‘Định nghĩa Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác’ - bản dịch sang tiếng Việt

Thứ năm - 03/10/2024 19:04
‘Định nghĩa Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là bản dịch sang tiếng Việt tài liệu của các tác giả David Wiley và John Hilton có tên ‘Định nghĩa Sư phạm được Tài nguyên Giáo dục Mở xúc tác’ được đăng trên tạp chí Đánh giá Nghiên cứu Quốc tế về Học tập Mở và Phân tán; Tập 19, Số 4, tháng 9/2018; giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế.

“Trong bài viết này, thay vì cố gắng tranh luận về một định nghĩa chuẩn mực về sư phạm mở, chúng tôi đề xuất một thuật ngữ mới, "sư phạm được OER xúc tác" (OER-enabled Pedagogy), được định nghĩa là tập hợp các hoạt động giảng dạy và học tập chỉ khả thi hoặc thực tế trong bối cảnh của các quyền 5R đặc trưng của OER. Chúng tôi đề xuất các tiêu chí được sử dụng để đánh giá xem một hình thức giảng dạy có cấu thành sư phạm được OER xúc tác hay không và phân tích một số ví dụ về sư phạm được OER xúc tác với các tiêu chí này.

Wiley (không có ngày) mô tả 5R chi tiết hơn:

  • Retain - Giữ lại: quyền tạo lập, sở hữu và kiểm soát các bản sao của nội dung (ví dụ: tải xuống, sao chép, lưu trữ và quản lý).

  • Reuse - Sử dụng lại: quyền sử dụng nội dung theo nhiều cách khác nhau (ví dụ: trong lớp học, trong nhóm học tập, trên trang web, trong video).

  • Revise - Sửa lại: quyền tùy chỉnh, điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi bản thân nội dung đó (ví dụ: dịch nội dung sang ngôn ngữ khác).

  • Remix - Phối lại: quyền kết hợp nội dung gốc hoặc đã sửa lại với các tài liệu khác để tạo ra nội dung mới (ví dụ: kết hợp nội dung vào bản phối lại).

Redistribute - Phân phối lại: quyền chia sẻ các bản sao của nội dung gốc, bản sửa đổi hoặc bản phối lại của bạn với người khác (ví dụ: tặng một bản sao nội dung cho bạn bè).

Chúng tôi đề xuất kiểm thử 4 phần sau đây để xác định mức độ ở đó một hoạt động thực hành dạy và học cụ thể có đủ điều kiện là sư phạm được OER xúc tác hay không, như được minh họa bằng ý tưởng về các bài tập có thể tái tạo lại được:

  1. Học sinh có được yêu cầu tạo ra các chế tác mới (tiểu luận, thơ, video, bài hát, v.v.) hay sửa lại/phối lại OER đang có không?

  2. Chế tác mới có giá trị nào ngoài việc hỗ trợ việc học của tác giả không?

  3. Học sinh có được mời chia sẻ công khai các chế tác mới hoặc OER được sửa lại/phối lại của mình không?

  4. Học sinh có được mời cấp phép mở cho các chế tác mới hoặc OER được sửa lại/phối lại của mình không?”

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 21 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/0cpetcu3bzohqh2jlotp6/aupress-admin-3601-27623-2-LE-1_Vi-18092024.pdf?rlkey=n6sky8zqxz0jcs3htzmcfl85c&st=ojc0mpum&dl=0

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay5,938
  • Tháng hiện tại22,555
  • Tổng lượt truy cập6,900,584
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây