Tóm tắt Hội nghị Khoa học Mở lần thứ 3 của LHQ: Trung tâm Khoa học Mở để đạt được các Mục tiêu Bền vững của LHQ

Thứ tư - 29/03/2023 19:26

3rd UN Open Science Conference Recap: Open Science Central to Achieving UN Sustainability Goals

Tuesday, February 28, 2023 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2023/3rd-un-open-science-conference-recap-open-science-central-to-achieving-un-sustainability-goals/

Bài được đưa lên Internet ngày: 28/02/2023

Từ việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho tới việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, quá nhiều thách thức đầy áp lực đòi hỏi sự cộng tác toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu không có quyền truy cập tới các phát hiện hoặc các địa điểm khoa học mới nhất để đóng góp các giải pháp của họ. Điều này nhắc lại lời kêu gọi ngày một gia tăng về các thực hành khoa học mở và hệ sinh thái chia sẻ kiến thức công bằng hơn ở đó các thủ thư có thể đóng vai trò chính.

Những người tham gia trong Hội nghị Khoa học Mở lần thứ 3 của Liên hiệp quốc (LHQ) trong các ngày 8-10/03/2023 đã kêu gọi sự thay đổi về chính sách và văn hóa để dân chủ hóa hồ sơ khoa học. Đã có cảm giác giữa 100 người tham dự ở New York và 2.000 người trên trực tuyến tại sự kiện lai này về nghiên cứu sẽ được chia sẻ xuyên biên giới để tăng tốc sự tiến bộ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ.

Hội nghị đã nhấn mạnh 3 ưu tiên: công bằng về uyên thâm mở; cải cách xuất bản khoa học; và tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội.

“Việc chia sẻ kiến thức của chúng ta trên các nền tảng trực tuyến, truy cập mở sẽ chỉ có hại cho những người không muốn một thế giới công bằng và không thiên vị”, Csaba Kőrösi, Chủ tịch của Đại hội đồng LHQ đã nói trong bài phát biểu khai mạc hội nghị.

Video: https://www.kaltura.com/p/2503451/embedPlaykitJs/uiconf_id/49754663?iframeembed=true&entry_id=1_9lx5kezf&kalturaStartTime=65

Bằng chứng dựa vào khoa học và sự hợp tác liên ngành là sống còn để xác định các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, ông nói. “Việc lấp đi khoảng trống giữa khoa học và việc hoạch định chính sách đã trở thành hòn đá tảng trong nhiệm kỳ chức chủ tịch của tôi kể từ ngày đầu tiên”, Kőrösi nói.

Vì bản chất các cuộc khủng hoảng thay đổi, Kőrösi nói với những người tham gia hội nghị rằng xã hội phải thích nghi theo cách thức nó đáp lại.

Hòa nhập toàn diện tốt hơn trong khoa học là tối thượng”, Kőrösi nói. “Chúng ta đang sống trong những xã hội đã phát triển bị chia rẽ theo những đường lối tùy tiện - chẳng hạn như giới tính, giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo hoặc dân tộc. Đáng buồn là, sự kế thừa bất bình đẳng và không công bằng này cũng ngấm vào giới học thuật và khoa học. Các nhóm đã từng bị gạt ra ngoài lề trong lịch sử thường vẫn bị loại khỏi nghiên cứu trên thực tế”.

Theo Kőrösi, xã hội không thể bỏ qua những đóng góp của bất kỳ ai. Việc thúc đẩy văn hóa nghiên cứu và truy cập mở là sống còn để dân chủ hóa kiến thức. Ông đã nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng của thông tin sai lệch tràn lan về vắc-xin, ví dụ, trong khi các tài liệu đáng tin cậy được rà soát lại ngang hàng vẫn đứng sau các bức tường thanh toán.

Kőrösi nói: “Đại dịch đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc có thông tin chính xác, dựa trên cơ sở khoa học, có thể truy cập miễn phí và dễ dàng, đặc biệt là trên trực tuyến”. “Nó đặt ra trước mặt chúng ta sự cấp bách tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội”.

Cách duy nhất LHQ có thể đạt được các SDG của nó là phải thay đổi cách những người tham gia tương tác và phân phối các lợi ích công cộng. Kőrösi đã kêu gọi các biện pháp mới, linh hoạt cho chuyển đổi tính bền vững. “Các cuộc khủng hoảng chúng ta đối mặt có kết nối lẫn nhau. Vì thế, cũng vậy, phải là các giải pháp của chúng ta”, ông nói.

Các mục tiêu phát triển của LHQ có thể đạt được với sự trợ giúp của khoa học, Shamila Nair-Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên, nói tại hội nghị. Tuy nhiên, quá thường thấy có các khoảng trống về quyền truy cập tới thông tin về các vấn đề, ví dụ như, nước. Tuy nhiên, chỉ 33% các bài báo về các vấn đề nước là truy cập mở, trong khi 60% các bài báo về y tế là truy cập mở.

Video: https://www.kaltura.com/p/2503451/embedPlaykitJs/uiconf_id/49754663?iframeembed=true&entry_id=1_9lx5kezf&kalturaStartTime=2055

“Khoa học mở có tiềm năng làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, được kết nối nhiều hơn với các nhu cầu của xã hội”, Nair-Bedouelle nói. Để tiến lên, bà nói, có nhu cầu về hợp tác, đoàn kết, cộng tác, và các công cụ chuẩn mực. Về khía cạnh này, UNESCO, với 193 quốc gia thành viên của nó, đã thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) trong năm 2021, theo đó nó đã đưa ra các định nghĩa và các nguyên tắc hướng dẫn cho các thực hành khoa học mở.

“Các quốc gia được khuyến khích thúc đẩy sự hiểu biết chung, phát triển một môi trường xúc tác cho khoa học mở, đầu tư vào các dịch vụ hạ tầng, đào tạo, giáo dục, sáng số, xây dựng năng lực, và thúc đẩy văn hóa khoa học mở”, Nair-Bedouelle lưu ý.

Các thách thức vẫn còn trong việc cải thiện khoa học mở: năng lực của cơ sở, các hạ tầng đầy đủ, kết nối Internet tin cậy, cũng như điều chỉnh phù hợp các ưu đãi và rà soát lại các tiêu chí đánh giá xuất sắc khoa học.

Khi UNESCO triển khai khuyến nghị của nó, nó đang phát triển các công cụ hỗ trợ, các tóm tắt kỹ thuật, và thu thập các thực hành tốt nhất. Nó cũng đang phân tích tài chính, các cơ chế, và các ưu đãi cho khoa học mở cũng như thúc đẩy việc xây dựng năng lực khoa học mở, Nair-Bedouelle nói.

Trong ngày thứ hai của hội nghị, Arianna Becerril-García, giám đốc điều hành của Redalyc, đã chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ 20 năm làm việc với các tạp chí phi thương mại, truy cập mở ở Mỹ Latin.

“Khoa học mở là cơ hội duy nhất để thực sự đạt được khoa học như là lợi ích công cộng toàn cầu” Becerril-García nói. “Nếu chúng ta giữ điều này trong đầu, và thực sự điều chỉnh phù hợp các quyết định, các chiến lược, và các đầu tư của chúng tôi, với điều này, thì chúng ta có thể xây dựng thứ gì đó tốt hơn so với hệ thống học thuật hiện hành khắp trên thế giới”.

Video: https://www.kaltura.com/p/2503451/embedPlaykitJs/uiconf_id/49754663?iframeembed=true&entry_id=1_tkm6ezs4&kalturaStartTime=593

Tuy nhiên, sự kiểm soát sản xuất kiến thức và truyền thông ngày một gia tăng bởi các tập đoàn thương mại và các hạn chế về các quyền tác giả là các rào cản. Becerril-García nói sự chuyển đổi việc xuất bản sang các công nghệ kỹ thuật số từng là chậm và đôi khi đáng thất vọng trong lĩnh vực truyền thông khoa học.

Becerril-García đã chia sẻ rằng sự dịch chuyển sang các thỏa thuận chuyển đổi quá độ cũng đáng lo ngại, vì nó chỉ thay đổi người trả tiền và duy trì sự loại trừ và bất bình đẳng.

Khoa học mở có tiềm năng thực sự vẽ lại bức tranh của chúng ta, và điều này không xảy ra trong nhiều phần của thế giới”, bà nói. “Vấn đề là quyền chủ sở hữu và sự kiểm soát vẫn còn nằm trong tay của các tập đoàn thương mại... Vấn đề không phải là lợi nhuận, vấn đề là sự kiểm soát, ai sẽ có sự kiểm soát việc hoạch định chính sách tương lai. Hơn nữa, theo cách tiếp cận đó, có sự đại diện không đủ của Bán cầu Nam”.

Công bằng phải nằm trong tâm của các cuộc thảo luận, Becerril-García nói. Là không đủ để có một bài báo là mở, cần phải có khả năng xử lý nó và liên kết nó với các thông tin khác, điều nhiều thực thể thương mại hạn chế.

Becerril-García đã cảnh báo về cách đo lường sự thành công của truy cập mở và khoa học mở. Bà nói các thư viện là những tay chơi chính và có vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của khoa học mở, bao gồm việc tạo lập hạ tầng mở, nơi bất kỳ ai cũng có cơ hội như nhau để xuất bản và để đọc. Bà bảo vệ cho truy cập mở tức thì, đánh giá nghiên cứu có trách nhiệm, và tận dụng công nghệ để dân chủ hóa kiến thức.

“Chúng tôi tin tưởng cách tiếp cận này là tốt hơn, hệ sinh thái lành mạnh hơn... công bằng hơn”, Becerril-García giải thích. “Chúng ta cần nghĩa rằng các cơ sở hàn lâm, khu vực nghiên cứu, có thể có quyền sở hữu và kiểm soát khu vực này”.

Ở Mỹ Latin, các sáng kiến khác nhau - bao gồm hàng trăm nhà xuất bản và trường đại học - đang ủng hộ truy cập mở kim cương và các kho của cơ sở, Becerril-García giải thích. Có hơn 12.000 tạp chí truy cập mở trên trực tuyến được xuất bản thông qua một hạ tầng của khu vực đang phục vụ cho khoa học mở. Becerril-García bổ sung thêm: “Chúng tôi thực sự đang cung cấp dịch vụ đó cho bất kỳ ai với lợi ích triệt để này, nhưng với sự đầu tư phân tán”.

Trong phần kết thúc hội nghị, Thanos Giannakopoulos, Giám đốc Thư viện Dag Hammarskjöld của LHQ, đã đồng ý với nhiều diễn giả khi nêu bật tầm quan trọng của việc tăng tốc sự tiến bọ trong phát triển bền vững thông qua nghiên cứu mở: “Các quyết định của chúng ta ngày nay sẽ tác động tới các thế hệ sau, vì chúng ta đã bị tác động bởi các quyết định các thế hệ trước chúng ta đã đưa ra”.

SPARC một lần nữa đã hỗ trợ khâu chuẩn bị cho sự kiện của năm nay, được xây dựng dựa vào 3 cuộc gặp trước đó: các Hội nghị Khoa học Mở đầu tiên và thứ hai của LHQ (được tổ chức vào năm 2019 và 2021) và OpenCon tại Tổng hành dinh của LHQ (được tổ chức năm 2018).

Bản ghi âm đầy đủ cho từng ngày hội nghị có thể truy cập được theo các đường liên kết sau: Day One, Day Two, Day Three.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay5,265
  • Tháng hiện tại278,253
  • Tổng lượt truy cập5,372,655
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây