Hơn 700 cơ sở nghiên cứu của Đức đạt được thỏa thuận truy cập mở với Springer Nature
Lê Trung Nghĩa
2019-09-18T18:31:36-04:00
2019-09-18T18:31:36-04:00
https://giaoducmo.avnuc.vn/index.php/truy-cap-mo/hon-700-co-so-nghien-cuu-cua-duc-dat-duoc-thoa-thuan-truy-cap-mo-voi-springer-nature-28.html
/themes/default/images/no_image.gif
Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triển
https://giaoducmo.avnuc.vn/uploads/logo-gdm.png
Thứ ba - 17/09/2019 18:31
More than 700 German research institutions strike open-access deal with Springer NatureBy Gretchen Vogel, Aug. 22, 2019 , 1:40 PMTheo: https://www.sciencemag.org/news/2019/08/more-700-german-research-institutions-strike-open-access-deal-springer-natureBài được đưa lên Internet ngày: 22/08/2019Xem thêm: Khoa học Mở - Open ScienceBERLIN - Một nhóm hơn 700 cơ sở nghiên cứu và thư viện của Đức hôm nay đã công bố một thỏa thuận với nhà xuất bản Springer Nature làm đơn giản hơn cho các tác giả để xuất bản các bài báo của họ theo truy cập mở. Thỏa thuận này là hợp đồng truy cập mở lớn nhất mức quốc gia cho tới nay, nhưng nó không cho phép các tác giả xuất bản truy cập mở trên Nature và trên các tạp chí anh em của nó.Nhóm này, có tên là Project DEAL, đã thương lượng hơn 3 năm qua với các nhà xuất bản chủ chốt để đạt được các thỏa thuận dạng "xuất bản và đọc". Các thỏa thuận như vậy trao cho các cơ sở thành viên sự truy cập đầy đủ toứi nội dung trên trực tuyến của một nhà xuất bản và làm cho các bài báo mà các nhà nghiên cứu của họ xuất bản trở thành tự do truy cập được trên toàn cầu. Các khoản phí không dựa vào các thuê bao, mà dựa vào phí cho từng bài báo được xuất bản.Project DEAL đã đạt được thỏa thuận tương tự với nhà xuất bản Wiley vào tháng 2, nhưng thỏa thuận này là lớn hơn. Thỏa thuận này được kỳ vọng bao trùm hơn 13.000 bài báo mỗi năm được các nhà nghiên cứu làm việc trong các cơ sở của Đức xuất bản, so với con số 9.500 trên các tạp chí của Wiley. Điều đó làm cho nó trở thành “thỏa thuận chuyển đổi quá độ lớn nhất từ trước tới nay” về truy cập mở, CEO Daniel Ropers của Springer Nature đã nói trong thông cáo báo chí ở đây vào sáng nay.Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao trùm Nature, Nature Medicine, và các tạp chí thuê bao khác mà chúng là một phần thương hiệu Nature - hoặc các tạp chí như Scientific American hoặc Spektrum der Wissenschaft của Đức. Các tạp chí đó không có lựa chọn ở đó các nhà khoa học có thể trả một khoản phí để làm cho bài báo của họ sẵn sàng tự do, nên chúng không phù hợp với thỏa thuận, Roper nói. Các cơ sở sẽ vẫn cần phải mua các thuê bao đối với các tạp chí đó, và các bài báo của các tác giả Đức trên chúng vẫn sẽ đứng đằng sau một bức tường thanh toán.Theo bản ghi nhớ được ký sáng nay, các tác giả tương ứng trong một cơ sở thành viên của Project DEAL có thể xuất bản các bài báo truy cập mở trên khoảng 1.900 tạp chí của Springer Nature với chi phí 2.750€ mỗi bài báo. (Các tạp chí đó là các tạp chí “lai” - nó là sự pha trộn giữa các bài báo truy cập mở và bức tường thanh toán). Các tác giả cũng sẽ nhận được giảm giá 20% về phí xuất bản trên BioMed Central và trên các tạp chí truy cập mở của SpringerOpen. Các cơ sở thành viên sẽ có truy cập đầy đủ trên trực tuyến tới khoảng 2.500 tạp chí truy cập mở và lai của Springer Nature, bao gồm cả các lưu trữ ngược về năm 1997.Tổng thanh toán sẽ dựa vào số lượng các bài báo các tác giả Đức xuất bản theo thỏa thuận này. Một vài chi tiết vẫn còn phải được bàn thảo thêm, nhưng nhóm này và nhà xuất bản kỳ vọng ký được thỏa thuận cuối cùng trong các tháng sắp tới. Nó sẽ có hiệu lực từ 2020 tới 2022, với lựa chọn kéo dài thêm 1 năm trước khi có các thương thảo mới.“[Các nhà đàm phán] của Project DEAL dường như nhắm tới tiếp cận cùng thắng cho cả đôi bên”, Leo Waaijers, một nhà biện hộ cho truy cập mở và là thủ thư đã nghỉ hưu ở Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, nói. “Các nhà xuất bản giữ nguyên doanh thu dựa vào thuê bao của họ, và các cơ sở nghiên cứu có được sự truy cập mở nhiều hơn”. Tuy nhiên, ông lưu ý là phí 2.750€ của thỏa thuận này là cao hơn so với các khoản phí trong thỏa thuận trước đó Springer Nature có được ở Hà Lan. “Rủi ro lớn là giá thành này sẽ trở thành chuẩn mực… Vì thế, chúng ta vẫn còn rất xa với tình huốn thị trường nơi mà các nhà xuất bản chào dịch vụ với giá cạnh tranh”.Ở mức thực hành, các nhà nghiên cứu ở Đức sẽ thấy việc xuất bản các bài báo truy cập mở dễ dàng hơn, Frank Sander, người đứng đầu các Dịch vụ Thư viện Số của Max Planck (MPDL Services), một công ty ở Đức, người đã từng quản lý các hợp đồng của Project DEAL, nói. Thay vì các nhà nghiên cứu trả các khoản phí truy cập mở cho tạp chí được thỏa thuận bao trùm, MPDL Services sẽ trả. MPDL Services sau đó sẽ gửi hóa đơn về cho cơ sở của tác giả. Thỏa thuận này được thiết lập để hỗ trợ cho thỏa thuận trước đó của Project DEAL với Wiley, ngụ ý việc cấp vốn của Đức cho các xuất bản phẩm sẽ dịch chuyển từ các thư viện sang các cơ sở nghiên cứu, ông lưu ý.Các tổ chức nghiên cứu chính của Đức đã thành lập Project DEAL vào năm 2014 với mục tiêu thương lượng các thỏa thuận truy cập mở rộng khắp quốc gia với các nhà xuất bản chính. Các thương lượng đã bắt đầu vào năm 2015 với người khổng lồ xuất bản Elsevier nhưng bị bế tắc vào cuối năm 2016. Các nỗ lực để đạt được thỏa thuận vào năm 2017 cũng thất bại, và các thương lượng bị trao kể từ giữa năm 2018. Trong khi chờ đợi, gần 200 tổ chức thành viên đã để cho các thuê bao Elsevier của họ mất hiệu lực, và họ bây giờ không có truy cập trên trực tuyến tới các tạp chí của nhà xuất bản này.Các thỏa thuận với Wiley và Springer Nature có thể đưa các thương lượng đó quay lại, Horst Hippler, cựu chủ tịch của Hội nghị các Hiệu trưởng Đức ở Bonn và là nhà thương lượng hàng đầu của Project DEAL, nói. Dù chưa có các thỏa thuận chính thức diễn ra, vẫn có liên hệ không chính thức, ông nói. Ông có lịch nói chuyện với CEO của Elsevier trong các tuần tới. “Chúng tôi sẽ nói về các diễn biến”, ông nói, “và với hợp đồng thứ 2 này, các điều kiện biên đã có chút thay đổi”.Được đăng trêndoi:10.1126/science.aaz2308