ORCID - Quy trình làm việc: Các máy chủ preprint

Thứ năm - 31/08/2023 18:54
Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207
Nguồn ảnh: Tùy chỉnh từ tài liệu ‘From Vision to Value: ORCID’s 2022–2025 Strategic Plan’, https://doi.org/10.23640/07243.16687207

Preprint Servers

Theo: https://info.orcid.org/documentation/workflows/preprint-workflow/

Trước khi xuất bản chính thức trên một tạp chí, các bài báo theo truyền thống được bình duyệt ngang hàng. Thường thì tạp chí sẽ chỉ xuất bản bài báo một khi các biên tập viên hài lòng là các tác giả đã giải quyết bất kỳ lo ngại nào có thể phát sinh từ quy trình bình duyệt đó.

Chúng tôi biết rằng quy trình này có thể mất vài thời gian, và rằng không phải tất cả các ngành đều xuất bản tất cả các kết quả đầu ra lên các tạp chí. May thay, các nhà nghiên cứu có khả năng làm cho các kết quả đầu ra của họ sẵn sàng bằng việc tải lên một máy chủ preprint, tới lượt nó có thể cập nhật hồ sơ ORCID của họ nếu máy chủ preprint đó là một thành viên của ORCID. Quy trình cơ bản là như sau:

  • Tác giả gửi đệ trình bài báo tới máy chủ preprint

  • Dịch vụ của máy chủ preprint thu thập ORCID id của tác giả được xác thực và yêu cầu sự cho phép để tương tác với hồ sơ của họ, và lưu trữ sự cho phép đó.

  • Khi bản preprint đó được chấp nhận đối với máy chủ đó thì nhà cung cấp:

    • Đưa ORCID iD vào siêu dữ liệu của riêng nó, và bất kỳ siêu dữ liệu DOI nào.

    • Thêm bản preprint vào hồ sơ ORCID của tác giả, bao gồm cả ID của preprint đó (ví dụ, một DOI) và sử dụng dạng tác phẩm preprint với mối quan hệ “Self” (Bản thân). Điều này sẽ kết nối người đó với preprint đó.

    • Hiển thị logo iD xác thực cùng với tên tác giả của preprint đó và liên kết nó với hồ sơ ORCID của họ.

    • Dịch vụ đó cũng cho phép thu thập các iD xác thực cho bất kỳ đồng tác giả nào bằng việc gửi thư điện tử cho họ và yêu cầu họ xác thực và khẳng định đóng góp của họ.

Nếu bài báo đó được chấp nhận xuất bản trên một tạp chí được bình duyệt ngang hàng sau đó, thì nhà xuất bản có thể thêm bài báo trên tạp chí được bình duyệt ngang hàng vào hồ sơ ORCID, và đưa 2 mã nhận diện: một DOI cho bài báo trên tạp chí với quan hệ ‘Self’ và một DOI hoặc mã nhận diện của bản preprint gốc với quan hệ ‘Version of’ (Phiên bản của) nếu họ biết điều đó. Điều này sẽ nhóm các phiên bản lại cùng nhau trong hồ sơ ORCID, điều là hữu ích cho nhà nghiên cứu và những người xem hồ sơ đó.

Ví dụ

Liên kết bản preprint với các phiên bản được bình duyệt ngang hàng hoặc khác

ORCID hỗ trợ nhiều dạng quan hệ mã nhận diện bên ngoài:

  • Self - Tự bản thân: mã nhận diện tham chiếu chỉ tới tác phẩm đó và có thể được nhóm với các tác phẩm khác có cùng mã nhận diện. Ví dụ là một DOI

  • Part of - Phần của: tác phẩm là một phần của mã nhận diện này và không thể được nhóm với các tác phẩm khác. Ví dụ là một ISSN

  • Version of - Phiên bản của: các mã nhận diện áp dụng cho các phiên bản lựa chọn thay thế của tác phẩm và có thể được nhóm với self và version của các mã nhận diện. Được sử dụng để liên kết nhiều phiên bản của một tập hợp dữ liệu cùng nhau, hoặc để nhóm các preprint với phiên bản tài liệu được xuất bản.

  • Funded by - Được cấp vốn bởi: Các mã nhận diện này được sử dụng để liên kết việc cấp vốn với kết quả đầu ra nghiên cứu. Các mã nhận diện đó không được sử dụng trong việc tạo nhóm.

Các dạng mối quan hệ được sử dụng cho việc tạo nhóm các tác phẩm trong các hồ sơ ORCID của người sử dụng. Một tác phẩm y hệt có thể được thêm vào hồ sơ ORCID từ các nguồn khác nhau: nhiều kết nối đó làm cho thông tin về hồ sơ ORICD xác thực hơn. Ở những nơi các tác phẩm đó có một mã nhận diện chung (như một DOI, ISBN, .v.v.), chúng tự động được nhóm lại cùng nhau vì chúng đại diện cho một hạng mục y hệt. Lưu ý là vài mã nhận diện là phân biệt chữ hoa chữ thường và những gì xuất hiện sẽ là 2 phiên bản của cùng một mã nhận diện (ví dụ, “11abC” và “11ABC”) sẽ không nhóm được, trong khi vài mã nhận diện không phân biệt chữ hoa chữ thường và sẽ vẫn nhóm được ngay cả nếu các trường hợp đó là khác nhau (ví dụ, “10.125/1xyZ” và “10.125/1XYZ”). Nếu một tác phẩm không có mã nhận diện, nó không thể được nhóm.

Các lợi ích

Mọi thứ thường không đơn giản như vậy. Các iD và quyền ORCID có khả năng sẽ cần phải được chuyển từ hệ thống đệ trình sang hệ thống sản xuất và thậm chí có thể không có hệ thống để tác giả tương tác.

Chúng tôi vẫn nghĩ điều đó đáng làm. ORCID có thể giúp hợp lý hóa quy trình xuất bản, cải thiện quản lý tác giả và các cơ sở dữ liệu của người bình duyệt, và cải thiện độ chính xác tìm kiếm các kho dựa vào tên.

Các nhà xuất bản sử dụng ORCID để liên kết rõ ràng các tác giả và những người bình duyệt - và tất cả các phương án tên của họ - với tác phẩm nghiên cứu của họ, bằng việc nhúng các ORCID iD vào siêu dữ liệu ấn phẩm của họ và hiển thị chúng khi xuất bản hoàn thành. Bằng việc đưa các iD xác thực vào siêu dữ liệu của bạn, bạn có thể giải phóng các nhà nghiên cứu khỏi việc phải cập nhật thủ công hồ sơ ORCID của họ, giúp tăng tốc truyền thông các tác phẩm nghiên cứu, và giảm thiểu rủi ro các lỗi. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ hồ sơ ORCID như tên các nhà nghiên cứu, lịch sử giáo dục, và các cơ sở liên kết hiện hành để nhập liệu cho các hồ sơ trong hệ thống của riêng bạn để tiết kiệm thời gian của người sử dụng của bạn và giảm thiểu các lỗi.

Các nhà nghiên cứu nằm ở tâm điểm của mọi điều mà các nhà xuất bản học thuật và nghiên cứu làm. Thông tin chính xác về tác giả và người bình duyệt là rất quan trọng cho việc đánh chỉ mục, tìm kiếm và phát hiện, theo dõi xuất bản, cấp vốn và thừa nhận ghi công sử dụng tài nguyên, và hỗ trợ cho bình duyệt ngang hàng.


 

Tham khảo thêm các bản dịch liên quan tới các quy trình làm việc của ORCID ở đây.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay5,951
  • Tháng hiện tại95,533
  • Tổng lượt truy cập7,197,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây