Dự án thuật ngữ tôn trọng dành cho người bản địa được khởi xướng ở Canada

Thứ ba - 11/04/2023 21:06
Dự án thuật ngữ tôn trọng dành cho người bản địa được khởi xướng ở Canada

Respectful Terminologies Project for Indigenous People Launches in Canada

Monday, March 6, 2023 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2023/respectful-terminologies-project-for-indigenous-people-launches-in-canada/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/03/2023

Những nỗ lực giúp các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng thay thế các thuật ngữ có hại bằng ngôn ngữ phù hợp liên quan đến Người bản địa đang thu hút được sự chú ý.

Ở Canada, Dự án thuật ngữ tôn trọng (Respectful Terminologies Project) gần đây đã đảm bảo cấp vốn hạt giống để bắt đầu tạo lập một nền tảng mở, trên trực tuyến các từ vựng được ưu tiên để mô tả con người, địa điểm, di sản, truyền thống, kiến thức, và văn hóa Bản địa. Mục tiêu là để thay thế ngôn ngữ không nhạy cảm về văn hóa bắt nguồn trong chủ nghĩa thực dân bằng các mô tả thích hợp hơn phản ánh các cộng đồng đa dạng.

Dự án của Liên minh Kiến thức và Ngôn ngữ Bản địa Quốc gia - NIKLA (National Indigenous Knowledge and Language Alliance) được đồng lãnh đạo bởi Stacy Allison-Cassin, một công dân của Tộc người Métis của Ontario và trợ lý giáo sư ở Đại học Dalhousieở Nova Scotia, và Camille Callison, thành viên của Tộc người Tahltan và là thủ thư Đại học ở Đại học Fraser Valley ở British Columbia.

“Là một thủ thư và người làm catalog, trước đó, tôi đã thấy bất bình với các cách thức tiêu chuẩn của việc phân loại và làm tài liệu các tư liệu văn hóa - sự bất lực để thể hiện, ví dụ, các hạng mục tới từ truyền thống nói”, Allison-Cassin nói. “Sự khó chịu này đã dẫn tới công việc qua vài năm về các cơ chế tiến hành các thực hành có tính mô tả công bằng và công tâm hơn, và đặc biệt xem xét các cộng đồng Bản địa”.

Stacy Allison-Cassin

Việc chuyển đổi các thuật ngữ Bản địa từng là sự say mê dài hạn đối với Callison, người nói dự án này là một phần của sáng kiến bao quát.

“Nhiều người đang làm việc về điều này đồng thời khắp đất nước”, Callison nói. “Một phần trọng tâm của chúng tôi là không làm việc trong môi trường khép kín nữa, mà tạo ra một nỗ lực phối hợp chuyên dành để đảm bảo rằng điều này hướng tới tương lai”.

Dự án này sẽ thu hút tư vấn mở rộng với các cộng đồng Bản địa khác nhau, điều ở Canada bao gồm 3 nhóm chính: First Nations, Inuit, và người Métis. Ý tưởng là để xây dựng các mối quan hệ và công việc trong cộng tác để khai phá ngôn ngữ có tính mô tả nhiều hơn và thích hợp hơn.

Ví dụ, “người Bản địa - Bắc Mỹ” được ưu tiên hơn so với tiêu đề các chủ đề của thư viện có lỗi và đã lỗi thời về “Người da đỏ của Bắc Mỹ”. Các khái niệm có vấn đề khác bao gồm “Chuyện thần thoại của người da đỏ” hoặc “dân gian” (folklore) để sáng tạo các câu chuyện và các tham chiếu tới các thuật ngữ có hại cho phụ nữ Bản địa. Các thuật ngữ cho các Dân tộc là kết quả của viện đổi tên thuộc địa hoặc sử dụng sai khác cần phải được thay thế bằng các thuật ngữ các Tộc người gọi bản thân họ như một phần của thực hành hỗ trợ cho quyền tự quyết của người Bản địa.

Các cán bộ thư viện sử dụng các danh sách các thuật ngữ được phê chuẩn để chỉ đối tượng hoặc chủ đề cuốn sách xác định cách để cuốn sách đó có thể được tìm thấy trong một tìm kiếm ở thư viện. Thuật ngữ thường phản ánh các thành kiến về chủng tộc và văn hóa của những người đã tạo ra hệ thống thông tin đó. Nhiều thủ thư thừa nhận các thuật ngữ đó có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và đại diện, cũng như gây tổn thương cho các nhóm bên ngoài quan điểm chi phối đó.

Camille Callison

Trong nỗ lực thay đổi các thực hành đố từ đầu, dự án cũng sẽ khai phá các nguyên tắc tôn trọng trong môi trường đa ngôn ngữ. Allison-Cassin nói cần có sự hỗ trợ cho quy trình công việc của cộng đồng và xem xét tính công bằng từ góc độ tiếp cận tài liệu.

Dù nằm ở Canada, các kết quả sẽ là hữu ích ở nước Mỹ và bất kỳ nơi nào vì ngành ký ức văn hóa giải quyết các vấn đề đó. Gần đây, Thư viện Quốc hội đã công bố một dự án làm lại các thuật ngữ tham chiếu tới Người Bản địa.

Vốn cấp hạt giống này sẽ cho phép thuê người đứng đầu dự án chiến lược và khả năng tập hợp ban cố vấn Bản địa, một nhóm cố vấn kỹ thuật trong vài phiên được tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch và phản hồi về những gì được kỳ vọng sẽ được phát triển cho một dự án dài 6 năm.

Sau giai đoạn gây vốn ban đầu này, kế hoạch là chuyển sang phát triển nền tảng và sau đó sang một mô hình bền vững.

Dự án bắt đầu với 400.000 đô la Canada hỗ trợ ban đầu từ vài tổ chức: Thư viện và Kho lưu trữ Canada (LAC), Mạng Thông tin Di sản Canada (CHIN), Hiệp hội Thư viện Nghiên cứu Canada (CARL), Hội đồng Thư viện Đô thị Canada (CULC), Mạng Tri thức Nghiên cứu Canada (CKRN), Lưu trữ Internet Canada và OCLC. Khi công việc tiếp tục, NIKLA đang tìm kiếm những đóng góp và cộng tác bổ sung. Để biết thêm hoặc hỗ trợ sáng kiến này, hãy tới trang của dự án của NIKLA ở đây.

“Dự án có trọng tâm nhằm vào các mối quan hệ, tôn trọng, tôn kính, trách nhiệm, và sự tôn kính cho mọi chúng sinh”, Callison nói. “Chúng tôi hy vọng mang thay đổi có tính biến đổi tới các thực hành có tính mô tả bằng cách tập trung vào những cách tồn tại và làm việc - mang lại sự thay đổi cấu trúc thực chất và lâu dài cũng tập trung vào các thế hệ tương lai”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay9,735
  • Tháng hiện tại142,066
  • Tổng lượt truy cập7,020,095
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây