T7. Bước 2 - Đánh giá năng lực / các hạng mục liên quan
DigComp được sử dụng để đánh giá các mức năng lực số, các điểm mạnh và yếu của cá nhân hoặc quần thể đích. Điều này giúp để hiểu cách đặt các nỗ lực trọng tâm vào đâu và sau đó đo đếm thành công của chúng.
Đánh giá năng lực giúp các cá nhân hiểu họ đứng ở đâu và, nếu khớp với các mục tiêu cá nhân hoặc các hồ sơ sự nghiệp và nghề nghiệp, xác định bất kỳ nhu cầu và định hướng học tập nào tiếp sau.
- Nó giúp cho các giảng viên, huấn luyện viên, cố vấn và các nhà tư vấn hiểu đặt ưu tiên cho các nỗ lực của họ ở đâu trong các cá nhân, các nhóm và tổ chức.
- Nó giúp các tổ chức tìm người họ cần với các mức năng lực tối thiểu được đề ra.
- Ở mức tổng hợp cao hơn, nó giúp những người làm chính sách ánh xạ các điểm mạnh và yếu về năng lực số của các phân khúc dân cư, khu vực, .v.v., quyết định về các chính sách đào tạo, đổi mới sáng tạo, .v.v.
Được nhắc đi nhắc lại qua thời gian, đánh giá năng lực có thể đo đếm sự tiến bộ và giúp đánh giá tính hiệu quả của đào tạo hoặc bất kỳ hành động nào khác được triển khai để phát triển năng lực số.
Đánh giá các mục tiêu
Với các ví dụ trong Hướng dẫn này, đánh giá năng lực số đã được phát triển hầu hết theo quan điểm tuyển dụng việc làm:
- để xác định các điểm mạnh và các lĩnh vực của một người để cải thiện và đặt ra chương trình nghị sự học tập (T2, T12);
- để xác định điểm chuẩn cho hồ sơ năng lực số của một người với những thứ đó của những người khác trong thị trường lao động (C17);
- để tạo lập trải nghiệm sáng tạo/học tập
- với các thách thức và các bài kiểm tra dựa vào sự thực thi (C12);
- bằng việc cung cấp phản hồi dựa vào các trả lời nhận được (T16)
- bằng việc đưa ra các giải thích để diễn giải các kết quả bài tập (như, ý nghĩa của năng lực yếu T2, C17);
- Để hướng dẫn người sử dụng hướng tới các cơ hội học tập xa hơn dựa vào các kết quả đầu ra của các bài kiểm tra. Các tài nguyên học tập có thể được tích hợp vào bản thân nền tảng đánh giá đó (C10, C12), sẵn sàng ở đâu đó trên trực tuyến (T11) và/hoặc từ các nhà cung cấp đào tạo địa phương (T2); Từng giải pháp có các yêu cầu tổ chức và kỹ thuật khác nhau cho việc liên kết có hiệu quả các tài nguyên kiểm thử và học tập;
- Để hỗ trợ các giảng viên chào học tập được cá nhân hóa nhiều hơn cho các học sinh của họ (C11, C12, T20) và các nhà tư vấn và các huấn luyện viên để tùy chỉnh các dịch vụ cho các khách hàng của họ (C18, C27, C29, T18).
Các tiếp cận đánh giá
Với sự tôn trọng phương pháp luận đánh giá, các tiếp cận khác nhau với các điểm mạnh và yếu khác nhau có thể được áp dụng, phụ thuộc vào các mục tiêu và những người sử dụng đích của tiếp cận đó (như dân chúng nói chung, các chủng loại nhân công nhất định, .v.v.), các hoàn cảnh và tài nguyên:
- Các câu hỏi tự đánh giá, nơi các cá nhân được yêu cầu đánh giá cách họ thực thi tốt như thế nào các nhiệm vụ liên quan tới CNTT-TT (C1, C17, C29, T2, T18) hoặc để đồng thuận/không đồng thuận thông qua bảng câu hỏi được nêu với các tuyên bố về hành vi của một người trong các tình huống số khác nhau (T12). Tiếp cận này là hữu dụng để nâng cao nhận thức về năng lực số và để những người sử dụng phản ánh về các điểm mạnh và yếu được thừa nhận của họ;
- Các bài kiểm tra dựa vào kiến thức (C18, T13, T14, T16, T20), nơi các cá nhân được trình bày với các vấn đề thực tế trong các tình huống đời sống thực khác nhau và họ phải chỉ ra họ định làm gì trong tình huống được đưa ra đó, điều gì có thể xảy ra trong thực tế .v.v. Tiếp cận này đo đếm kiến thức thực tế (biết rằng …) và kiến thức theo thủ tục (biết cách thực thi các nhiệm vụ số) hoặc cả hai. Nó vì thế có thể tạo ra bức tranh chính xác hơn về năng lực số của người sử dụng;
- Đánh giá dựa vào hiệu năng (T4, C11), nơi những người sử dụng được yêu cầu thực sự giải quyết các thách thức số, phản ánh các tình huống thực tế họ có thể đối mặt và kéo theo việc sử dụng các công cụ như các trình duyệt, trình soạn thảo văn bản, các bảng tính, .v.v. Tiếp cận này sinh ra bức tranh chính xác nhất về năng lực của một người được coi như là ‘có kiến thức trong hành động’. Nhưng nó cũng có thể có đòi hỏi cao (cả trong các khái niệm về sự phức tạp và các chi phí kỹ thuật) các nhà cung cấp các bài kiểm thử và thách thức đối với những người sử dụng. Vì thế nó thường được áp dụng theo cách ban hành một chứng chỉ;
- Sự pha trộn các phương pháp ở trên (C12)
Để chào đánh giá và có hồ sơ kết quả hoàn chỉnh hơn, kiểm thử có thể tích hợp các yếu tố khác, vượt ra khỏi các năng lực (ví dụ, T2, còn yêu cầu về tính kết nối của người sử dụng, tài sản công nghệ và các kinh nghiệm đào tạo công nghệ thông tin trước đó).
Sử dụng DigComp trong đánh giá
Như trong các bước triển khai khác, việc sử dụng khung DigComp trước hết liên quan tới lựa chọn các năng lực thích hợp sẽ được đánh giá, dựa vào những người sử dụng đích và các mục tiêu của sáng kiến. Các giải pháp đánh giá cũng có thể dựa vào các khung DigComp được tùy biến thích nghi (T6, C12). Rồi thì, các thành phần của DigComp (các trình mô tả năng lực, các kết quả đầu ra học tập ở các mức thông thạo khác nhau, các ví dụ về các kỹ năng, kiến thức và thái độ) có thể được sử dụng:
- Để chuẩn bị các câu hỏi tự đánh giá trực tiếp hoặc với vài biến đổi (C17, C29, T18);
- Như một tham chiếu để chuẩn bị các câu hỏi chi tiết hơn và ngữ cảnh hóa hơn (tham chiếu tới các công cụ đặc thù, các lĩnh vực ứng dụng .v.v.), cả trong tự đánh giá hoặc các quan điểm dựa vào kiến thức (hầu hết các kinh nghiệm);
- Để truyền cảm hứng cho sự chuẩn bị/mô tả các nhiệm vụ và thách thức xác thực cho đánh giá, cả theo các quan điểm dựa vào kiến thức và dựa vào hiệu năng (C11, C12).
Thừa nhận: Dịch và trích dẫn từ: Kluzer S., Pujol Priego L. (2018). DigComp trong Hành động - Lấy cảm hứng, biến nó thành hiện thực (DigComp into Action: GET INSPIRED MAKE IT HAPPEN). S. Carretero, Y. Punie, R. Vuorikari, M. Cabrera, và O’Keefe, W. (Eds.). Báo cáo Khoa học cho Chính sách của JRC, EUR 29115 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79901-3, doi:10.2760/112945.Tham chiếu: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp).Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số
Xem danh sách đầy đủ các bài đăng trong chuỗi bài về ‘DigComp trong hành động’