Vì sao chiến lược giữ lại bản quyền của Liên minh S bảo vệ các nhà nghiên cứu

Thứ ba - 25/08/2020 19:41
Vì sao chiến lược giữ lại bản quyền của Liên minh S bảo vệ các nhà nghiên cứu
Why cOAlition S’ Rights Retention Strategy Protects Researchers
By Brigitte Vézina, August 19, 2020
Theo: https://creativecommons.org/2020/08/19/why-coalition-s-rights-retention-strategy-protects-researchers/
Bài được đưa lên Internet ngày: 19/08/2020
Tháng trước, Liên minh S (cOAlition S) đã phát hành Chiến lược Giữ lại Bản quyền của nó để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của các nhà nghiên cứu và bãi bỏ các giai đoạn cấm vận không hợp lý - Creative Commons (CC) rất ủng hộ sáng kiến này.
Hiện đại hóa hệ thống xuất bản học thuật lỗi thời
Chiến lược Giữ lại các Quyền của Liên minh S đã được phát triển “để trao cho các nhà nghiên cứu được một Tổ chức của Liên minh S hỗ trợ quyền tự do xuất bản trên tạp chí họ chọn, bao gồm các tạp chí thuê bao, trong khi vẫn tuân thủ đầy đủ với Kế hoạch S”. Đọc thêm

Theo mô hình xuất bản truyền thống, các nhà nghiên cứu nào muốn xuất bản các bài báo của họ trên tạp chí thường cần phải chuyển nhượng hoặc cấp phép độc quyền bản quyền của họ trong bài báo đó cho nhà xuất bản tạp chí. Về cơ bản, họ chuyển giao các quyền của họ cho nhà xuất bản để đổi lấy cơ hội được xuất bản trên tạp chí của nhà xuất bản đó. Trong khi mô hình này có thể đã làm việc được vài thập niên trước, nó hiện thời không phù hợp với các cách thức ở đó nghiên cứu học thuật được cấp vốn, được tiến hành, và được phổ biến. Nó làm gia tăng không chính đáng các rào cản pháp lý, kỹ thuật, và tài chính xung quanh tri thức và duy trì các mối quan hệ quyền lực không công bằng giữa các tay chơi khác nhau trong và ngoài giới học thuật, từ các nhà nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu cho tới các nhà xuất bản, các thư viện, và công chúng nói chung.
Ngày nay, với sự trợ giúp của các công nghệ mới và Internet, tri thức hàn lâm được sản xuất, chia sẻ, và xây dựng dựa vào nhịp độ và thông qua các phương pháp kêu gọi một tiếp cận hoàn toàn khác về xuất bản - một tiếp cận có lợi cho sự truy cập, cộng tác, và công bằng. Nhiều nhà cấp vốn (đặc biệt các chính phủ và các quỹ từ thiện) yêu cầu các kết quả đầu ra nghiên cứu phải được xuất bản mở để đảm bảo công chúng có thể truy cập, sử dụng, sử dụng lại, và xây dựng dựa vào tri thức được tạo ra. Đây là nơi xuất bản truy cập mở - OA (Open Access) có vai trò.
Truy cập Mở và các giấy phép Creative Commons
Truy cập Mở là mô hình xuất bản nhằm làm cho các kết quả đầu ra nghiên cứu học thuật và khoa học (các xuất bản phẩm, dữ liệu, và phần mềm) truy cập được cởi mở. Chúng tôi là những người ủng hộ mạnh mẽ Truy cập Mở và Khoa học Mở và các giấy phép của chúng tôi là tiêu chuẩn toàn cầu cho xuất bản Truy cập Mở. Các nỗ lực của chúng tôi tập trung vào việc khuyến khích và hướng dẫn các cơ sở nhà nước và tư nhân và các tổ chức trong việc tạo lập, sử dụng, và triển khai các chính sách Truy cập Mở. Ví dụ, chúng tôi thường gửi các bình luận cho các tư vấn về cách để thúc đẩy truy cập tốt hơn tới các nội dung nghiên cứu, khoa học, và giáo dục được nhà nước cấp vốn. Vài ví dụ bao gồm biên bản ghi nhớ của Nhà Trắng (White House memorandu) năm 2013 về truy cập công khai tới các kết quả nghiên cứu được cấp vốn liên bang, tư vấn về các kết quả đầu ra nghiên cứu của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Mỹ năm 2020, và tư vấn về chính sách Truy cập Mở của tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Vương quốc Anh (UKRI).
CC nhất quán biện hộ cho các chính sách Truy cập Mở về các kết quả đầu ra nghiên cứu được nhà nước cấp vốn; điều này đã được chứng minh để khuyến khích sáng tạo và chia sẻ tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cung cấp hoàn vốn đầu tư tốt hơn cho các nhà cấp vốn. Đặc biệt chúng tôi khuyến cáo các nhà cấp vốn nghiên cứu yêu cầu rằng những người nhận trợ cấp của họ xuất bản các kết quả nghiên cứu của họ theo các điều kiện sau:
  1. Giai đoạn cấm vận bằng 0, sao cho bất kỳ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể đọc và nghiên cứu đầy đủ và tức thì ở thời điểm xuất bản;
  2. Một giấy phép CC BY trong (các) bài báo, cho phép khai thác văn bản và dữ liệu, truy cập không mất tiền, và
  3. CC0 trong dữ liệu nghiên cứu, rõ ràng rằng dữ liệu là nằm trong phạm vi công cộng toàn cầu ở mức độ đầy đủ nhất theo luật định.
Khủng hoảng COVID-19 đã củng cố thêm khái niệm rằng nghiên cứu được chia sẻ mở là cách tốt nhất để làm nghiên cứu. Làm thế nào bất kỳ ai có thể biện minh cho một giai đoạn cấm vận trong các bài báo nghiên cứu có liên quan atowis COVID-19? Hay áp đặt điều kiện không có phái sinh (NoDerivatives), vì thế ngăn cản các bản dịch và các tùy biến thích nghi có giá trị khác của các phát hiện khoa học quan trọng? Để giải quyết khủng hoảng này, nghiên cứu khoa học phải được chia sẻ càng nhanh và càng rộng càng tốt.
Để đáp lại đại dịch COVID-19 và được các giá trị của “MỞ” hướng dẫn, chúng tôi đã giúp phát triển và đang dẫn dắt Cam kết COVI Mở (Open COVID Pledg): một sáng kiến toàn cầu làm việc với các tổ chức khắp trên thế giới để làm cho các bằng sáng chế và các bản quyền của họ sẵn sàng tự do không mất tiền trong đấu tranh chống COVID-19. Chúng tôi cũng làm việc với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) để hiện thực hóa mong muốn của nhiều người chia sẻ tự do không mất tiền sở hữu trí tuệ của họ có liên quan tới COVID-19 với bất kỳ ai cần nó.
Truy cập Mở và giữ lại các quyền: những điều cơ bản
Là quan trọng để nhắc nhở bản thân chúng ta rằng khi các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo mô hình Truy cập Mở bằng việc sử dụng một giấy phép CC, họ giữ lại bản quyền của họ. Họ không trao bất kỳ các quyền nào cho bất kỳ ai, dù ở dạng của chuyển nhượng cho nhà xuất bản, như nó đúng theo các mô hình xuất bản truyền thống nhất, hay khác. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu trao vài sự cho phép rộng rãi cho bất kỳ ai để sử dụng và sử dụng lại bài báo nghiên cứu đó, nhưng họ tiếp tục giữ các quyền của họ và có thể ép tuân thủ chúng trong trường hợp người sử dụng lại không gắn vào giấy phép đó.
Xa hơn, tất cả các giấy phép CC bao gồm nhiều sự bảo vệ chống lại các rủi ro uy tín và ghi công. Sự bảo vệ đó, là bổ sung thêm vào và không thay thế cho các chuẩn mực và các thực hành học thuật, là hiện diện để cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho uy tín của các nhà nghiên cứu gốc ban đầu và để làm giảm bớt những lo ngại của họ về những thay đổi đối với các tác phẩm của họ mà có thể được ghi công không đúng cho họ. Các giấy phép CC cũng là không độc quyền, điều ngụ ý rằng các nhà nghiên cứu xuất bản các bài báo của họ theo bất kỳ giấy phép CC nào vẫn được tự do và có quyền hợp pháp để tham gia vào các thỏa thuận hợp đồng xuất bản khác nhau với các bên khác nhau.
Việc xuất bản theo mô hình Truy cập Mở và việc chuyển giao các quyền cho nhà xuất bản là đối lập nhau. Đề xuất đơn thuần rằng một nhà nghiên cứu cho đi các quyền của họ cho một nhà xuất bản đã đánh bại toàn bộ mục đích của những gì Truy cập Mở nhằm đạt được. Bằng việc giữ lại các quyền của họ, như Liên minh S khuyến khích qua Chiến lược Giữ lại các Quyền được nêu ở trên, các nhà nghiên cứu được trao quyền và giữ lại các quyền tự do của họ để chia sẻ các kết quả đầu ra nghiên cứu của họ theo các cách thức có lợi cho cộng đồng học thuật và xã hội nói chung.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay4,276
  • Tháng hiện tại87,955
  • Tổng lượt truy cập6,378,650
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây