Kho lưu trữ Mở Zenodo hợp lý hóa việc chia sẻ khoa học

Thứ ba - 09/05/2023 20:30
Kho lưu trữ Mở Zenodo hợp lý hóa việc chia sẻ khoa học

Zenodo’s Open Repository Streamlines Sharing Science

Theo: https://sparcopen.org/impact-story/zenodos-open-repository-streamlines-sharing-science/

Một thập kỷ trước, cộng đồng khoa học đã nhận thức được rằng để chuyển đổi từ truy cập mở sang khoa học mở, đã có nhu cầu về truy cập tự do không giới hạn tới kiến thức khoa học. Điều này ngụ ý việc đánh giá, chia sẻ và bảo tồn dữ liệu, phần mềm và các chế tác kỹ thuật số khác từ nghiên cứu, nhưng trên con đường để tham gia đó phải nhanh hơn và đơn giản hơn nếu việc thực hành thu hút được sự chú ý.

Liên minh châu Âu đã quyết định cấp vốn cho Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu - CERN (European Organisation for Nuclear Research) thông qua dự án OpenAIRE để xây dựng một kho nắm giữ tất cả nhằm đảm bảo tất cả các nhà nghiên cứu có nơi dễ dàng để tải lên phần mềm, dữ liệu, các bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprint) và các kết quả đầu ra kỹ thuật số khác.

Đó là sự bắt đầu của Zenodo, nó đã được CERN và OpenAIRE khởi xướng vào năm 2013. Kể từ đó, nền tảng toàn cầu tự do không mất tiền này đã mở rộng nhanh hơn so với dự kiến. Nó bây giờ có 25 triệu lượt viếng thăm một năm, chứa hơn 3 triệu bản tải lên và hơn 1 PB dữ liệu. Năm nay đánh dấu 10 năm nền tảng này và ngày nay Zenodo được rộng rãi coi như một nơi tin cậy để bảo tồn các tư liệu nghiên cứu có thể được những người khác sử dụng trong khoa học tiến bộ.

Ở CERN, Lars Holm Nielsen, là kỹ sư phần mềm và giám đốc dự án, và Tim Smith, người điều hành dự án và trưởng nhóm, có trách nhiệm hiện thực hóa kho mới này. Nielsen chỉ vừa mới rời khỏi một vị trí ở Đài quan sát Nam Âu - ESO (European Southern Observatory) nơi ông đã làm việc với Christopher Erdmann, một thủ thư, để giúp làm cho dữ liệu thiên văn học thành mở và khai phá được cho cả công chúng và các nhà khoa học. Họ vẫn liên lạc với nhau sau khi cả hai đã rời ESO.

Dù là một phần của đại dương, cả ba người đều đã là những người sáng tạo ra Zenodo - Nielsen ở CERN đã phát triển kỹ thuật, trong khi Smith và Erdmann đã thiết kế các giải pháp cho các thách thức và đã tập trung vào tiếp cận cộng đồng. Cả cơ sở của OpenAIRE ở châu Âu và cơ sở của Erdmann ở nước Mỹ và mạng nghề nghiệp rộng lớn đều quan trọng trong việc thu hút sự chú ý cho Zenodo.

Sau khi cân nhắc vài cái tên phổ biến hơn (Research Share - Chia sẻ Nghiên cứu, ví dụ thế), hệ thống đó đã được đặt tên là Zenodo, một cái gật đầu với Zenodotus, thủ thư đầu tiên tại Thư viện Cổ Alexandria và là người đầu tiên được ghi nhận là người tạo ra siêu dữ liệu.

Kho này đã được thúc đẩy như một cửa hàng một cửa đã chào đón nghiên cứu từ khắp trên thế giới và từ mọi ngành. Nó làm tăng tốc việc chia sẻ khoa học bằng việc cho phép các nhà nghiên cứu chia sẻ các chế tác bất cứ khi nào mà không phải chờ cho tới khi xuất bản các kết quả.

Đây là nền tảng được xây dựng để trao quyền cho người sử dụng để mọi việc được hoàn thành, bảo tồn dữ liệu nghiên cứu và hỗ trợ cho khoa học”, Nielsen nói. “Chúng tôi muốn đảm bảo không có lý do gì để không chia sẻ dữ liệu”.

Bằng việc chỉ định cho từng hạng mục một Mã nhận diện Đối tượng Số - DOI (Digital Object Identifier), Zenodo cung cấp một dịch vụ có giá trị giám tuyển phần mềm, dữ liệu, các bài báo, các tư liệu hội nghị - bất kỳ thứ gì cần thiết để hiểu quy trình học thuật. Các nhà khoa học có khả năng có được sự thừa nhận cho các bước quan trọng trọng quy trình họ đã đóng góp thay vì tình trạng ‘bất kỳ ai hoặc không ai cả’ theo cách tiếp cận về danh sách các tác giả của tài liệu. Các bản tải lên được làm cho sẵn sàng trên trực tuyến một cách tức thì và DOI được đăng ký trong vài giây đồng hồ.

“Các nhà nghiên cứu từng có thời kỳ khó khăn để đi qua tất cả các bước đó để làm cho dữ liệu nằm trong một kho”, Erdmann nói, bây giờ sống ở Bắc Carolina và là phó giám đốc khoa học mở cho Quỹ Michael J. Fox. “Chúng tôi muốn cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt hơn và loại bỏ vài rào cản để mọi người chỉ việc bắt đầu chia sẻ”.

Trong một thập kỷ qua, Nielsen, Smith, và Erdmann đã tiếp tực cộng tác về Zenodo, đặc biệt làm việc với Jose Benito Gonzalez Lopez và Alex Ioannidis trong một nhóm nhỏ đã giúp mở rộng Zenodo nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng theo cấp số mũ. Hệ thống này đã được phát triển theo chương trình OpenAIRE của châu Âu và được CERN vận hành cho cộng đồng nghiên cứu toàn thế giới, dựa vào uy tín của CERN và sự tinh thông về quản lý dữ liệu phạm vi rộng, bổ sung thêm sự tin cậy và tính bền vững của Zenodo.

Ban đầu, Zenodo từng được coi như là một kẻ phá bĩnh.

“Việc để cho các nhà nghiên cứu tự họ giám tuyển từng là một suy nghĩ cấp tiến”, Smith nói về khái niệm của họ. “Đây là một sự thay đổi trong quy trình, từ bỏ quyền kiểm soát và hạ thấp các rào cản để mọi người gửi tới.”

Vâng, sự tham gia trong Zenodo đã vượt quá các kỳ vọng của nhiều người - đặc biệt những người chỉ trích ban đầu nghĩ nó là quá mở. Qua thời gian, nó đã chiến thắng những kẻ hoài nghi khi các nhà nghiên cứu nói cho nhau và sự dễ sử dụng đã dẫn tới việc ký gửi nhiều hơn tác phẩm của họ.

“Đặc tính ‘các cộng đồng’ trên Zenodo đã cho phép bất kỳ ai tạo ra một kho cho các tài nguyên của họ và nó đã giúp hạ thấp các rào cản đối với một cộng đồng lớn hơn để bắt đầu chia sẻ nghiên cứu”, Erdmann nói.

Các học giả đã bắt đầu chia sẻ các tư liệu từ các cuộc họp và hội nghị lên Zenodo với một đường liên kết nên mọi thứ đã có thể khám phá được và trích dẫn được.

Trong số các ví dụ học thuật có tác động lớn được chia sẻ trên Zenodo:

Một mô hình vũ trụ 3D in được, một nghiên cứu rà soát lại tư liệu về COVID phần mềm được sử dụng như một phần của Sự kiện Kính viễn vọng Horizon.

Nền tảng kỹ thuật của Zenodo là nguồn mở từ đầu, nhưng chưa bao giờ từng có ý định được những người khác sử dụng. Vâng, các cơ sở đã bắt đầu sử dụng nó để xây dựng các kho lưu trữ của riêng họ vì họ đã muốn cung cấp kinh nghiệm của Zenodo cho các nhà nghiên cứu của riêng họ.

Điều đó đã khiến Gonzalez Lopez và Nielsen nhận được một khoản tài trợ nhỏ từ Chuyển giao Tri thức CERN vào năm 2018 để làm cho nền tảng này có thể tái sử dụng dễ dàng. Ngày nay, nền tảng này có tên là InvenioRDM được đồng phát triển bởi sự hợp tác của 25 tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới – đôi bên cùng có lợi cho cả Zenodo và từng trong số các tổ chức đó.

“Là quan trọng rằng chúng tôi có một hạ tầng mở do cộng đồng quản lý”, Gonzalez Lopez nói. “Tư duy của chúng tôi là để kho lưu trữ đó được sử dụng khắp trên thế giới cho những ai không có các tài nguyên và một sân chơi bình đẳng”.

Nielsen nói ông hy vọng Zenodo tiếp tục là nơi hữu ích cho các nhà nghiên cứu để chia sẻ tác phẩm của họ và nền tảng đó tiếp tục dài lâu sau khi ông tham gia vào.

Các vấn đề sẽ tới từ việc trở nên lớn hơn”, Nielsen nói. “Tầm nhìn của tôi về Zenodo là duy trì giải quyết các vấn đề đó trong khi chúng tôi vẫn đổi mới sáng tạo ở khía cạnh hàng đầu của truyền thông học thuật”.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay7,652
  • Tháng hiện tại272,576
  • Tổng lượt truy cập5,366,978
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây