Đại dịch khuếch đại lo lắng với việc cấp phép hạn chế và các sách giáo khoa điện tử
Lê Trung Nghĩa
2020-11-23T18:13:39-05:00
2020-11-23T18:13:39-05:00
http://giaoducmo.avnuc.vn/truy-cap-mo/dai-dich-khuech-dai-lo-lang-voi-viec-cap-phep-han-che-va-cac-sach-giao-khoa-dien-tu-341.html
/themes/default/images/no_image.gif
Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triển
http://giaoducmo.avnuc.vn/uploads/logo-gdm.png
Thứ hai - 23/11/2020 18:11
Pandemic Amplifies Trouble with Restrictive Licensing and E-Textbooks
Friday, October 2, 2020 News
Theo: https://sparcopen.org/news/2020/pandemic-amplifies-trouble-with-restrictive-licensing-and-e-textbooks/
Bài được đưa lên Internet ngày: 02/10/2020
Các sinh viên nào mà không thể kham được việc mua các sách giáo khoa từ lâu đã dựa vào các bản sao dự phòng trong các thư viện khu trường của họ. Vì đại dịch toàn cầu đã đóng lại các trường cao đẳng và đại học, nó cũng cắt đi sự truy cập tới các tư liệu học tập dạng in ấn. Nhiều sinh viên và giảng viên được yêu cầu các câu hỏi logic tiếp sau: Vì sao thư viện không thể chỉ cung cấp mộtbản sao số?
Điều đó không đơn giản thế. Nhiều nhà xuất bản sẽ chỉ bán các sách điện tử trực tiếp cho các sinh viên - chứ không cho các thư viện - và các khoản phí cấp phép đã tăng vọt. Nền công nghiệp nói rằng việc bán các bản sao số cho các thư viện sẽ ăn thịt thị trường sách điện tử.
“Đây là trò chơi cũ chỉ đang được đóng gói trong cái vỏ bọc đại dịch mới”, Kyle K. Courtney, cố vấn về bản quyền và nhà quản lý chương trình ở Văn phòng Thư viện Harvard về Truyền thông Học thuật, nói. “Thật không may, mùa hè miễn phí, nơi nhiều nhà xuất bản cho phép truy cập, đã biến thành không bán hàng hoàn toàn hoặc định giá quá cắt cổ đến mức không có cách nào các thư viện có thể trả tiền để cấp quyền truy cập này”.
Với sự dịch chuyển sang học tập từ xa, nhu cầu về các tư liệu học tập số đã gia tăng. Các nhân viên thư viện đang tự thấy họ phải giáo dục các cộng đồng của họ về các hạn chế cấp phép và vài người đang nói ra về vị thế không thể có được ở đó các nhà xuất bản đã đặt ra cho họ.
Trong một hoàn cảnh khác, Thư viện Đại học Guelph ở Canada đã đăng tuyên bố trên website của nó giải thích cách thức các nhà xuất bản đã hạn chế khả năng của họ để phục vụ các sinh viên.
“Khoảng 85% các sách giáo khoa khóa học đang tồn tại đơn giản là không sẵn sàng cho các thư viện ở bất kỳ định dạng nào khác bản in”, tuyên bố của Guelph đã lưu ý. “Các nhà xuất bản sách giáo khoa đã xây dựng các mô hình lợi nhuận của họ xung quanh việc bán sách giáo khoa điện tử trực tiếp cho các sinh viên. Bất chấp điều này, chúng tôi cũng biết rằng chi phí các sách giáo khoa và các tư liệu khóa học khác là rào cản tài chính chủ yếu đối với các sinh viên”.
Các nhân viên của Guelph đã quyết định đặt ra những cái tên, liệt kê các nhà xuất bản không có thiện chí bán cho thư viện các phiên bản sách giáo khoa điện tử các xuất bản phẩm của họ: Pearson, Cengage, Houghton, McGraw Hill, Oxford University Press Canada (Textbook Division), Thieme, và Elsevier imprints (như Elsevier Health Science, Mosby, và Saunders).
Ali Versluis, thủ thư về Tài nguyên Giáo dục Mở ở Guelph, nói khi cô và các đồng nghiệp của cô đã chỉ ra tiến trình công việc bền vững để giúp các giảng viên tìm kiếm các tư liệu lựa chọn thay thế, họ đã cảm thấy một nhu cầu biết trước về các thách thức với toàn bộ hệ sinh thái xuất bản, trong khi là rõ ràng về các nhà xuất bản nào từng là một phần của vấn đề.
“Chúng tôi đã muốn minh bạch và chủ động tích cực”, Versluis nói. Trong vài ngày chia sẻ, tuyên bố đã có được sự chú ý đáng kể trên các phương tiện xã hội và các nhân viên của Guelph đã được ca ngợi vì sự dũng cảm của họ trong việc gọi ra các nhà xuất bản. Versluis nói cô đã nhận được kudo từ các nhân viên thư viện ở 87 cơ sở khắp Bắc Mỹ và châu Âu, với 49 trong số họ yêu cầu sự cho phép tùy biến thích nghi tuyên bố đó cho các khu trường của riêng họ.
“Điều đó đã thực sự là phần thưởng cho tất cả những người đã làm việc đằng sau sâu khấu về tuyên bố này”, Versluis nói. “Việc có được phản hồi tích cực như vậy và biết nó là hữu dụng cho các đồng nghiệp của chúng tôi ở các cơ sở khác để bắt đầu các thảo luận và thúc đẩy biện hộ của họ tiến lên từng thực sự là mạnh”.
Mục tiêu tối thượng của tuyên bố đó từng là để làm cho các giảng viên nghiêm túc cân nhắc sử dụng OER hoặc các nội dung được thư viện cấp phép và để giải thích sự hỗ trợ mà thư viện có thể cung cấp để làm thế. “Chúng tôi thấy điều này như là chất xúc tác cho thảo luận - để nói rõ các thách thức các giảng viên không luôn biết”, Versluis nói. “Đó từng là cơ hội để nâng cao nhận thức và để họ biết về các chủ đề phức tạp hơn như bản quyền và cấp phép”.
Scarlet Galvan, thủ thư chiến lược về các bộ sưu tập ở Đại học Bang Grand VAlley ở Allendale, Michigan, đã sửa tuyên bố của Guelph thẳng thừng về trách nhiệm của các nhà xuất bản vì các vấn đề có tính hệ thống. Tuyên bố của GVSU từng là ý định để khẳng định thư viện đã không phải là vấn đề và thay vào đó muốn trở thành một phần của giải pháp, cô nói.
“Tôi hy vọng nó tập trung thư viện khác với nó đang làm”, Galvan nói. “Chúng tôi không là tác nhân tiêu cực trong thảo luận nữa”.
Các giảng viên biết các sách giáo khoa là một vấn đề, nhưng hầu hết coi chúng là chi phí chấp nhận được và họ kỳ vọng lượng phục hồi nhất định xung quanh nó, Galvan nói. Giả thiết là các sinh viên chỉ có thể quay sang thư viện để truy cập không còn là một lựa chọn nữa.
Như với Guelph’s, khi GVSU đang tuyên bố của nó lên website thư viện và Twitter, nó đã sinh ra sự quan tâm rộng khắp và khen ngợi vì sự mạnh dạn. Đại học Bang California và Đại học Rochester từng nằm trong số các cơ sở đã tùy biến thích nghi tuyên bố đó trong các khu trường của họ.
“Điều gây ngạc nhiên cho tôi là việc thảo luận các điều kiện truy cập và các điều khoản bán hàng được coi là dũng cảm. Các thư viện thường quên mối quan hệ kinh doanh của nó”, Galvan nói. “Điều này đã làm tăng tốc rời bỏ khỏi vài nhà cung cấp nội dung nổi tiếng, vì lợi nhuận hơn. Các nhà xuất bản đã có quá nhiều thời gian để thay đổi bên quan hệ của họ và họ đã chọn không thay đổi”.
Galvan nói cô muốn tuyên bố đó nhắc nhở các giảng viên phát triển giáo trình với việc cấp phép mở trong đầu.
Tình huống hiện hành này trong các khu trường giữa mùa COVID-19 là ví dụ khác về việc vài nhà xuất bản cố ngăn cản các thư viện khởi việc triển khai sứ mệnh của họ để cung cấp truy cập tới các tác phẩm, Courtney lưu ý.
“Chúng tôi đã thấy điều này ít trước khi có đại dịch, nhưng việc phải mua tất cả các giấy phép mới cho các tư liệu in được mua sắm rồi trước đó của chúng tôi hoặc hoàn toàn không bán cho các thư viện là điều điên rồ nhất tôi từng nghe”, Courtney nói. “Ý tưởng là nếu thư viện mua sách và có thể cho mượn nó hàng ngàn lần ngụ ý bán ít hơn là nực cười vì Luật Bản quyền có ngoại lệ đó được xây dựng sẵn. Đó là dạng gây hại cho thị trường mà được cho phép để các thư viện hoàn thành sứ mệnh của họ bảo tồn và truy cập”.
Trong cố các công cụ các thư viện có thể sử dụng là việc cho thuê số có kiểm soát (CDL), ở đó thư viện có thể bắt chước việc cho thuê vật lý phiên bản điện tử của bản sao in nó sở hữu trong một môi trường có kiểm soát - một người sử dụng tại một thời điểm. “CDL là một câu trả lời trong chiến lược tập thể để tìm kiếm sự cân bằng giữa các nhà xuất bản và các tác giả cung cấp thông tin này và có được các tư liệu giáo dục”, Courtney nói. “Đây không phải là lúc để bỏ đi sứ mệnh của thư viện vì lợi ích của sự kiểm soát và cấp phép truy cập của các nhà xuất bản”.
Nếu các trường đại học đã phát triển các tư liệu được cấp phép mở nhiều năm trước, các sinh viên không thể đối mặt với các rào cản đó bây giờ, Courtney nói.
“Tôi hy vọng nó có cơ sở để thực hiện một số thay đổi và nâng cao trình độ giáo dục đại học để hiểu cách các sách giáo khoa này hoạt động trong môi trường sinh thái của Truy cập Mở”, ông nói.”Khi giá thành của việc cấp phép là quá cao, nó cản trở thư viện khỏi việc hoàn thành sứ mệnh của nó và các sinh viên không có được sự truy cập. Phải có cách thức tốt hơn”.