Milestone in UNESCO’s development of a global recommendation on Open Science
01/10/2020
Theo: https://en.unesco.org/news/milestone-unescos-development-global-recommendation-open-science
Bài được đưa lên Internet ngày: 01/10/2020
Tiếp sau cuộc tư vấn toàn cầu mở rộng, UNESCO hôm 30/09 đã gửi bản khuyến cáo phác thảo về Khoa học Mở tới 193 quốc gia thành viên của nó, một bước chính trong việc tạo thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế và truy cập vạn năng tới tri thức khoa học.
Từ tháng 12/2019, UNESCO đã thiết lập quan hệ đối tác cho Khoa học Mở với việc mang tới các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các nhà nghiên cứu trẻ, các thư viện, và các nhà xuất bản, phù hợp với lộ trình được phê chuẩn trong quá trình diễn ra Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 của Tổ chức này hồi tháng 11/2019. Tổ chức này cũng đã chỉ thị cho Ban Cố vấn gồm 30 chuyên gia từ khắp trên thế giới để chuẩn bị Khuyến cáo phác thảo sơ bộ về Khoa học Mở sau khi tư vấn toàn cầu với các chuyên gia, các thành viên của các tổ chức nhà nước, phi chính phủ và các cơ quan Liên hiệp quốc.
Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, bên phải, nhận bản thảo đầu tiên với trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên, Shamila Nair-Bedouelle
Khuyến cáo phác thảo phản ánh sự phong phú về quan điểm, các đề xuất và các kỳ vọng đã nổi lên từ các cuộc tư vấn. Với mục tiêu trở thành công cụ pháp lý quốc tế, bản thảo tính tới các thách thức cộng đồng khoa học đối mặt như là tổng thể, cũng như các yếu tố khu vực, ấy là ở châu Phi. Tổng thể, bản phác thảo lưu ý tiềm năng cách mạng của Khoa học Mở và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc giảm thiểu các phân cách số, công nghệ, giới tính và tri thức hiện đang chia tách không chỉ các quốc gia mà còn cả những người đang số chỗ y hệt đó. Biến đổi quá độ thành công và cần thiết tới Khoa học Mở, “Khuyến cáo phác thảo đánh dấu một bước cơ bản trong phát triển sự đồng thuận quốc tế xung quanh Khoa học Mở và những lời hứa nó đưa ra cho khoa học trở nên hòa nhập hơn, hợp tác hơn, và đổi mới sáng tạo hơn, nó có thể giúp khoa học giải phóng tiềm năng đầy đủ của nó và vượt qua các thách thức các xã hội hiện đại của chúng ta đang đối mặt, như sự ấm lên toàn cầu, đấu tranh để chấm dứt sự thu hẹp đa dạng sinh thái và vật lộn chống lại dịch bệnh”.
Bản phác thảo đề xuất định nghĩa Khoa học Mở, các mục tiêu của nó, và khung các giá trị và các nguyên tắc chia sẻ, cũng như một phân tích công việc cần phải được thực hiện trước các xã hội và lợi ích từ tiềm năng khổng lồ của Khoa học Mở, bao gồm cả các thệ thống tri thức bản địa. Các quốc gia thành viên UNESCO được lên lịch để phê chuẩn bản thảo cuối cùng trong dịp Hội nghị Toàn thể tiếp theo của họ vào tháng 11 năm 2021.
****
Để có thêm thông tin:
Ảnh: © Shutterstock.com, © UNESCO/Fabrice GENTILE