Vì sao các xuất bản phẩm hàn lâm theo các giấy phép “Không có phái sinh” là sai lầm

Thứ ba - 02/06/2020 19:23
Why Sharing Academic Publications Under “No Derivatives” Licenses is Misguided
Brigitte Vézina, April 21, 2020
Theo: https://creativecommons.org/2020/04/21/academic-publications-under-no-derivatives-licenses-is-misguided/
Bài được đưa lên Internet ngày: 21/04/2020
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
Những lợi ích của truy cập mở - OA (Open Access) là không thể phủ định và ngày càng rõ ràng khắp tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học: việc làm cho các xuất bản phẩm[1] học thuật truy cập được sử dụng lại được tự do không mất tiền và mở cung cấp tính trực quan rộng lớn cho các tác giả, hoàn vốn đầu tư tốt hơn cho các nhà cấp vốn, và truy cập lớn hơn tới tri thức cho các nhà nghiên cứu và công chúng nói chung. Vậy mà, bất chấp các ưu điểm rõ ràng của Truy cập Mở, vài nhà nghiên cứu chọn xuất bản các tài liệu nghiên cứu của họ theo các giấy phép hạn chế, theo lòng tin sai lầm rằng bằng cách làm như vậy họ đang bảo vệ tính liêm chính trong học thuật.
Gian lận học thuật, cho dù dưới chiêu bài lừa dối, sao chụp, đạo văn hay sử dụng các dịch vụ các xưởng chế tiểu luận, không nghi ngờ gì là vấn đề nghiêm trọng đối với cộng đồng học thuật toàn thế giới. Dù vậy, vấn đề lâu năm này đã và đang diễn ra từ lâu trước khi các công nghệ số và các giấy phép mở (như các giấy phép CC) từng có. Rõ ràng, Truy cập M không đổ lỗi cho gian lận trong học tập cũng như không mời nó hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.
Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi giải thích rằng việc áp dụng các giấy phép hạn chế cho các xuất bản phẩm học thuật là một tiếp cận sai lầm cho việc giải quyết những lo ngại về tính liêm chính trong học thuật. Đặc biệt, chúng tôi làm cho rõ ràng rằng việc sử dụng các giấy phép Creative Commons “Không có Phái sinh” - ND (No Derivatives) trong các xuất bản phẩm học thuật không chỉ là được tư vấn tồi cho việc cảnh sát gian dối học thuật mà còn quan trọng hơn không giúp gì cho phổ biến nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu được nhà nước cấp vốn. Chúng tôi cũng chỉ ra rằng sự bảo vệ tại chỗ trong các giấy phép thực sự mở (như CC BY or CC BY-SA) là phù hợp tốt cho việc hạn chế hành vi học thuật độc hại, vượt trên và vượt ra khỏi các lý do đang có khác về sự gian dối và các lạm dụng tương tự.
Các giấy phép Không có phái sinh (CC BY-ND CC BY-NC-ND) cho phép mọi người sao chép và phân phối tác phẩm nhưng cấm họ tùy biến thích nghi, pha trộn, biến đổi, dịch, hoặc cập nhật nó, theo bất kỳ cách gì mà tạo ra một phái sinh. Ngắn gọn, mọi người không được phép tạo ra “các tác phẩm phái sinh” hoặc các tùy biến thích nghi.
Các nhà nghiên cứu rốt cuộc là những người pha trộn
Các nhà nghiên cứu xuất bản để được đọc, có ảnh hưởng, và làm cho thế giới thành nơi tốt hơn. Để hoàn thành các mục tiêu quan trọng đó. các nhà nghiên cứu cần xúc tác cho sử dụng lại và tùy biến thích nghi các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu của họ. Họ cũng cần có khả năng sử dụng lại và tùy biến thích nghi các xuất bản phẩm dữ liệu của những người khác. Isaac Newton, một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại, đã tuyên bố nổi tiếng: “Nếu tôi đã nhìn xa hơn được thì chính là vì đứng được trên vai của những người Khổng lồ”, ngụ ý sản xuất tri thức mới chỉ có thể đạt được nếu các nhà nghiên cứu có thể dựa vào các ý tưởng và xuất bản phẩm của các đồng nghiệp ngang hàng và những người tiền nhiệm của họ và xem lại, sử dụng lại, và biến đổi chúng, bổ sung thêm hết lớp này tới lớp khác những thấu hiểu mới. Các nhà nghiên cứu rốt cuộc là những người pha trộn - Truy cập M rốt cuộc là cách để làm cho việc pha trộn có thể.
Các xuất bản phẩm được cấp giấy phép ND không phải là Truy cập Mở
Các bài báo được xuất bản theo một giấy phép ND không được coi là Truy cập Mở, như trước hết được định nghĩa trong Sáng kiến Truy cập Mở Budapest và trong các khuyến cáo năm 2012 của nó. Các giấy phép ND hạn chế quá đáng sử dụng lại nội dung của các nhà nghiên cứu bạn bè và vì thế làm mất cơ hội của họ để đóng góp cho sự tiến bộ của tri thức. Đây là lý do chính giải thích vì sao không nên khuyên áp dụng các giấy phép ND cho các xuất bản phẩm học thuật. Dù các giấy phép ND được sử dụng cho các dạng nội dung nhất định, như các tài liệu chính thức không có nghĩa phải sửa đổi đáng kể, sử dụng chúng để cấm các tùy biến thích nghi các xuất bản phẩm học thuật bay vào mặt các tập quán nghiên cứu học thuật. Nếu có bất kỳ điều gì, thì yếu tố ND làm hại các nhà nghiên cứu.
Ví dụ, các giấy phép ND ngăn cản các bản dịch. Vì thế, biết rằng tiếng Anh là ngôn ngữ áp đảo của giới hàn lâm, các giấy phép ND đặt ra các rào cản truy cập tới tri thức đối với những người không nói tiếng Anh và hạn chế tầm với của nghiên cứu vượt ra khỏi thế giới nói tiếng Anh. Các giấy phép ND cũng cản trợ sự tùy biến thích nghi các hình đồ họa, các hình ảnh hoặc sơ đồ có trong các bài báo học thuật (trừ phi được cấp phép riêng rẽ theo một giấy phép cho phép tùy biến thích nghi chúng), điều là cơ bản để đạt được sự phổ biến rộng rãi hơn các ý tưởng được thể hiện ở đó.
Những người sử dụng lại cũng không được khuyến khích đối với cách để “các tùy biến thích nghi” khác nhau có thể được định nghĩa theo luật bản quyền ở các quyền tài phán khác nhau và cách để các ngoại lệ và giới hạn (E&L) khác nhau có thể áp dụng được. Ví dụ nổi bật là sử dụng các quy trình khai thác văn bản và dữ liệu - TDM (Text and Data Mining) để sinh ra tri thức mới. Vài luật là rất rõ ràng về khả năng các nhà nghiên cứu tiến hành TDM như là ngoại lệ về bản quyền thậm chí khi một bản tùy biến thích nghi gây tranh cãi được làm trong quá trình TDM, và thậm chí khi kết quả đầu ra có thể hầu như chưa bao giờ được nói tạo thành một bản tùy biến thích nghi của bất kỳ đầu vào nào. Sử dụng giấy phép ND có thể được diễn giải sai trái để không khuyến khích hoạt động hợp pháp tuyệt vời như vậy cùng nhau, và vì thế thể hiện một rào cản khác đối với sự tiến bộ của khoa học[2].
Vài sự pha trộn vẫn còn có thể với các giấy phép ND
Hãy là như nó có thể, các giấy phép ND không hoàn toàn cấm khả năng sử dụng lại và tùy biến thích nghi các xuất bản phẩm hàn lâm. Trước tiên, các giấy phép đó không hạn chế các quyền những người sử dụng có để áp dụng các ngoại lệ và giới hạn bản quyền, như trích dẫn, rà soát lại, bình luận hoặc theo các học thuyết chung về thỏa thuận công bằng hoặc sử dụng công bằng. Ngoài ra, phần các hỏi đáp thường gặp (FAQ) của chúng tôi làm rõ rằng, thông thường, không tác phẩm phái sinh nào được làm từ bản gốc từ đó một ngoại lệ được nắm lấy khi một phần được sử dụng để minh họa ý tưởng hoặc cung cấp ví dụ trong một tác phẩm lớn hơn khác. Điều này chỉ là một hành động tái tạo lại, không phải cải tiến dựa vào tác phẩm có trước đó theo cách mà có thể tạo ra một bản tùy biến thích nghi vi phạm giấy phép ND. Tất cả các giấy phép CC trao quyền tái tạo lại một tác phẩm được cấp phép CC vì các mục đích phi thương mại (tối thiểu).
Hơn nữa, bất kỳ ai muốn tùy biến thích nghi các xuất bản phẩm được cấp phép ND có thể tìm kiếm sự ủy quyền từ tác giả, người có thể trao giấy phép riêng rẽ. Tuy nhiên, điều này bổ sung thêm các chi phí giao dịch không cần thiết cho những người sử dụng lại, những người có lẽ chọn sử dụng các nguồn khác thay vì đi qua quy trình thường nặng nề của việc yêu cầu sự cho phép.
Bất chấp các cách thức các nhà nghiên cứu khác có khả năng hợp pháp để sử dụng lại các tác phẩm được cấp phép ND, họ để lại nhiều điều mong muốn trong ngữ cảnh học thuật.
Tất cả các giấy phép CC yêu cầu thừa nhận ghi công
Nhiều sự bảo vệ đối với các rủi ro về uy tín và thừa nhận ghi công được nhúng trong tất cả các giấy phép CC, điều có lịch sử pháp lý mạnh cách hành động ép tuân thủ đối với những người sử dụng lại mà vi phạm các điều khoản của các giấy phép đó. Các bảo vệ đó là sự bổ sung và không thay thế các chuẩn mực và thực hành hàn lâm, có ở đó để cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho uy tín của các tác giả gốc ban đầu và làm giảm bớt những lo ngại của họ về những thay đổi đối với các tác phẩm của họ mà có thể được thừa nhận ghi công sai cho họ, như:
  • Thừa nhận ghi công (Attribution) là yêu cầu cho tất cả 6 giấy phép CC. Thừa nhận ghi công (thường được gọi là “trích dẫn” trong giới hàn lâm) phải được cung cấp ở mức độ hợp lý về khía cảnh biện pháp, phương tiện và ngữ cảnh của sử dụng lại, thiếu vắng yêu cầu bởi tác giả không làm thế (trong các trường hợp nơi mà tác giả tin tưởng sử dụng đó là một trong những điều anh/chị ta mong muốn để lại khoảng cách cho bản thân anh/chị ta, những người được cấp phép phải loại bỏ thừa nhận ghi công ở mức độ hợp lý) .
  • Những người sử dụng lại bị cấm khỏi việc sử dụng thừa nhận ghi công theo bất kỳ cách gì mà gợi ý tác giả thừa nhận quan điểm của người sử dụng lại đó.
  • Những thay đổi được tiến hành đối với các tác phẩm được cấp phép gốc phải được người sử dụng lại chỉ ra và liên kết ngược về bản gốc phải được cung cấp. Điều này cho phép những người sử dụng tiếp sau thấy những gì đã được sửa đổi và, vì thế, những gì chỉ có thể được thừa nhận ghi công cho người sử dụng lại đó và không cho tác giả gốc ban đầu. Để có các chi tiết, xem phần 3.a của Mã Pháp lý cho các giấy phép CC BY 4.0.
Bản quyền không là khung tốt nhất để phát huy sự liêm chính học thuật
Tổng thể, luật bản quyền và các giấy phép CC không là các khung thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề liêm chính học thuật. Các kết quả tốt hơn chắc chắn có thể đạt được thông qua tuân thủ với và ép tuân thủ các chỉ tiêu thích hợp, được thiết lập tốt và của xã hội và tổ chức bền vững, các chính sách đạo đức, và các quy tắc ứng xử đạo đức. Tất cả đã nói, các nhà nghiên cứu đang không tự mình làm hoặc giới hàn lâm toàn cầu ủng hộ khi họ chia sẻ các xuất bản phẩm của họ theo giấy phép ND. Để tối ưu hóa phổ biến chúng và gia tăng ảnh hưởng xã hội của chúng, chúng tôi khuyến cáo chia sẻ các xuất bản phẩm học thuật theo các điều khoản mở nhất có thể, nghĩa là bằng việc áp dụng giấy phép CC BY cho bài báo CC0 cho dữ liệu.
Chúng tôi hạnh phúc cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ tiếp trong giải nghĩa các giấy phép CC, cũng như để hiểu truy cập mở đối với các nhà nghiên cứu. Nếu bạn cần giúp, hãy liên hệ info@creativecommons.org.
Các lưu ý
  1. Các xuất bản phẩm học thuật rộng rãi bao gồm các sản phẩm học thuật, hàn lâm, khoa học và nghiên cứu như các cuốn sách, tạp chí, bài báo/tài liệu. Các xuất bản phẩm học thuật thường được nhà nước cấp vốn.
  2. Tất cả các giấy phép ND cho phép khai thác văn bản và dữ liệu thậm chí nếu các tùy biến thích nghi được tạo ra trong quá trình đó, hoặc như một kết quả đầu ra; tuy nhiên, các tùy biến thích nghi có thể không được chia sẻ tiếp và chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích nội bộ hoặc cá nhân.
Cảm ơn vì các nỗ lực của cộng đồng của chúng ta, bài báo này bây giờ được dịch sang tiếng Pháp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay5,492
  • Tháng hiện tại7,581
  • Tổng lượt truy cập6,885,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây