Tuyên bố của các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ G7 về COVID-19

Thứ hai - 06/07/2020 19:15
G7 Science and Technology Ministers’ Declaration on COVID-19
May 28, 2020
Theo: https://www.state.gov/g7-science-and-technology-ministers-declaration-on-covid-19/
Bài được đưa lên Internet ngày: 28/05/2020
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
Tầm nhìn chia sẻ về Khoa học và Công nghệ trong Ứng cứu với đại dịch, bảo vệ sức khỏe con người, và thúc đẩy phục hồi xã hội và kinh tế
Thừa nhận tác động mà đại dịch COVID-19 đã có lên sức khỏe, phúc lợi và sinh kế của mọi người;
Thừa nhận Tuyên bố của các lãnh đạo G7 về COVID-19 thể hiện nhu cầu về tiếp cận quốc tế được phối hợp mạnh mẽ, dựa vào khoa học và bằng chứng, nhất quán với các giá trị dân chủ của chúng ta, bao gồm việc khuyến khích hợp tác trong khoa học, nghiên cứu, và công nghệ và sử dụng sức mạnh của các doanh nghiệp tư nhân
Thừa nhận Tuyên bố Ứng cứu COVID-19 của các Bộ trưởng Số G-20 nhấn mạnh vai trò quan trọng của các công nghệ tiên tiến trong đấu tranh chống đại dịch và các khủng hoảng khác;
Thừa nhận vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ (S&T) trong đấu tranh chống lại COVID-19, trong ngăn chặn các đại dịch toàn cầu trong tương lai, và phục hồi xã hội và kinh tế và sức mạnh trong tương lai của G7 và các quốc gia khác;
Thừa nhận rằng tác động của đại dịch là khác nhau với các quốc gia, khu vực, và các nhóm nhân chủng học;
Tìm kiếm để huy động tổng lực của các chính phủ của chúng ta để hỗ trợ cho hợp tác quốc tế về S&T để cấp bách giải quyết các thách thức toàn cầu đó theo cách thức bền vững và bao hàm toàn diện;
Thừa nhận các sáng kiến quốc tế được triển khai từ khi bùng phát COVID-19 của các quốc gia G7 để tiếp tục phát triển tập thể và triển khai rộng các dự báo, chữa trị và vắc xin chống lại coronavirus;
Thừa nhận tiềm năng của ngoại giao khoa học, đặc biệt tầm quan trọng của khoa học và nghiên cứu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như ra chính sách dựa vào bằng chứng;
Mong muốn thúc đẩy đầy đủ S&T để phát triển các biện pháp hiệu quả đấu tranh chống đại dịch hiện hành và dự báo, ngăn ngừa và giảm nhẹ bùng phát trong tương lai, và đặt ra lộ trình mở lại kinh tế toàn cầu và phục hồi mạnh mẽ hơn;
Nhằm điều phối nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu đáp lại đại dịch đang diễn ra, chào truy cập tới các hạ tầng và dữ liệu nghiên cứu tiên tiến nhất, và giảm thiểu các rào cản tới cộng tác trong khi bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ;
Hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của việc thu thập và cung cấp truy cập công khai tới các dữ liệu được thẩm định có liên quan tới đại dịch trong khi vẫn duy trì an toàn và tính riêng tư của dữ liệu phù hợp với các luật và quy định thích hợp và duy trì lòng tin của công dân trong sử dụng dữ liệu của họ;
Hiểu được rằng sự nối lại an toàn hoạt động kinh tế toàn cầu dựa nhiều vào R&D hợp tác để phát triển, chế tạo, và triển khai chống COVID-19 hiệu quả và an toàn các dự báo, cách chữa trị, can thiệp y tế, vắc xin, và trang thiết bị bảo vệ cá nhân;
Truyền đạt nhu cầu cho các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới để có sự truy cập đúng lúc tới các tài nguyên thí nghiệm và tính toán tiên tiến và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) cần thiết để giải quyết các vấn đề thách thức nhất đối với khoa học của thế giới, bao gồm dịch tễ học, mô hình hóa tế bào, phân tử, phân tích, tin sinh, nghiên cứu các kết quả đầu ra y tế, và hiểu được sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm;
Thừa nhận tầm quan trọng của hạ tầng số an toàn và phục hồi được, bao gồm hỗ trợ học tập và làm việc từ xa, các hệ thống y tế, các dịch vụ chăm sóc ảo và y tế từ xa, và các chương trình việc làm nâng cao kỹ năng và giáo dục lại kỹ năng;
Thừa nhận tầm quan trọng của những đóng góp của nhiều bên tham gia đóng góp và vai trò mà các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và các công ty khởi nghiệp có thể đóng trong việc mang những ý tưởng và công nghệ mới tới công chúng;
Tìm cách nhấn mạnh sự lãnh đạo độc nhất vô nhị mà các quốc gia G7 đóng góp trong các nỗ lực quốc tế chính phủ và phi chính phủ đang diễn ra, bao gồm việc thừa nhận các nhu cầu của những người bị tổn thương nhất thế giới; và,
Thừa nhận tầm quan trọng của các giá trị được chia sẻ, bao gồm quyền tự do tìm hiểu, cạnh tranh dựa vào giá trị, tính mở, minh bạch, và có đi có lại, cũng như bảo vệ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tính riêng tư, và các giá trị dân chủ trong hợp tác quốc tế;
Các Bộ trường Khoa học và Công nghệ G7 có ý định làm việc tập thể, với các Bộ trưởng thích hợp để:
Cải thiện hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu COVID-19 được chia sẻ, như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, y tế cộng đồng, và các nghiên cứu lâm sàng. Xây dựng dựa vào các cơ chế hiện hành để tiếp tục các ưu tiên, bao gồm việc nhận diện các trường hợp COVID-19 và hiểu sự lan truyền của virus trong khi bảo vệ tính riêng tư và dữ liệu cá nhân; phát triển các dự báo nhanh và chính xác để tăng tốc kiểm thử các công nghệ mới; khám phá, chế tạo, và triển khai các phương pháp chữa trị và vắc xin an toàn và hiệu quả; và triển khai mô hình hóa đổi mới sáng tạo, quản lý hệ thống y tế phù hợp và bao hàm toàn diện, và các phân tích dự báo trước để hỗ trợ ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Làm cho các kết quả, dữ liệu, và thông tin nghiên cứu có liên quan và dịch tễ học COVID-19 được các chính phủ tài trợ thành truy cập được tới công chúng trong các định dạng máy đọc được, ở mức độ lớn nhất có thể, phù hợp với các luật và quy định thích hợp, bao gồm các luật sở hữu trí tuệ và tính riêng tư. Nhận diện các kết quả nghiên cứu, dữ liệu, và thông tin quan trọng để giải quyết đáp lại đại dịch COVID-19 và ngăn chặn các đại dịch tiềm tàng trong tương lai, trong nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu, quan tâm lâm sàng, y tế cộng đồng, và truyền thông công chúng. Xác định các khoảng trống dữ liệu hiện hành, vô danh hóa các dữ liệu tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được, và sử dụng lại được, và thừa nhận tầm quan trọng của khoa học mở, nó làm gia tăng khả năng tiếp cận công khai tới các kết quả và dữ liệu nghiên cứu. Trao đổi các kinh nghiệm và các bài học học được tốt nhất về sử dụng có đạo đức và minh bạch dữ liệu trong đáp trả COVID-19 và hơn thế. Chia sẻ các công cụ và phương pháp sử dụng có trách nhiệm dữ liệu, và sử dụng dữ liệu minh bạch hơn, có sự tham gia, và có trách nhiệm, thừa nhận các sáng kiến hiện hành, bao gồm cả trong các kho.
Tăng cường sử dụng điện toán hiệu năng cao để đáp lại COVID-19. Làm cho các tài nguyên điện toán hiệu năng cao quốc gia thành sẵn sàng, một cách phù hợp, cho các cộng đồng nghiên cứu nội địa để nghiên cứu về COVID-19 và đại dịch, trong khi vẫn bảo vệ sở hữu trí tuệ. Cải thiện sự hợp tác giữa các đối tác và các sáng kiến đang có của G7, như Nhóm Điện toán Hiệu năng Cao COVID-19, Đối tác vì Điện toán Tiên tiến ở châu Âu, và Hạ tầng Điện toán Hiệu năng Cao ở Nhật Bản.
Khởi xướng Đối tác Toàn cầu về AI, được hình dung theo nhiệm kỳ chủ tịch G7 năm 2018 và 2019 của Canada và Pháp, để cải thiện sự hợp tác nhiều bên tham gia đóng góp trong thúc đẩy AI phản ánh các giá trị dân chủ được chia sẻ của chúng ta và giải quyết các thách thức toàn cầu được chia sẻ, với trọng tâm ban đầu bao gồm việc đáp lại với và phục hồi từ COVID-19. Cam kết phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm và hướng vào con người theo cách thức nhất quán với các quyền con người, các quyền tự do cơ bản, và các giá trị dân chủ được chia sẻ của chúng ta.
Trao đổi các thực hành tốt nhất để thúc đẩy khả năng kết nối băng thông rộng; tối thiểu hóa các đổ vỡ về lực lượng lao động, hỗ trợ học tập và làm việc từ xa; xúc tác cho truy cập tới các hệ thống y tế thông minh, chăm sóc ảo, và các dịch vụ y tế từ xa; thúc đẩy các chương trình việc làm nâng cao kỹ năng và giáo dục lại kỹ năng để chuẩn bị nhân lực cho tương lai; và hỗ trợ phục hồi xã hội và kinh tế toàn cầu, theo cách thức bao hàm toàn diện trong khi vẫn thúc đẩy bảo vệ, tính riêng tư, và an toàn dữ liệu.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,535
  • Tháng hiện tại51,526
  • Tổng lượt truy cập6,342,221
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây