Sức mạnh của văn hóa mở

Thứ năm - 12/10/2023 20:34
nonfigurative painting by Lazur URH licensed CC0 1 00
nonfigurative painting by Lazur URH licensed CC0 1 00

The power of open culture

https://creativecommons.org/about/arts-culture/

Ở Creative Commons, chúng tôi thực sự tin tưởng vào sức mạnh của truy cập mở tới di sản văn hóa. Dạng chia sẻ tốt hơn này giúp xây dựng và duy trì xã hội vững mạnh và thịnh vượng.

Các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) đã từng là những người mở cổng tới di sản văn hóa thế giới hàng thế kỷ qua, và đóng vai trò nền tảng đối với cộng đồng họ phục vụ. Họ cung cấp các tài nguyên và dịch vụ giải trí, giáo dục, nghiên cứu, và sự tiến bộ của kiến thức, và khuyến khích tính sáng tạo và đổi mới trong dịch vụ phát triển bền vững toàn cầu. Bằng việc làm cho các bộ sưu tập của họ càng truy cập mở, chia sẻ được, và sử dụng lại được càng nhiều càng tốt đối với công chúng - cả tại hiện trường và trên trực tuyến - họ trao quyền cho mọi người, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cung cấp cho họ các tài nguyên khoa học, lịch sử, và văn hóa - xã hội để xây dựng tương lai cho bản thân họ và các cộng đồng của họ.

Danh sách các GLAM với các chương trình truy cập mở dài thêm ra mỗi ngày. Tuy nhiên, các chương trình đó không vừa xảy ra. Họ xây dựng dựa vào kinh nghiệm của các GLAM đi tiên phong, những người đã tạo ra xu thế trong những ngày đầu của phong trào mở. Không may, ngày nay các GLAM vẫn còn đối mặt với các rào cản trong việc cố gắng làm cho các bộ sưu tập của họ truy cập mở trên trực tuyến. Creative Commons cố gắng hỗ trợ các GLAM vượt qua được các rào cản đó để có được việc chia sẻ tốt hơn di sản văn hóa.

Vì sao sử dụng khái niệm “văn hóa mở”?

Suốt một thập kỷ qua, phong trào mở đã giành được xung lượng không thể tin được trong ngành di sản văn hóa, sự tăng tốc nổi bật bởi việc tạo ra Dấu Phạm vi Công cộng CC (Public Domain Mark) và việc xuất bản tài liệu Vấn đề của cô gái vắt sữa màu vàng. Điều này đã dẫn tới sự nổi lên của “GLAM mở - open GLAM”, một phong trào vì các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, và viện bảo tàng mà thúc đẩy truy cập mở, việc chia sẻ và sử dụng lại các bộ sưu tập của các cơ sở di sản văn hóa trong môi trường số. Ở CC chúng tôi thích khái niệm “văn hóa mở” hơn là “GLAM mở - open GLAM”, nhưng chúng tôi vẫn thường sử dụng từ viết tắt GLAM để tham chiếu chung tới các cơ sở di sản văn hóa.

Có 3 lý do đằng sau việc chúng tôi sử dụng từ “văn hóa mở”. Trước hết, văn hóa mở là dễ hiểu hơn, vì nó không bao gồm một từ viết tắt mà có thể không quen với nhiều người. Thứ hai, là rộng hơn về mức độ phạm vi vì nó hình dung việc chia sẻ mở di sản văn hóa như là một kinh nghiệm tham gia trong một hệ thống bao gồm các GLAM nhưng còn cả những người sử dụng của chúng, các cộng đồng của chúng, các thực thể thương mại và các cơ sở của khu vực phi lợi nhuận, cũng như cả xã hội. Thứ ba, văn hóa mở bao hàm sự đồng vận giữa văn hóa như là di sản và như là sáng tạo đương đại. Tiềm năng thú vị nhất của văn hóa mở là để trao quyền cho những nhà sáng tạo ở bất cứ đâu trên thế giới để khám phá, chia sẻ, sử dụng lại và kết hợp di sản văn hóa. Chúng tôi thấy văn hóa mở như là chất xúc tác cho sự phổ biến và phục hưng văn hóa, kích hoạt sự sáng tạo ra các biểu hiện và trải nghiệm văn hóa mới, đồng thời là động lực cho sự phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội bền vững, trong đó văn hóa với tư cách là lợi ích chung (hàng hóa công cộng) chiếm vị trí trung tâm.

Chương trình văn hóa mở của CC

Nhờ sự hào phóng của Arcadia, một quỹ từ thiện của Lisbet Rausing Peter Baldwin, Creative Commons tổ chức Chương trình Văn hóa Mở CC để hỗ trợ cho sự phát triển một hệ sinh thái văn hóa mở thịnh vượng giữa các cơ sở di sản văn hóa và những người sử dụng của chúng. Được thông tin đầy đủ bởi chiến lược 2021-2025 và chiến dịch kỷ niệm 20 năm thành lập của chúng tôi để đảm bảo việc chia sẻ tốt hơn kiến thức và văn hóa (tức là chia sẻ theo ngữ cảnh, đạo đức, toàn diện, bền vững, có mục đích và thân thiện với xã hội) và phù hợp với các giá trị của tổ chức chúng tôi về ý định sáng suốt, tính toàn diện toàn cầu và khả năng lãnh đạo linh hoạt, chương trình của chúng tôi được tạo thành từ bốn thành phần chính.

Chính sách

Chúng tôi tham gia vào các hoạt động cải cách chính sách để xúc tác cho các cơ sở hoàn thành sứ mệnh chính đáng và lợi ích công cộng của họ. Điều này bao gồm việc tiếp tục bảo vệ cho các ngoại lệ và giới hạn bản quyền mạnh: nêu lên tầm quan trọng của việc giữ cho các bản sao không nguyên bản của các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng trong phạm vi công cộng; khuyến khích diễn ngôn chính sách có mục đích tôn vinh văn hóa mở như một sự khẳng định tích cực về tầm quan trọng của việc truy cập mở và chia sẻ các tư liệu văn hóa đến mức tối đa có thể được; và tham gia vào các cuộc trò chuyện về việc sử dụng tôn trọng và có đạo đức các tư liệu nhạy cảm về văn hóa.

Trong năm 2022 chúng tôi đã phát hành Hướng dẫn Chính sách Văn hóa Mở Creative Commons gợi ý 5 hành động chính các nhà hoạch định chính sách có thể tiến hành để xúc tác cho việc chia sẻ tốt hơn, và Tài liệu Chính sách Văn hóa Mở Creative Commons đưa ra tổng quan các vấn đề có liên quan tới bản quyền mà các cơ sở di sản văn hóa và những người sử dụng của họ đối mặt. Cả 2 tài liệu đó đều sẵn sàng trên trang tài nguyên của chúng tôi.

Hạ tầng

Chúng tôi tham gia với vai trò của mình là người quản lý các giấy phép và công cụ CC, đặc biệt là Dấu Phạm vi Công cộng (Public Domain Mark) và Công cụ Hiến tặng vào Phạm vi Công cộng (Public Domain Dedication Tool), và cố gắng đảm bảo chúng hoạt động đúng cách trong lĩnh vực di sản văn hóa. Tài liệu Cần Báo cáo Đánh giá về các Công cụ Phạm vi Công cộng trong Lĩnh vực Di sản Văn hóa (2023) của chúng tôi cung cấp sự thấu hiểu chính trong các nhu cầu và thách thức độc nhất vô nhị của cộng đồng di sản văn hóa về khía cạnh các công cụ phạm vi công cộng của chúng tôi.

Xây dựng năng lực

Chúng tôi hỗ trợ sự chuyển đổi của các cơ sở di sản văn hóa bằng việc cung cấp đào tạo cho các cán bộ GLAM, những người muốn tham gia với truy cập mở thông qua Chứng chỉ GLAM/Văn hóa Mở, cũng như các cơ hội đào tạo và tư vấn khác được tùy chỉnh theo các nhu cầu của họ.

Chúng tôi làm việc với các GLAM và các tổ chức văn hóa khác để đưa các giấy phép Creative Commons vào hạ tầng của họ để quản lý các tư liệu của họ và làm cho chúng sẵn sàng rộng rãi hơn.

Sự tham gia của cộng đồng

Chúng tôi trao quyền và đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng Văn hóa Mở và phong trào Open GLAM. Hãy khám phá Nền tảng Văn hóa Mở (Open Culture Platform) và ra nhập mạng các nhà thực hành và các chuyên gia GLAM năng động từ khắp nơi trên thế giới (mẫu thành viên và danh sách thư). Chúng tôi tổ chức các cuộc họp hàng tháng để chia sẻ các ý tưởng, các thách thức và kinh nghiệm và cộng tác trong các hoạt động để thúc đẩy truy cập mở tới di sản văn hóa toàn cầu. Chúng tôi cũng hỗ trợ cho Sáng kiến OpenGLAM (OpenGLAM Initiative), một dự án do cộng đồng dẫn dắt.

Liên hệ

Muốn biết nhiều hơn về các hoạt động của chúng tôi và của cộng đồng Văn hóa Mở? Hãy tham gia Nền tảng Văn hóa Mở Creative Commons bằng việc điền vào mẫu thành viên của chúng tôi. Hãy đăng ký với thư tin Các vấn đề của Văn hóa Mở để được cập nhật thường xuyên về công việc của chúng tôi và các tin tức/sự kiện có liên quan.

Nếu có các câu hỏi và yêu cầu, vui lòng liên hệ Brigitte Vézina, Giám đốc Chính sách, Văn hóa Mở và GLAM, và/hoặc Jocelyn Miyara, Quản lý Văn hóa Mở, info@creativecommons.org.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay6,700
  • Tháng hiện tại71,822
  • Tổng lượt truy cập6,513,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây