Hiểu biết phương pháp khoa học: mệnh lệnh đối với một thế giới phức tạp

Chủ nhật - 17/10/2021 19:43

Susan Schneegans và Shamila Nair-Bedouelle

Trong đại dịch, công chúng đã quay sang khoa học

Truyền thông khoa học đã được đề cao trong đại dịch COVID-19, khi thế giới vật lộn để hiểu tai họa đã giáng xuống nó. Các nhà truyền đạt khoa học đã phục vụ như là chiếc cầu nối giữa những người làm chính sách và công chúng nói chung, trả lời các câu hỏi như: Virus từ đâu mà ra? Nó lây nhiễm cho tế bào người như thế nào? Có cách điều trị hiệu quả hay không? Tôi có thể tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm như thế nào? Mất bao nhiêu thời gian để phát triển vắc xin?

Ngay từ đầu, công chúng đã quay sang khoa học để có các câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các cơ sở, các nhà tư vấn, các nhà báo khoa học và những người khác đã nhận lấy trách nhiệm, truyền đạt cho công chúng về khoa học đằng sau SARS-CoV-2 và về các biện pháp xử lý nó qua các cuộc phỏng vấn, các bài báo, blog và các phương tiện khác. Vai trò của họ từng là sống còn trong việc thuyết phục công chúng tuân thủ với các nỗ lực tập thể đề kiềm chế sự lây lan của virus như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, giãn cách xã hội và cách ly.

Đấu tranh chống lại ‘đại dịch thông tin’

Tuy nhiên, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu, cũng đã có một ‘đại dịch thông tin’ (infodemic) các thông tin sai lệch về đại dịch. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đã than thở rằng, ‘khi COVID-19 lây lan, một cơn sóng thần của thông tin sai lệch, thù hận, vật tế thần và sự hù dọa đã được phóng ra’.

Vào năm 2020, hơn 130 quốc gia đã ký Tuyên bố Liên Khu vực về ‘Đại dịch thông tin’ trong bối cảnh của COVID-191. Nó quan sát thấy ‘sự lan truyền của “đại dịch thông tin” có thể nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của con người hệt như bản thân đại dịch đó. Trong số các hiệu quả tiêu cực khác, COVID-19 đã tạo ra các điều kiện xúc tác cho sự lan truyền thông tin sai lệch, tin giả và các video giả chữa bệnh có nội dung nhằm kích động bạo lực và chia rẽ cộng đồng.’

Tuyên bố nêu rằng khủng hoảng COVID-19 đã thể hiện nhu cầu bức thiết về tiếp cận thông tin miễn phí, thực tế, đáng tin cậy và dựa trên khoa học. Nó xác nhận rằng đại dịch đã khẳng định các phương tiện truyền thông miễn phí, độc lập, có trách nhiệm và đa nguyên đã đóng vai trò chính để cải thiện minh bạch, trách nhiệm giải trình và lòng tin của công chúng.

Các bên ký kết nói rằng ‘nhiều quốc gia, bao gồm cả của chúng tôi, và các cơ sở quốc tế, như WHO và UNESCO, đã làm việc hướng tới khả năng phục hồi ngày càng gia tăng của xã hội chống lại thông tin sai lệch, nó đã cải thiện toàn bộ tính chuẩn bị sẵn sàng để làm việc cả với và hiểu biết tốt hơn về “đại dịch thông tin” và đại dịch COVID-19’. Để chống lại sự lan truyền thông tin sai lệch, UNESCO đã và đang thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở, các mạng công cụ kiểm tra sự việc và các tài nguyên thúc đẩy hiểu biết phương tiện và thông tin2.

Hãy tin vào khoa học!

Khi Nhóm Phản ứng Mức Cao của UNESCO gặp nhau vào tháng 10/2020, nhà kinh tế học Fouad Laroui đã quan sát thấy ‘khoa học đang trong khủng hoảng. Chúng tôi đã thấy nó rõ ràng trong đại dịch nhưng cũng liên quan tới biến đổi khí hậu. Trong khoảng 20 năm qua, chúng tôi đã thấy sự phát triển về ý tưởng rằng khoa học chỉ là một niềm tin giống như bất kỳ niềm tin nào khác. Điều này là rất nguy hiểm.3

Ông nhận thấy rằng, cho đến gần đây, 'sự tung hô hàng loạt về mê tín dị đoan và các thuyết âm mưu chỉ là ngoại lệ, chứ không phải là quy luật' nhưng điều đó xảy ra, 'với sự ra đời của Internet và các phương pháp chia sẻ thông tin khác cho phép những điều sai sự thật như vậy được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn.'

Đối với TS. Laroui, ‘các thuyết âm mưu giống như ý tưởng rằng thế giới là phẳng có thể phần lớn vô hại nhưng, ví dụ, quan điểm rằng các vắc xin là tồi tệ và, quan trọng hơn, giữ quan điểm đó ngang bằng với bằng chứng khoa học theo chiều ngược lại, dẫn tới tác động rất thực tế lên sức khỏe con người - và ngày càng có vấn đề khi bạn có các kiểu tường thuật này tồn tại ở cấp độ cao hơn trong quá trình ra quyết định và truyền thông. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra trong đại dịch, với các kết quả thảm họa.’

Khi được đặt câu hỏi vào năm 2020 thông qua Khảo sát Thế giới năm 2030 của UNESCO về những thách thức toàn cầu có liên quan tới sức khỏe và bệnh tật, hơn một nửa những người trả lời đã mô tả ‘không biết thông tin nào để tin tưởng hoặc tin vào ai’ đang là lo ngại hàng đầu4.

Các phát hiện đó đã dẫn UNESCO và các đối tác của nó tạo ra chủ đề ‘khoa học tin cậy’ trong Ngày Ánh sáng Quốc tế (International Day of Light) vào ngày 16/05/2021. Như một phần của chiến dịch xây dựng nhận thức này, những người ủng hộ khoa học đang được khuyến khích ký cam kết tin vào khoa học. UNESCO nằm trong số các bên ký kết đầu tiên.

Hiểu biết phương pháp khoa học có thể đấu tranh chống thông tin sai lệch

Hiểu biết phương pháp khoa học (Scientific Literacy) có thể là cái đệm hiệu quả chống lại các phong trào chống khoa học (anti-science) đang tìm cách gieo nghi ngờ trong tâm trí của công chúng bằng việc phổ biến thông tin họ biết là giả. Trong cuốn sách của mình, Oreskes và Conway (2010) chỉ ra rằng các chiến thuật được ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sử dụng để chê bai khoa học khí hậu, gieo nghi ngờ vào tâm trí các công dân Mỹ và khóa hành động pháp lý từng là y hệt như những gì đã được nghành công nghiệp thuốc lá sử dụng để chống lại nghiên cứu về các hiệu ứng độc hại của hút thuốc lên sức khỏe. Oreskes và Conway (2010) cũng chỉ ra rằng chính họ, các cá nhân, các hãng quan hệ công chúng, các tổ chức quảng cáo và các nhóm nghiên cứu chiến lược (think tank) mà đã lan truyền thông tin sai lệnh về biến đổi khí hậu đã có các quan hệ chặt chẽ với cả các công ty nhiên liệu hóa thạch và thuốc lá.

Các nhà lý thuyết âm mưu, các nhà vận động hành lang của giới công nghiệp và những người bán rong khác chống khoa học không thể đạt được sức hút với những người hiểu biết khoa học, vì những người hiểu biết khoa học biết rằng khoa học là về bằng chứng, không phải ý kiến.

Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hiểu biết phương pháp khoa học cả trong quần thể dân cư rộng rãi và giữa những người làm chính sách, như các cán bộ của chính quyền địa phương và chính phủ trung ương và các nghị sỹ. Các nhà lãnh đạo chính phủ hiểu biết phương pháp khoa học đã nhanh chóng hiểu giá trị của tiếp cận dựa vào khoa học để xử lý đại dịch; trong các tuần bùng phát đầu năm 2020, họ đã thiết lập các ủy ban khoa học đặc biệt để quản lý khủng hoảng.

Hiểu biết phương pháp khoa học (Scientific Literacy) là không y hệt như hiểu biết khoa học (Science Literacy). Cái sau tập trung vào việc có được kiến thức khoa học và kỹ thuật để áp dụng thực tiễn, để đào tạo thế hệ tiếp sau các nhà khoa học, các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Đây là nhóm chuyên ngành tạo nên một phần nhỏ cư dân. Thậm chí ở một quốc gia công nghiệp hóa cao độ như Đức, đã chỉ có 5.212 nhà nghiên cứu và 2.018 kỹ thuật viên6 cho mỗi một triệu người dân vào năm 2018, theo Viện Thống kê UNESCO.

Hiểu biết phương pháp khoa học, mặt khác, nhằm vào quần thể dân cư rộng lớn hơn. Nó tìm cách truyền đạt lối tư duy khoa học, trang bị cho mọi người cách tiếp cận vấn đề từ góc độ phân tích. Tiếp cận tới việc học tập dựa vào truy vấn được UNESCO ủng hộ dạy cho trẻ em phương pháp khoa học, xoay quanh việc quan sát, đo lường và thí nghiệm. Học sinh sẽ học tạo ra các giả thuyết họ sau đó kiểm thử và hiệu chỉnh, dựa vào các kết quả thí nghiệm của họ. Như ngài Peter Medawar nêu trong Tư vấn cho Nhà khoa học Trẻ (1979), ‘tất cả thử nghiệm là chỉ trích. Nếu một thử nghiệm không loại trừ khả năng khiến người ta phải sửa đổi quan điểm của một người, thì thật khó hiểu tại sao nó nên được thực hiện.’

Giá trị của tư duy có sắc thái

Thành phần quan trọng của hiểu biết phương pháp khoa học là khả năng hiểu sắc thái. Nhiều sự hiểu nhầm về văn hóa giữa các hệ thống cộng đồng của công chúng và khoa học từ thực tế là công chúng thịnh vượng dựa vào sự chắc chắn, trong khi khám phá khoa học thịnh vượng dựa vào sự không chắc chắn.

Sự đối kháng này đã được đề cập tới trong việc ra chính sách bằng sự giới thiệu nguyên tắc phòng ngừa. Nguyên tắc này quy định rằng, trong trường hợp không có sự nhất trí về mặt khoa học, trách nhiệm chứng minh rằng một hành động hoặc chính sách sẽ không có hại thuộc về những người có ý định hành động.

Nhà khoa học thịnh vượng nhờ vào việc tìm kiếm bất tận cho các câu trả lời. Người có phương pháp khoa học hiểu quá trình điều chỉnh liên tục này khi các sự kiện mới được đưa ra ánh sáng. Mặt khác, người mù về phương pháp khoa học có xu hướng cảm nhận sắc thái như là sự yếu kém. Điều này đặt ra sức ép lên những người làm chính sách để cung cấp các câu trả lời có tính quyết định cho các câu hỏi phức tạp.

Sự phân đôi này đã được sự trao đổi trong khi trình bày trong báo cáo năm 2013 của Phiên Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu minh họa trên cơ sở khoa học vật lý đối với biến đổi khí hậu ở trụ sở của UNESCO ở Paris. Một nhà báo trong phòng đã hỏi một trong những nhà khoa học ở đó mô tả một thế giới ấm lên sẽ giống như cái gì vào năm 2100. Nhà khoa học đã trả lời bằng việc phác họa một loạt các kịch bản, từng kịch bản phản ánh bước khử carbon toàn cầu khác nhau. Nhà báo đã đặt bút của anh ta xuống.

Trong trường hợp này, nhà báo đang tìm cách truyền đạt sự chắc chắn cho độc giả của mình - "đây là thế giới sẽ như thế nào vào năm 2100", trong khi nhà khoa học đang tìm cách truyền tải sắc thái. Những người hoài nghi về khí hậu đã nắm lấy xu hướng sắc thái này để tuyên bố rằng không có sự đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu.

Để đáp ứng nhu cầu của công chúng về sự chắc chắn, Nhóm Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007) đã đưa các thuật ngữ có thể đo lường được vào báo cáo năm 2007 của nó về cơ sở khoa học vật lý của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như "rất có thể xảy ra" (90% xác suất xảy ra). Ví dụ, họ viết rằng ‘hầu hết sự gia tăng quan sát được của nhiệt độ trung bình toàn cầu kể từ giữa thế kỷ 20 là rất có thể do sự gia tăng quan sát được của nồng độ khí nhà kính do con người gây ra.’ Những người hoài nghi về khí hậu đã nắm lấy sự nhượng bộ này để cho rằng sự thiếu đồng thuận khoa học và gieo rắc nghi ngờ về vai trò của con người trong biến đổi khí hậu.

Người truyền thông khoa học như là ‘người phiên dịch’

Vai trò của người truyền thông khoa học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để giúp cho công chúng hiểu các vấn đề chính của ngày và nhận biết được thông tin sai lệch. Người truyền thông khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền hiểu biết phương pháp khoa học bằng việc hành động như là ‘người phiên dịch’ để tạo thuận lợi cho đối thoại giữa nhà khoa học và công dân. Người truyền thông khoa học giỏi giải thích khoa học đằng sau các vấn đề nhưng cũng làm sắc thái thông tin này, liên hệ những gì đã biết mà không phê bình những lỗ hổng kiến thức.

Theo cách thức y hệt, cố vấn khoa học tạo thuận lợi cho đối thoại chính sách giữa cộng đồng khoa học và các nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ bằng việc trình bày các sự việc trong khi nhấn mạnh các lỗ hổng thông tin và gợi ra các kịch bản khác nhau để thông tin cho hành động chính sách.

Công dân càng có giáo dục bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu họ sẽ hiểu sắc thái. Sự linh hoạt về mặt tinh thần này sống còn khi phân tích các lựa chọn liên quan đến các vấn đề về cảm xúc như cây trồng biến đổi gen, tác động của biến đổi khí hậu, tiêm vắc xin hoặc đại dịch Covid-19 hiện hành. Ví dụ, vài biện pháp điều trị có hứa hẹn đối với COVID-19 rốt cuộc đã được coi là không hiệu quả sau khi được thử nghiệm trên bệnh nhân coronavirus. Sẽ là đáng tiếc nếu những tin tức như vậy làm xói mòn niềm tin của công chúng vào năng lực xác định các giải pháp của ngành y sinh học. Ngược lại, công chúng cần xem xét thí nghiệm thất bại là một phần của một phần của quy trình thử và lỗi ở đó các nhà khoa học tham gia khi đối mặt với căn bệnh mới mà đối với nó còn chưa biết cách chữa trị. Những thất bại thí nghiệm như vậy đã được công khai cần được ôm lấy như là dấu hiệu của sự minh bạch.

Thực hành của việc chia sẻ các phát hiện nghiên cứu đang gia tăng bằng việc xuất bản chúng trên các tạp chí truy cập mở đang nhấn mạnh sự minh bạch của quy trình khoa học. Hơn nữa, vì các cơ sở nghiên cứu đang ngày càng gia tăng cộng tác trong các dự án nghiên cứu với các đối tác công nghiệp, nhiều tạp chí học thuật bây giờ buộc các nhà nghiên cứu tiết lộ bất kỳ xung đột lợi ích tiềm ẩn nào, như khi công việc của họ được một ngành công nghiệp nhất định nào đó cấp tài chính. Sự tiết lộ các xung đột lợi ích là sống còn để tăng cường lòng tin của công chúng vào tính xác thực của quy trình khoa học.

Khoa học có giá trị chỉ khi chúng ta biết làm gì với nó

Vào năm 1999, UNESCO và Hội đồng Khoa học Quốc tế đã tổ chức Hội nghị Thế giới về Khoa học để thiết lập một hợp đồng xã hội mới về khoa học. Tư duy đằng sau hợp đồng mới này từng là, liệu khoa học có trở nên phù hợp hơn với các nhu cầu của xã hội hay không thông qua tương tác lớn hơn giữa các nhóm khác nhau các bên liên quan (các chính phủ, các nghị sỹ quốc hội, các nhà khoa học, khu vực các doanh nghiệp, xã hội dân sự), điều này, tới lượt nó, có thể làm cho xã hội ủng hộ nhiều hơn cho khoa học, dẫn tới các mức cấp vốn cao hơn cho nghiên cứu (UNESCO và ICSU, 1999).

Ví dụ, các công dân những người hiểu biết về khoa học có thể có đóng góp giá trị cho thiết kế các chính sách công, như khi được tiếp cận qua các tư vấn công khai. Một báo cáo tạm thời cuối năm 2019 về tình trạng triển khai Chính sách và Kế hoạch Hành động 2017-2019 của Iceland đã lưu ý rằng tổ chức các cuộc tư vấn công khai đã tập hợp các ưu tiên nghiên cứu sát hơn với các nhu cầu của người dân Iceland. Các cuộc tư vấn đó đã cho thấy người dân Iceland bận tâm nhất về tình hình môi trường (xem chương 11).

Một quần thể dân cư hiểu biết phương pháp khoa học có thể gây ảnh hưởng tới chính sách công theo các cách thức khác. Vào năm 2020, UNESCO đã phân tích các xu thế xuất bản khoa học cho một mẫu với 56 chủ đề nghiên cứu thích hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Chủ đề về các mảnh vụn nhựa trôi nổi trong đại dương cho thấy sự phát triển nhanh nhất, mặc dù xuất phát điểm thấp. Sức ép của người tiêu dùng và những thay đổi chính sách trong một thập kỷ qua - như pháp luật điều chỉnh các túi nhựa sử dụng một lần - đã được thông báo từ một cơ quan đang phát triển nghiên cứu và các báo cáo của truyền thông có liên quan ghi lại mức độ ảnh hưởng của các mảnh vụn nhựa trôi nổi trong đại dương (xem chương 2).

Trong vài năm qua, vài quốc gia châu Âu đã thành lập các ủy ban gồm khoảng 150 người rút ra từ tất cả các ngõ ngách của cuộc sống, những người đã được mời tương tác với các chuyên gia với quan điểm đề xuất các biện pháp để giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của đất nước họ. Ở Pháp, ví dụ, chính phủ đã tiến hành một loạt đề xuất pháp lý từ Công ước về Khí hậu của các Công dân của họ; một đề xuất như vậy liên quan tới việc cấm các chuyến bay nội địa tới các vị trí có thể đi tới được bằng tàu hỏa trong vòng 2,5 giờ đồng hồ.

Là sống còn để các nghị sỹ quốc hội, bản thân họ, là có hiểu biểu khoa học. Sự cân nhắc này đã dẫn UNESCO tới việc khởi xướng một chương trình quốc tế vào thời điểm chuyển đổi thế kỷ để thúc đẩy đối thoại giữa các nghị sỹ, các nhà khoa học và phần còn lại của xã hội, để thúc đẩy quá trình lập pháp có đầy đủ thông tin phù hợp với mối bận tâm của xã hội.

Tóm lại, khoa học có giá trị chỉ nếu chúng ta biết tìm nó ở đâu, làm gì với nó và tích hợp nó như thế nào vào hệ thống rộng lớn hơn vì lợi ích của loài người trên trái đất. Hệ thống đó phải bao gồm quần thể dân cư có hiểu biết khoa học.
 

  • Susan Schneegans (b. 1963: New Zealand) là Tổng biên tập của tạp chí Báo cáo Khoa học của UNESCO.

  • Shamila Nair-Bedouelle (b. 1960: South Africa) là Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên ở UNESCO.

CÁC THAM CHIẾU

  • IPCC (2007) Climate Change: the Physical Science Basis. Working Group I Contribution to Fourth Assessment Report. Summary for Policy-Makers. Intergovernmental Panel on Climate Change: Geneva, Switzerland.

  • Oreskes, Naomi and Erik M. Conway (2010) Merchants of Doubt: how a Handful of Scientists obscured the Truth on Issues from Tobacco Smoke to Global Warming. Bloomsbury Press.

  • UNESCO and ICSU (1999) Declaration on Science and the Use of Scientific Knowledge. UNESCO and International Council for Science: Paris. See: www.unesco.org/science/wcs/eng/declaration_e.htm

CÁC CHÚ GIẢI

1 Xem: https://www.who.int/health-topics/infodemic

2 Xem: https://en.unesco.org/covid19/communicationinformationresponse

3 Xem: https://en.unesco.org/news/building-trust-science-essential-general-interest-humankind

4 Khảo sát này đã thu thập các câu trả lời từ hơn 15.000 người khắp trên thế giới. Trong số đó 57% là dưới 35 tuổi.

5 Ngày Ánh sáng Quốc tế được Chương trình Khoa học Cơ bản Quốc tế của UNESCO quản lý qua Ban Chỉ đạo với nhiều đối tác. Chiến dịch Tin tưởng Khoa học được Ban Chỉ đạo Ngày Ánh sáng Quốc tế, Hiệp hội Quang tử của Viện các Kỹ sư Điện và Điện tử, Hiệp hội Quốc tế về Quang học và Quang tử và Hiệp hội Quang học, đồng tài trợ.

6 Tương đương mọi lúc


Thừa nhận:

Dịch từ: UNESCO (2021) Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn. S. Schneegans, T. Straza and J. Lewis (eds). UNESCO xuất bản: Paris. Giấy phép nội dung CC BY-SA 3.0 IGO.


Quay về danh sách các tiểu luận và các đoạn trích được đăng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay11,828
  • Tháng hiện tại163,687
  • Tổng lượt truy cập6,798,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây