lĩnh vực và vì thế không luôn phù hợp với các sinh viên và các nhà nghiên cứu làm việc trong các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, ít, nếu có, sự khước từ hoặc giảm tạm thời các khoản phí sao chụp đã được các CMO chào cho các giảng viên có mong muốn đặt các bài báo toàn văn từ các cơ sở dữ liệu lên các hệ thống quản lý học tập được mật khẩu bảo vệ, như Sakai, cho các lớp học đặc biệt của các sinh viên trong thời giãn cách. Trong khi giấy phép tài nguyên điện tử cho phép bản thân các sinh viên truy cập các tài nguyên trực tiếp, các chi phí dữ liệu di động lại quá đắt hoặc không thể kham được đối với họ. Tuy nhiên, nếu các sinh viên có khả năng truy cập tới tư liệu qua Sakai, các chi phí dữ liệu là tự do không mất tiền vì Vodacom, công ty viễn thông di động địa phương, đã cung cấp cho các sinh viên gói dữ liệu miễn phí để truy cập tư liệu học tập trên các nền tảng học tập trên trực tuyến. Có lẽ là tốt nếu những người nắm giữ bản quyền cũng đáp lại bằng một cử chỉ tương tự.
Các thư viện công cộng - các tác giả và trẻ em thiệt thòi
Trong thời giãn cách, các thủ thư trong các thư viện công cộng đã không thể đọc sách cho trẻ em theo chu kỳ đọc thông thường mặt đối mặt. Để tiếp tục cung cấp dịch vụ có giá trị xã hội này, họ đã muốn sử dụng YouTube hoặc các nền tảng phương tiện xã hội, nhưng bản quyền lại chen ngang - CMO nói rằng sự cho phép là cần thiết và các khoản phí bản quyền thích hợp nên áp dụng. Tiết kiệm để nhanh chóng tìm được tiền giữa đại dịch, hoặc sử dụng tư liệu thay thế, là những gì các thủ thư định làm chăng? Trớ trêu thay, trong trường hợp này, chính hầu hết các tác giả bản địa - những người được cho là thuộc về giới đọc sách, đang giới thiệu, quảng bá các tác giả mới và địa phương đến những người còn chưa đọc tác phẩm của họ trước đây.
COVID và bản quyền - những lợi ích của dự luật
Dự luật sửa đổi bổ sung bản quyền đã được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 3/2019. Nó có sử dụng công bằng và các hạn chế và ngoại lệ phù hợp cho các thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng và phòng trưng bày, cũng như cho giáo dục và nghiên cứu, và cho những người khuyết tật. Nó cũng trao cho các tác giả và những nhà sáng tạo sự kiểm soát nhiều hơn các tác phẩm của họ, và sẽ xúc tác cho họ để có được hợp đồng tốt hơn về phí bản quyền thông qua qui định của các xã hội thu thập. Nó mang luật vào thế kỷ 21 và sẽ xúc tác cho Nam Phi tích cực ôm lấy CMCN4.
Các điều khoản đó có thể cực kỳ hữu ích cho tất cả các bên tham gia đóng góp trong giãn cách vì COVID-19, nhưng đặc biệt cho các lĩnh vực thư viện và giáo dục, và cho những người khuyết tật. Ví dụ, Dự luật có thể hỗ trợ các thư viện tạo lập các bản sao kỹ thuật số, và sử dụng tư liệu nghe - nhìn cho việc học tập trên trực tuyến. Sử dụng công bằng có thể cung cấp tính mềm dẻo pháp lý cần thiết đối với các giảng viên, sinh viên, và các thủ thư đang tìm cách duy trì giáo dục ở nhà trong thời giãn cách. Và các điều khoản đó có thể bị các điều khoản của giấy phép lấy đi.
Không may, vì sức ép từ Mỹ, Liên minh châu Âu và các gã khổng lồ xuất bản và giải trí quốc tế, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã trả Dự luật về cho Quốc hội homo 16/06/2020, ngay giữa đại dịch! Ông đã yêu cầu tất cả các ngoại lệ hữu ích đó được rà soát lại trên cơ sở rằng chúng có thể là vi hiến và xung đột với kiểm thử 3 bước theo luật quốc tế. Đáng chú ý và bất thường, Tổng thống đã dựa toàn bộ quyết định của ông, hầu như từng từ một, vào một đệ trình từ một luật sư cao cấp đại diện cho Liên minh Bản quyền Nam Phi, điều đối nghịch mạnh mẽ với Dự luật.
Người ta phải tự hỏi về động cơ của Tổng thống, đặc biệt là vì tất cả các trường hợp ngoại lệ cho lĩnh vực giáo dục và thư viện đều là những điều khoản hợp pháp mà nhiều nước phát triển trên thế giới đã được hưởng. Chúng đã được phác thảo trong khuôn khổ của Hiến pháp của chúng ta, Hiệp ước về Quyền Con người, Rà soát lại của Ủy ban Bản quyền Farlam, Hiệp định Marrakesh cho những người khuyết tật, và luật bản quyền mẫu của EIFL, cũng như vô số các báo cáo khảo sát và nghiên cứu đánh giá, các nghiên cứu của WIPO, và các đề xuất hiệp định ở WIPO mà Nam Phi đã mạnh mẽ ủng hộ thông qua Nhóm châu Phi. Dự luật cũng đã điều chỉnh các câu từ các chế độ bản quyền tiến bộ khắp trên thế giới, bao gồm sử dụng công bằng, điều mà nước Mỹ và một số quốc gia khác hưởng thụ trong các luật bản quyền của họ.
Dự luật hiện đã được đưa trở lại trước Quốc hội để được Ủy ban Danh mục đầu tư về Thương mại và Công nghiệp xem xét. Sau vài cuộc họp của Ủy ban vào tháng 8 và đầu tháng 9, thảo luận về dự luật đã 2 lần bị đình hoãn, gần đây nhất vào ngày 28/10/2020, và dường như nó không được đặt lịch lại vào giai đoạn này. Trì hoãn tiếp tục!
Điều quan trọng là Quốc hội phải giải quyết các mối quan tâm về hiến pháp mà Tổng thống đưa ra một cách nhanh chóng, sắc sảo và minh bạch để cuối cùng Dự luật có thể được ban hành vì lợi ích của tất cả người dân Nam Phi.