Lưu giữ các tác phẩm số hóa trong phạm vi công cộng: chỉ thị bản quyền biến nó thành hiện thực như thế nào

Thứ ba - 07/09/2021 18:58
Lưu giữ các tác phẩm số hóa trong phạm vi công cộng: chỉ thị bản quyền biến nó thành hiện thực như thế nào

Keeping digitised works in the public domain: how the copyright directive makes it a reality

By Andrea Wallace, Lecturer in Law , University of Exeter and Ariadna Matas Policy Advisor, Europeana Foundation

Theo: https://pro.europeana.eu/post/keeping-digitised-works-in-the-public-domain-how-the-copyright-directive-makes-it-a-reality

Bài được đưa lên Internet ngày: 01/09/2020

Nguyên tắc là các tác phẩm trong phạm vi công cộng cần nằm lại trong phạm vi công cộng một khi được số hóa, điều Europeana đã bảo vệ gần 10 năm, gần đây đã được kết hợp vào luật của châu Âu. Trong bài này, chúng tôi phỏng vấn TS. Andrea Wallace, Giảng viên Luật ở Đại học Exeter, về tầm quan trọng của điều khoản này cho lĩnh vực di sản văn hóa và nghiên cứu về Điều 14 (bản dịch sang tiếng Việt) của bà.

Đã vài năm, Europeana - thông qua các chính sách, tiêu chuẩn, và truyền thông của nó - đã bảo vệ chống lại thực hành của các cơ sở sử dụng các giấy phép Creative Commons trong các bản sao số hoặc đại diện của một tác phẩm, khi bản gốc hết thời hạn bảo hộ bản quyền và chúng không rõ về người sáng tạo hoặc người nắm giữ các quyền. Hiến chương phạm vi công cộng (bản dịch sang tiếng Việt) của chúng tôi thiết lập rằng để có được phạm vi công cộng lành mạnh và thịnh vượng, việc số hóa tác phẩm trong phạm vi công cộng không nên trả nó lại bị/được bảo vệ và không sử dụng lại được. Có mối nguy hiểm làm xói mòn phạm vi công cộng, nguyên tắc trung tâm trong luật bản quyền.

Sau khi làm việc để nâng cao nhận thức về vấn đề này, Europeana kỷ niệm sự thông qua Điều 14 của Chỉ thị Bản quyền trong Thị trường Số Duy nhất. Điều khoản này thiết lập rằng các tác phẩm nghệ thuật nhìn trong phạm vi công cộng sẽ vẫn là trong phạm vi công cộng một khi được số hóa, trừ phi sự số hóa đó là đủ nguyên bản mà nó có thể thu hút bảo vệ bản quyền. Tất cả 28 quốc gia thành viên sẽ phải phê chuẩn nó và làm cho nó thành luật quốc gia (tới tháng 6/2021). Andrea Wallace, cùng với Ellen Euler, đã và đang nghiên cứu Điều khoản này và các tác động của nó.

Điều 14 đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?

Điều 14 đối đầu với thông lệ lâu đời là yêu cầu bản quyền đối với các bản sao chép không phải nguyên bản của các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng. Để thu hút sự bảo vệ, tác phẩm phải đủ ‘nguyên bản’ theo luật bản quyền. Đã từ lâu, thiếu cơ quan pháp lý ràng buộc về việc liệu các bản sao chép của các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng, như ảnh của các bức tranh trong phạm vi công cộng, có đủ nguyên bản để thu hút bản quyền của chính chúng hay không.

Vì điều này, các cơ sở di sản văn hóa, và các chủ sở hữu khác đã có khả năng xây dựng các mô hình kinh doanh xung quanh yêu cầu bản quyền đối với các bản sao chép trong phạm vi công cộng và tính phí công khai để sử dụng các hình ảnh đó. Nhưng điều này có hiệu ứng loại bỏ công chúng khỏi việc truy cập các tác phẩm nghệ thuật đã hết bản quyền, và nó xung đột với lý lẽ cơ bản nằm bên dưới sự hết thời hạn bản quyền và tác phẩm chuyển vào phạm vi công cộng. Phạm vi công cộng nên là sẵn sàng cho tất cả mọi người sử dụng vì bất kỳ mục đích gì: để làm thành các hàng hóa văn hóa mới, sinh ra kiến thức mới, .v.v.

Phạm vi điều 14 là gì? Liệu nó có áp dụng cho bất kỳ dạng tác phẩm, và cho bất kỳ định dạng số hóa nào hay không?

Điều 14 áp dụng chỉ cho ‘các tác phẩm nghệ thuật nhìn’ trong phạm vi công cộng. Chỉ thị đó không xác định tác phẩm nghệ thuật nhìn là gì, vì thế chúng tôi sẽ cần nhìn vào luật quốc gia để làm rõ về điều đó trong từng quốc gia thành viên. Nhiều học giả, những người bảo vệ truy cập mở, Europeana và công chúng rộng lớn hơn hy vọng các quốc gia thành viên sẽ chuyển vị Điều 14 để rộng rãi xoay quanh tất cả các tác phẩm trong phạm vi công cộng. Nếu không, các tài liệu là kết quả từ một hành động tái tạo lại cuốn sách, bản vẽ khoa học, bản nhạc, bản thảo viết tay, bản đồ, hoặc các tác phẩm quan trọng khác trong phạm vi công cộng sẽ nằm ngoài phạm vi của Điều 14. Nó cũng không áp dụng cho mọi tác phẩm nghệ thuật nhìn - chỉ những tác phẩm nào đã hết thời hạn bản quyền. Điều này ngụ ý các bản sao tác phẩm nghệ thuật còn trong thời hạn bản quyền không bị ảnh hưởng vì Điều 14.

Nói chung, Điều 14 được phác thảo khá rộng - nó biết trước rằng các công nghệ và phương tiện sẽ thay đổi không thể tránh khỏi. Đây là điểm mạnh, cân nhắc nó áp dụng cho ‘bất kỳ tư liệu nào là kết quả từ một hành động tái tạo lại’. Ví dụ, điều đó có thể bao gồm siêu dữ liệu, mã phần mềm, dữ liệu thô từ các máy quét 3D hoặc chụp ảnh số, cũng như bất kỳ tư liệu nào được sản xuất qua các công nghệ tương lai, bất kể định dạng nào.

Liệu nó có ngụ ý là các GLAM không còn bảo vệ nữa, qua bản quyền và các quyền liên quan, sự số hóa mà họ tạo ra đối với các tác phẩm nghệ thuật nhìn trong phạm vi công cộng?

Ngược lại với lòng tin phổ biến… không. Đó không phải là hủy bỏ hoàn toàn bản quyền. Nội dung văn bản nói lên rằng chỉ những tài liệu đáp ứng ngưỡng bản quyền của Liên minh Châu Âu mới được bảo vệ. Lập luận của các cơ quan thư viện hình ảnh và nhiều tổ chức di sản văn hóa luôn cho rằng các bản sao chép trung thực của các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng đáp ứng được ngưỡng đó. Sẽ rất thú vị nếu những tuyên bố này vẫn tồn tại sau khi chuyển vị quốc gia hay liệu cuối cùng chủ sở hữu có trả lời lời kêu gọi của công chúng để phát hành tư liệu tái sản xuất tới miền công cộng hay không. Có khả năng là vài người có thể kháng cự lại mục đích của Điều 14, cho dù bằng cách tiếp tục xác nhận bản quyền hoặc bằng việc hạn chế quyền truy cập tới tư liệu tái tạo lại theo những cách khác, như thông qua các điều khoản hạn chế của trang web hoặc bằng cách làm cho dữ liệu đó hoàn toàn không sẵn sàng.

Các kết luận chính nghiên cứu của bạn là gì?

Ngoài vùng xám xung quanh Điều 14 được thảo luận rồi, Ellen và tôi cũng lập luận rằng có các cách thức khác đòi bản quyền - hoặc các hạn chế giống như bản quyền - có thể tồn tại thậm chí sau chuyển vị quốc gia. Một vài ví dụ bao gồm lệnh cấm chụp ảnh đối với khách tới thăm trên thực địa, các điều khoản và điều kiện hạn chế của trang web cũng như các lỗ hổng khác được Chỉ thị Thông tin Khu vực Công năm 2019 cung cấp. Tài liệu của chúng tôi hiện đang được rà soát lại, nhưng chúng tôi hy vọng làm cho nó sẵn sàng công khai sớm.

Bạn có khuyến cáo bất kỳ điều gì cho các cơ sở di sản văn hóa không?

Chúng tôi khuyến cáo các cơ sở ôm lấy tinh thần ủng hộ văn hóa mở của Chỉ thị của Liên minh châu Âu và phấn khích về tiềm năng truy cập mở lan rộng khắp mang lại (có tính tới, tất nhiên, các cân nhắc cấp phép thích hợp khác). Trên thực tế, các cơ sở có thể bắt đầu làm lại các chính sách về các quyền sở hữu trí tuệ bây giờ, thay vì chờ chuyển vị quốc gia đối với Chỉ thị DMS 2019. Khảo sát OpenGLAM mà tôi và Douglas McCarthy quản lý có một cột liên kết tới các chính sách truy cập mở từng cơ sở sử dụng. Đây là nơi tuyệt vời để bắt đầu khai phá các cơ sở GLAM khác đang làm gì.

Truy cập mở có thể thấy ở khắp mọi nơi. Nhưng có một số nền tảng trên trực tuyến (và các cộng đồng những người tình nguyện nhiệt thành) sẵn sàng hỗ trợ các cơ sở phát hành nội dung, như Wikimedia Commons hoặc GitHub. Chúng tôi khuyến cáo phát hành các tập hợp dữ liệu chất lượng cao theo giấy phép Creative Commons CC0 và để cho cộng đồng trên trực tuyến pha trộn và sử dụng lại.

Xung lượng cho Open GLAM có ngoài đó rồi và đang gia tăng. Điều 14 phục vụ như là chất xúc tác quan trọng cho việc áp dụng các chính sách truy cập mở và nó sẽ giúp cho những người đang làm việc rồi trong nội bộ để có được hỗ trợ nhiều hơn trong phát hành các bộ sưu tập số trên trực tuyến. Đây là những gì chúng tôi hướng tới nhiều nhất! Chúng tôi tất cả sẽ nóng lòng chờ đợi sự đổi mới sáng tạo số không thể tránh khỏi và thế hệ kiến thức mới sẽ là kết quả từ truy cập lớn hơn tới phạm vi công cộng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay9,437
  • Tháng hiện tại78,494
  • Tổng lượt truy cập7,180,806
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây