Lệnh cấm nhà xuất bản & DORA

Thứ tư - 05/07/2023 18:34

Publisher bans & DORA

June 6, 2023

Theo: https://sfdora.org/2023/06/06/publisher-bans-dora/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/06/2023

Báo cáo Sự kiện Địa phương của DORAat10

Vào tháng 5/2023, DORA đã kỷ niệm 10 năm thành lập của nó với 2 phiên toàn thể và một chương trình phi tập trung dài cả tuần các sự kiện địa phương được các thành viên cộng đồng từ khắp nơi trên thế giới tổ chức. Các nhà tổ chức sự kiện đã được trao cơ hội để viết các báo cáo ngắn gọn về các sự kiện của họ mà tóm tắt các bài học và các khuyến nghị chính.

Của Zen Faulkes

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng các đo đếm của các tạp chí, như yếu tố tác động, từng là các đo đếm tồi đối với các bài báo của cá nhân trong nội bộ của họ. Tuyên bố về Đánh giá Nghiên cứu trong năm 2013 đã nêu ra nhiều vấn đề với việc đánh giá nghiên cứu có sử dụng các đo đếm mức tạp chí.

Nhưng gần đây, vài cơ sở được cho là đã tạo ra các chính sách nhằm vào các nhà xuất bản thay vì các tạp chí đơn lẻ. (“Được cho” được sử dụng ở đây vì các nỗ lực để có được xác nhận từ các tổ chức đã thất bại).

Tọa đàm bàn tròn trên trực tuyến “Lệnh cấm nhà xuất bản & DORA” (được tổ chức ngày 15/05/2023) đã thảo luận các trường hợp nơi các cơ sở đã tạo ra các chính sách nhằm vào các nhà xuất bản cụ thể nhằm mục đích ngăn cản, giảm giá hoặc loại bỏ nghiên cứu xuất hiện trên các tạp chí của họ.

Zen Faulkes (người điều tiết) đã đưa ra các báo cáo về các chính sách nhằm vào các nhà xuất bản trong các bài trình bày của họ. Ví dụ, Đại học Nam Bohemia được cho là đã công bố việc xuất hiện nghiên cứu trong bất kỳ tạp chí nào từ một nhà xuất bản cụ thể như là không hợp lệ. Trường Y của Viện Kỹ thuật Munich không muốn thanh toán các khoản phí xử lý bài báo cho một nhà xuất bản cụ thể. Trong khi việc không trả phí không phải là một lệnh cấm, chính sách đó rõ ràng có ý định chỉ đạo các nhà nghiên cứu tránh xa các nhà xuất bản nhất định. Yêu cầu xuất bản trên các tạp chí được lập chỉ mục có thể gây áp lực lên các nhà nghiên cứu giống như một lệnh cấm.

Các thành viên tham gia phiên hội thảo đã ghi nhận hiệu ứng tích cực của các chính sách này: chúng có thể thúc đẩy các nhà xuất bản thực hiện công việc kiểm soát chất lượng tốt hơn. Nếu không có những điều ngăn cản như vậy, các nhà xuất bản có thể hoạt động trong một môi trường “không có hậu quả”, nơi bất kỳ tạp chí nào cũng có thể trở thành một tạp chí săn mồi mà không có rà soát lại hoặc chỉnh sửa ngang hàng. Tuy nhiên, các chính sách đó là tiêu cực hơn là tích cực.

Mất tự do học thuật: Cả những người tham gia phiên hội thảo và khán thính phòng đã cảm thấy rằng ở những nơi các học giả chọn chia sẻ tác phẩm của họ là một phần quan trọng của quyền tự do học thuật. Jennifer Guarini (một người tham gia) nói, “Người hiểu rõ tác phẩm của bạn nhất, tôi tin chắc rằng, đó là các tác giả. Họ biết tác phẩm của họ, nơi đâu tác phẩm của họ nên tới. Và từng tác giả nên có sự lựa chọn gửi tác phẩm của họ tới nơi họ nghĩ cần phải tới, nơi sẽ tìm ra khán thính phòng của nó”.

Đây cũng là phản biện của nhà xuất bản đối với các lệnh cấm. Trong một thư điện tử, Katherine Sharples (Nhà xuất bản Wiley, bên sở hữu Hindawi) đã viết, “Rốt cuộc chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn của tác giả và tin tưởng là quan trọng cho các nhà nghiên cứu để có một dải các địa điểm xuất bản để lựa chọn và không bị trừng phạt vì sự lựa chọn đó”. Tương tự, một tuyên bố từ Ryan Siu (MDPI) nêu, “Chúng tôi tin tưởng các nhà nghiên cứu nên có quyền tự do lựa chọn, nhà xuất bản họ chọn mà không có các hạn chế từ các quy định của cơ sở, và bát kỳ hạn chế nào được áp dụng cho các lựa chọn đó đều là chống lại quyền tự do học thuật”.

Thiếu minh bạch: Katherine Stephan (người tham gia) đã hỏi, “Ai quyết định (các lệnh cấm)? Liệu họ có minh bạch về việc vì sao những điều đó lại bị cấm? Và một lần nữa, làm thế nào bạn thoát được khỏi nó?” Những khó khăn của việc khẳng định các chính sách đó chỉ ra rằng có thể là khó để biết ai đang đưa ra các quyết định đó, các tiêu chí nào họ đang sử dụng, và các quyết định được rà soát lại thường xuyên ra sao.

Các nhà xuất bản cũng quan tâm về việc thiếu minh bạch. Không minh bạch, các nhà xuất bản có thể khiếu nại (có lẽ đúng) rằng các chỉ trích và lệnh cấm dựa vào thông tin sai lệch. Một nhà quản trị thiết lập chính sách có thể thấy không có bổn phận thông báo cho nhà xuất bản, điều có thể đánh bại mục đích khiến các nhà xuất bản hành xử “tốt hơn”. Các nhà xuất bản không thể thực hiện các bước để thoát ra khỏi một danh sách bị cấm nếu họ không biết có danh sách bị cấm.

Cản trợ cộng tác: Việc chọn một địa điểm xuất bản cho các nhóm cộng tác lớn là sẵn sàng cho những xung đột tiềm ẩn giữa những người đóng góp. Những hạn chế về địa điểm xuất bản làm cho các cuộc đàm phán về nơi gửi tác phẩm thậm chí còn phức tạp hơn, đặc biệt nếu các thành viên khác nhau trong nhóm phải tuân theo các chính sách khác nhau, có thể có xung đột. Nó có thể trở thành “nhiệm vụ rất to lớn để chọn một tạp chí”, Payal Joshi (người tham gia), nói.

Thiệt hại tài sản thế chấp: Việc xuất bản có thể mất thời gian, và chất lượng tạp chí thay đổi. Một quyết định vội vã cấm một nhà xuất bản vì một vấn đề mới có thể ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu đã gửi các bài báo một cách thiện chí trước khi vấn đề đó được nhận ra. “Điều gì xảy ra nếu bạn xuất bản trên một trong các tạp chí đó”, Guarini nói, “và 2 năm sau ai đó quyết định rằng tạp chí đó sẽ bị cấm khỏi đánh giá của bạn?”

“Đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, bạn sẽ bị một hiệp hội với nhà xuất bản đó bôi nhọ… Điều đó dường như là một sức nặng cực kỳ phải mang đối với một người”, Stephan đã viết sau này.

Ngay cả các danh sách không có ý định cho việc đánh giá giảng viên cũng có thể bị sử dụng sai. Cơ quan Đăng ký các Tạp chí Khoa học Nauy (được nêu vài lần trong tọa đàm bàn tròn) đặt các tạp chí vào 4 “mức”. Các mức 1 hoặc 2 là cho các tạp chí học thuật bình thường. Mức X là cho các địa điểm mà tình trạng của chúng là không chắc chắn. Mức 0 là cho các xuất bản không được thừa nhận là các tạp chí khoa học, chẳng hạn như các xuất bản phẩm học thuật trong các lĩnh vực không khoa học hoặc các tạp chí phổ biến bổ sung cho các tạp chí khoa học mà không đáp ứng được các tiêu chí của cơ quan Đăng ký.

Mục đích của cơ quan Đăng ký từng là để so sánh các cơ sở, chứ không so sánh các cá nhân. Nhưng thoạt nhìn, hệ thống này có thể được coi là đưa ra một tạp chí “danh sách cho phép” và “danh sách cấm” nhằm vào các nhà nghiên cứu cá nhân. Vidar Røeggen (cố vấn cao cấp, Hiệp hội các Cơ sở Giáo dục Đại học Nauy) đã viết trong một thư điện tử, “Khi mô hình của chúng tôi đã được/bị đánh giá trong năm 2013, những người đánh giá đã thấy vài dấu vết sử dụng sai… chúng tôi đã cố gắng đều cập vấn đề điều này bằng việc viết ra khuyến nghị của chúng tôi về sử dụng có trách nhiệm”.

Những người tham gia cũng lưu ý rằng các thực hành xuất bản biến động lớn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Các học giả về nhân văn thường xuất bản tác phẩm trong các cuốn sách thay vì trên các tạp chí. Và các thực hành xuất bản đang thay đổi. Ví dụ, các bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprint) đang ngày càng trở nên được chấp nhận rộng rãi hơn cho những đánh giá trong nhiều lĩnh vực khoa học, bất chấp có rà soát lại ngang hàng tối thiểu - một yếu tố thường là trọng tâm của chỉ trích đối với các nhà xuất bản.

Các cơ sở yêu cầu năng suất nghiên cứu. Không ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu muốn các tạp chí nơi tác phẩm của họ có cơ hội tốt được chấp nhận và sẽ được xuất bản nhanh chóng - ngay cả nếu con đường đó có thể được/bị các đồng nghiệp coi là “các con đường tắt” sơ sài. Cũng không ngạc nhiên là các nhà xuất bản sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu đó trong thị trường. Giống như việc tát nước ra khỏi một chiếc thuyền đang chìm mà không khắc phục chỗ rò rỉ, các lệnh cấm đối với các nhà xuất bản giống như các tổ chức đang cố gắng giải quyết các triệu chứng của vấn đề do chính họ tạo ra mà không giải quyết được nguyên nhân cơ bản.

Tọa đàm bàn tròn có trên YouTube: https://youtu.be/LU2c3J9X–c

Video này cũng có trên Figshare, cùng với các nội dung khác: https://doi.org/10.6084/m9.figshare.22748117

Tất cả các trích dẫn được sử dụng đều có sự cho phép

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay7,264
  • Tháng hiện tại24,355
  • Tổng lượt truy cập6,902,384
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây