EIFL ở WIPO: truy cập, lưu trữ công bằng, không đánh thuế vay mượn

Thứ hai - 21/12/2020 18:05
EIFL ở WIPO: truy cập, lưu trữ công bằng, không đánh thuế vay mượn
EIFL@WIPO: fair access, preservation, no lending tax
Gặp gỡ ở ủy ban về bản quyền của WIPO lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm, EIFL đã nhấn mạnh nhu cầu truy cập công bằng đối với các thư viện về nội dung phát thanh, nhu cầu đối với một kế hoạch làm việc về lưu trữ số, và các thách thức về quyền thuê mượn công cộng ở các quốc gia đang phát triển
Bài viết của Teresa Hackett, Giám đốc Chương trình Bản quyền và Thư viện, ngày 04/12/2020.
Teresa Hackett, Giám đốc Chương trình Bản quyền và THư viện của EIFL, báo cáo từ ủy ban về bản quyền của WIPO diễn ra gần đây theo chế độ lai ở Geneva
Theo: https://www.eifl.net/blogs/eiflwipo-fair-access-preservation-no-lending-tax
Bài được đưa lên Internet ngày: 04/12/2020

Để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, WIPO SCCR/40 diễn ra theo chế độ lai, với sự tham gia vật lý hạn chế với số lượng nhỏ các đoàn đại biểu của quốc gia thành viên, và những người khác tham gia từ xa.
Ban Thường trực của WIPO về Bản quyền và các Quyền Liên quan (SCCR/40) gần đây đã nhóm họp lần đầu tiên trong vòng hơn một năm vì đại dịch COVID-19. EIFL do Teresa Hackett, Giám đốc Chương trình Bản quyền và Thư viện của EIFL làm đại diện, và Dick Kawooya, Đại học Nam Carolina, người đã kêu gọi truy cập công bằng tới nội dung phát thanh đối với các thư viện, áp dụng lưu trữ cố kế hoặc làm việc, và đã nhấn mạnh các thách thức về quyền cho thuê mượn công ở các quốc gia đang phát triển.
Cuộc họp đã diễn ra ở chế độ lai, ngụ ý sự tham gia vật lý là hạn chế với số lượng nhỏ các đoàn đại biểu của các quốc gia thành viên có trụ sở ở Geneva, và bất kỳ ai khác tham gia từ xa trong 5 ngày, mỗi ngày 2,5 tiếng đồng hồ. Vì hoàn cảnh không bình thường đó, chủ tọa mới của SCCR, M. Aziz Dieng từ Senegal, đã công bố từ đầu phiên họp rằng cuộc họp có thể không có bất kỳ thương lượng nào hay việc ra quyết định nào mà thay vào đó là kiểm tra công việc của ủy ban.

Truy cập công bằng tới nội dung phát thanh
Các quốc gia thành viên WIPO đang bàn thảo hiệp định có thể giới thiệu quyền độc quyền mới đối với các tổ chức phát thanh về nội dung họ phát (hơi giống với việc trao cho dịch vụ bưu điện quyền đối với nội dung họ phân phối qua bưu điện).

Teresa Hackett, Giám đốc Chương trình Bản quyền và Thư viện của EIFL, trình bày tuyên bố của EIFL về các giới hạn và ngoại lệ ở WIPO SCCR/40.
Đối với các thư viện, quyền phát thanh mói có thể đưa ra một lớp các quyền mới để làm việc khi nội dung phát thanh được sử dụng vì các mục đích có lợi cho xã hội, giáo dục và công chúng, ví dụ, hỗ trợ cho các dự án giáo dục trên TV và phim, lịch sử, hoặc để đánh dấu các sự kiện quốc gia như ngày độc lập. Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tới nhu cầu truy cập công bằng vì các mục đích có lợi cho công chúng - các nhà đài đã đóng vai trò truyền thông công cộng sống còn trong đại dịch và TV giáo dục đã hỗ trợ học từ xa trong giãn cách, một con đường sống ở các quốc gia với truy cập hạn chế tới các công nghệ số.
Cách duy nhất để đảm bảo truy cập công bằng là tạo ra các ngoại lệ bắt buộc trong văn bản phác thảo hiệp định (tài liệu SCCR/39/7), thay vì là tùy chọn. Văn bản đó cũng cần cung cấp các ngoại lệ là bắt buộc trong các hiệp định khác, như được trích dẫn trong Công ước Berne, và việc tạo ra các bản sao định dạng truy cập được trong Hiệp ước Marrakesh. Các giới hạn và ngoại lệ là phần được thừa nhận của hệ thống bản quyền vận hành đúng, và bất kỳ hiệp định mới nào tạo ra các quyền mới cũng nên có cái nhìn như nhau về các ngoại lệ và giới hạn.

Các giới hạn và ngoại lệ: bắt đầu làm việc về lưu trữ số
Ban Thư ký của WIPO đã trình bày báo cáo của nó về 4 sự kiện về các giới hạn và ngoại lệ được nêu trong năm 2019: các hội thảo khu vực ở Singapore, Nairobi và Santo Domingo, và hội nghị quốc tế ở Geneva (tài liệu SCCR/40/2). Mục tiêu của các sự kiện đó là thúc đẩy thảo luận về vấn đề các giới hạn và ngoại lệ cho các thư viện và kho lưu trữ, cũng như giáo dục và nghiên cứu, điều đã có trong chương trình nghị sự của SCCR từ hơn thập kỷ qua.
Trong tuyên bố của chúng tôi về báo cáo của Ban thư ký, EIFL đã chào đón sự thừa nhận trong báo cáo về di sản văn hóa như một lợi ích chung vô giá, và bị tổn thương. Ở cả 4 sự kiện, đã có mức đồng thuận cao về công việc WIPO tiến hành về bảo tồn di sản văn hóa. Các chuyên gia, các đoàn đại biểu chính phủ, và các quan sát viên tất cả đều đã thừa nhận mối đe dọa do các thảm họa tự nhiên, do cháy, và lũ lụt đặt ra cho di sản văn hóa của nhiều quốc gia thành viên, đặc biệt các quốc gia đảo bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu. Họ cũng đã thừa nhận rằng các luật bản quyền ở nhiều quốc gia là rào cản, ví dụ, hơn nửa các quốc gia châu Phi không có ngoại lệ bảo tồn nào.
Đại dịch COVID-19 là sự nhắc nhở về tầm quan trọng của bảo tồn số. Nếu tư liệu có liên quan tới đại dịch, như dữ liệu nghiên cứu, các bài báo khoa học, và các video y tế công khai, không được lưu trữ chuyên nghiệp, nó sẽ không tồn tại hoặc nó sẽ không thể tìm thấy được đối với các học giả và các nhà khoa học trong tương lai. Các quốc gia không có các quyền bảo tồn rõ ràng sẽ bị tụt hậu với các khoảng cách trong hồ sơ quốc gia đáp trả đại dịch của họ, hoặc những đóng góp của họ để tìm kiếm sự chữa trị, hoặc các tác phẩm lưu trữ có thể bị/được các cơ sở nắm giữ ở các quốc gia khác với các luật bản quyền tốt hơn.
EIFL đã yêu cầu SCCR bám theo sự đồng thuận đạt được bằng việc áp dụng kế hoạch làm việc về lưu trữ, bao gồm công việc dựa vào văn bản về công cụ pháp lý, tuân thủ với quyết định của Hội đồng WIPO 2012 mà chỉ thị cho SCCR tiếp tục thảo luận hướng tới “công cụ pháp lý quốc tế thích hợp, ở bất kỳ dạng nào”. Trong khi chờ đợi, trong khi công việc của SCCR bị bảo phủ bởi đại dịch, Ban thư ký có thể giữ lại chuyên gia của mình, Giáo sư Kenneth Crews, để chuẩn bị các điều khoản mẫu về bảo tồn để cung cấp cho các quốc gia hướng dẫn đúng lúc về vấn đề quan trọng này. [Xem tuyên bố của EIFL về các giới hạn và ngoại lệ].
EIFL cũng đã ủng hộ lời kêu gọi cho ‘Tuyên bố Doha về Covid’ để thúc đẩy tính mềm dẻo trong hệ thống bản quyền quốc tế sao cho các hoạt động trên trực tuyến về giáo dục, nghiên cứu và tham gia xã hội không bị cản trở trong thời đại dịch. (Tuyên bố Doha năm 2001 về sự mềm dẻo được làm rõ của y tế công trong Thỏa thuận TRIPS của WTO về truy cập tới thuốc y dược trong những lúc khẩn cấp quốc gia).

Không PLR ở các quốc gia đang phát triển - không đánh thuế vay mượn ở thư viện
Vào ngày cuối của SCCR/40, chính phủ Sierra Leone đã đưa ra đề xuất chính thức cho WIPO để triển khai nghiên cứu phạm vi về Quyền Vay mượn Công – PLR (Public Lending Right), với trọng tâm đặc biệt nhằm vào thiết lập hệ thống PLR ở các quốc gia đang phát triển (tài liệu SCCR/40/3.REV.2). Đề xuất đã được Panama và Malawi ủng hộ.

Dick Kawooya, Đại học Nam Carolina, trình bày tuyên bố của EIFL về quyền vay mượn công.
Theo kinh nghiệm của EIFL, PLR làm dấy lên các thách thức đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển: trên thực tế vào những năm 1990, WIPO đã từ chối PLR đặc biệt vì tác động tiêu cực của nó lên các thư viện, năng lực và phát triển.
Tất nhiên, EIFL đánh giá cao mục tiêu đằng sau đề xuất là để hỗ trợ cho các tác giả. Tuy nhiên, việc thanh toán cho các tác giả ở dạng các trợ cấp, học bổng hoặc hưu trí, như được nêu trong đề xuất, tất cả có thể đạt được mà không cần thiết lập hệ thống PLR và không đặt ra khoản thuế nào lên vay mượn thư viện. Và nếu các hỗ trợ tài chính được làm trực tiếp cho các tác giả, chúng sẽ có mục đích nhiều hơn, minh bạch hơn và giá trị về tiền tốt hơn vì chúng có thể cắt bỏ những người trung gian có thể lấy đi một phần số tiền thu được. Một cơ chế dễ dàng khác để hỗ trợ cho các tác giả là phân bổ ngân sách cho các thư viện công để mua các tác phẩm của các tác giả bản địa. [Xem tuyên bố của EIFL về quyền vay mượn công].
Vì hết thời gian đối với các NGO để can thiệp vào PLR, các nhóm thư viện đã ghi lại các tuyên bố. Các tuyên bố từ EIFL, IFLA (Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và Cơ sở Thư viện) và CFLA (Liên đoàn các Hiệp hội Thư viện Canada) là sẵn sàng ở đây.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay7,520
  • Tháng hiện tại204,204
  • Tổng lượt truy cập7,082,233
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây