Chủ đề của Tuần lễ Truy cập Mở 2021 sẽ là “Quan trọng như thế nào chúng ta mở kiến thức: xây dựng công bằng cơ cấu”

Chủ nhật - 26/09/2021 18:53
Chủ đề của Tuần lễ Truy cập Mở 2021 sẽ là “Quan trọng như thế nào chúng ta mở kiến thức: xây dựng công bằng cơ cấu”

2021 Open Access Week Theme to be “It Matters How We Open Knowledge: Building Structural Equity”

Thursday, August 12, 2021 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2021/2021-open-access-week-theme-to-be-it-matters-how-we-open-knowledge-building-structural-equity/

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/08/2021

Ủy ban Cố vấn Tuần lễ Truy cập Mở 2021 vui mừng thông b áo chủ đề cho Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế năm nay, sẽ diễn ra trong các ngày 25-31/10, sẽ là “Quan trọng như thế nào chúng ta mở kiến thức: xây dựng công bằng cơ cấu”

Chủ đề năm nay có ý định điều chỉnh phù hợp với Khuyến nghị về Khoa học Mở của UNESCO gần đây, theo đó Truy cập Mở là thành phần quan trọng. Được lưu hành dưới dạng dự thảo sau cuộc thảo luận của đại diện 193 quốc gia thành viên của UNESCO, Khuyến nghị đã trình bày rõ ràng và tập trung tầm quan trọng của sự công bằng trong việc theo đuổi một tương lai cho học thuật uyên thâm được mở ra theo mặc định.

Khoa học Mở cần ôm lấy sự đa dạng kiến thức, các thực hành, các tiến trình, các ngôn ngữ, các kết quả đầu ra nghiên cứu và các chủ đề nghiên cứu hỗ trợ cho các nhu cầu và tính đa nguyên nhận thức của cộng đồng khoa học như một tổng thể, các cộng đồng nghiên cứu đa dạng và các học giả, cũng như những người nắm giữ kiến thức và công chúng rộng lớn hơn vượt ra khỏi cộng đồng khoa học truyền thống, bao gồm những người bản địa và các cộng đồng địa phương, và các tác nhân xã hội từ các quốc gia và khu vực khác nhau, một cách thích hợp (Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO, trang 7)

Như một khung thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về Khoa học Mở, Khuyến nghị của UNESCO sẽ cung cấp hướng dẫn quan trọng cho các chính phủ khắp trên thế giới khi họ chuyển từ khát vọng sang triển khai các thực hành nghiên cứu mở. Chủ đề năm nay “Quan trọng như thế nào chúng ta mở kiến thức: xây dựng công bằng cơ cấu” nhấn mạnh lời kêu gọi của Khuyến nghị vì sự tham gia bình đẳng đối với tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng kiến thức.

Khoa học Mở cần đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng giữa các nhà nghiên cứu từ các quốc gia phát triển và đang phát triển, xúc tác cho việc chia sẻ công bằng và có đi có lại các đầu vào và đầu ra khoa học và truy cập bình đẳng tới kiến thức khoa học đối với cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng kiến thức bất kể vị trí, quốc tịch, chủng tộc, tuổi, giới tính, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế xã hội, giai đoạn sự nghiệp, ngành nghề, ngôn ngữ, tôn giáo, khuyết tật, dân tộc hoặc tình trạng di cư hoặc bất kỳ lý do nào khác. (Khuyến nghị của UNESCO về Khoa học Mở, Trang 7)

Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế là thời điểm cho một cộng đồng rộng lớn hơn phối hợp tiến hành hành động để làm cho tính mở trở thành mặc định cho nghiên cứu và để đảm bảo rằng sự công bằng là trung tâm của công việc này. Tuần lễ Truy cập Mở năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25 tới 31/10; tuy nhiên, các nhà tổ chức được khuyến khích tổ chức các thảo luận và hành động xung quanh chủ đề của năm nay bất cứ khi nào phù hợp nhất trong năm và tùy chỉnh chủ đề và các hoạt động theo bối cảnh địa phương của họ. Điều này là đặc biệt đúng khi các quốc gia khắp trên thế giới tiếp tục đối mặt với các mức phá hủy khác nhau do COVID-19 gây ra và sự phá hủy ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.

Sự đa dạng, bình đẳng, và hòa nhập phải nhất quán được ưu tiên quanh năm và phải được tích hợp vào kết cấu của cộng đồng mở, từ cách để hạ tầng của chúng ta được xây dựng cho tới cách để chúng ta tổ chức các thảo luận cộng đồng cho tới các cấu trúc điều hành chúng ta sử dụng. Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế là cơ hội quan trọng để xúc tác cho các thảo luận mới, tạo ra các kết nối xuyên khắp và giữa các cộng đồng có thể tạo thuận lợi cho sự đồng thiết kế này, và cải thiện sự tiến bộ để xây dựng các nền tảng công bằng hơn cho việc mở ra kiến thức - các cuộc thảo luận và các hành động cần phải được tiếp tục, năm này qua năm khác.

Các chi tiết khởi động toàn cầu cho Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế vào ngày thứ hai, 25/10, sẽ được công bố ngắn gọn và được đưa lên trang openaccessweek.org.

###

Để có thêm thông tin về Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế, vui lòng tới www.openaccessweek.org. Thẻ hashtag chính thức trên twitter của nó là #OAWeek.

Các bản dịch công bố này sang các ngôn ngữ khác có thể thấy ở www.openaccessweek.org. Nếu bạn có quan tâm đóng góp bản dịch chủ đề năm nay hoặc tuyên bố đầy đủ trong ngôn ngữ khác, bạn có thể thấy hướng dẫn để làm ở đây.

Các hình đồ họa cho chủ đề của Tuần lễ Truy cập Mở năm nay sẵn sàng tại địa chỉ: http://www.openaccessweek.org/page/graphics

Về SPARC

Việc chia sẻ kiến thức là quyền cơ bản của con người. SPARC là tổ chưc biện hộ toàn cầu làm việc để làm cho nghiên cứu và giáo dục làm ở và bình đẳng theo thiết kế - cho tất cả mọi người. Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế đã được SPARC và các đối tác trong cộng đồng sinh viên thiết lập vào năm 2008. Biết thêm tại sparcopen.org.

Về Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế

Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế là tuần hành động toàn cầu do cộng đồng dẫn dắt để mở ra truy cập tới nghiên cứu. Sự kiện này được các cá nhân, cơ sở và tổ chức khắp trên thế giới kỷ niệm, và việc tổ chức của nó được ủy ban cố vấn toàn cầu dẫn dắt. Thẻ hashtag chính thức của Tuần lễ Truy cập Mở là #OAweek.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay7,264
  • Tháng hiện tại24,102
  • Tổng lượt truy cập6,902,131
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây