Năm Khoa học Mở của NASA sẽ ra mắt vào năm 2023

Thứ năm - 27/01/2022 19:05
Năm Khoa học Mở của NASA sẽ ra mắt vào năm 2023

NASA Year of Open Science Set to Launch in 2023

Wednesday, January 5, 2022 News

Theo: https://sparcopen.org/news/2022/nasa-year-of-open-science-set-to-launch-in-2023/

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/01/2022

Kể từ khi nó được Quốc hội cho phép vào năm 1958, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia - NASA (National Aeronautics and Space Administration) đã cam kết chia sẻ thông tin khoa học nó tạo ra. Bây giờ cơ quan này đang phát triển các tài nguyên và đào tạo để khuyến khích các cơ quan khác trong cộng đồng nghiên cứu rộng lớn hơn chia sẻ nhiều hơn nữa bằng việc ôm lấy các thực hành khoa học mở.

NASA có mục tiêu cao - nó đã ấn định năm 2023 là Năm của Khoa học Mở. Các sự kiện và hoạt động đang được lên kế hoạch trong các khu trường và các cuộc gặp thường niên trong xã hội để truyền cảm hứng tham gia khoa học mở.

Nỗ lực này là một phần của sáng kiến Chuyển đổi sang Khoa học Mở - TOPS (Transform to Open Science) nhiều năm rồi của NASA. TOPS khởi động một loạt các hoạt động phối hợp được thiết kế để nâng cao hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học mở, tăng tốc các phát hiện khoa học chủ chốt, và mở rộng sự tham gia đối với các cộng đồng, về lịch sử, bị loại trừ trong khoa học.

“NASA có di sản lâu đời hỗ trợ cho khoa học mở, đặc biệt là dữ liệu mở”, Steven Crawford, giám đốc dữ liệu khoa học trong Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học - SMD (Science Mission Directorate) của NASA, nói. “COVID đã thực sự nhấn mạnh tiềm năng trong cộng đồng khoa học để đi cùng nhau và đổi mới sáng tạo nhanh. Chúng ta đang đối mặt với các thách lớn - biến đổi khí hậu, công bằng môi trường, bảo vệ trái đất, cuộc sống của trái đất, và những bí ẩn của vũ trụ - và chúng ta cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai để giải quyết chúng. Điều đó giải thích vì sao chúng tôi muốn càng mở càng tốt, và cũng càng truy cập được và hòa nhập càng tốt”.

Chelle Gentemann, nhà hải dương học có trụ sở ở California và là nhà khoa học nghiên cứu từ lâu đã được NASA cấp vốn là người dẫn dắt khoa học cho TOPS, và nói hy vọng là NASA xây dựng dựa vào sự chú ý gần đây được tập trung vào khoa học mở. Trong chỉ 6 tháng qua, các Viện nghiên cứu Quốc gia đã phát hành bộ công cụ thúc đẩy các thực hành khoa học mở, nước Pháp đã phát hành kế hoạch khoa học mở lần thứ 2 của nó, UNESCO đã thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở, và NASA đã phát hành Chính sách Thông tin Khoa học của Ban giám đốc Sứ mệnh Khoa học của nó (SME) SPD-41.

Chúng tôi muốn tận dụng động lực và sự phấn khích này”, Gentemann nói. “Cần nỗ lực để học cách trở thành mở và cộng tác với những người khác một cách hiệu quả. Bạn không chỉ nhấn ‘chọn truy cập mở’ trên tạp chí của bạn, và rồi bạn đã làm xong khoa học mở. Nó là phức tạp hơn thế. Các nhà khoa học cần bắt đầu kết hợp các thực hành mở ngay từ đầu”.

Ý tưởng về TOPS bắt đầu với tài liệu 2 trang mà Gentemann gửi cho NASA mùa hè năm ngoái nêu các rào cản cho khoa học mở và các giải pháp tiềm năng. Trong khi bà đã ôm lấy các thực hành mở trong công việc của riêng bà với dữ liệu vệ tinh, bà đã có lo ngại về việc cộng tác với phần còn lại của cộng đồng của bà vẫn còn chưa quen với các công cụ khoa học mở. Tuy nhiên, bà đã cảm nhận được sự dịch chuyển tiềm tàng về văn hóa vào năm ngoái với các chính sách mới xung quanh khoa học mở đang nổi lên. “Chúng tôi có cơ hội này một lần trong đời”, Gentemann nói. “Và nếu chúng ta sẽ thay đổi cách khoa học được làm, chúng ta cần hình dung lại nó sao cho nhiều người hơn có thể tham gia, và điều đó là công bằng hơn”.

Thông điệp đó đã cộng hưởng với NASA, một phần, Gentemann tin tưởng vì nó tới từ một nhà nghiên cứu như một phong trào từ cơ sở hơn là một sắc lệnh từ trên xuống. Đối tác với cộng đồng khoa học, kế hoạch của NASA là mở ra cho nhiều người hơn tới các ưu điểm của việc vận hành mở, hào các công cụ thực hành, và thảo luận các cách thức để điều chỉnh các ưu đãi. Năm của Khoa học Mở sẽ bao gồm các hội thảo để dạy cho các nhà nghiên cứu cách làm cho việc chia sẻ trở thành một phần tiến trình công việc của họ, xây dựng năng lực, và biện hộ cho các chính sách của cơ sở hỗ trợ cho khoa học mở.

Nhiều rào cản các nhà nghiên cứu đã đối mặt với làm việc mở đã được giải quyết trong thập kỷ vừa qua bởi các lập trình viên nguồn mở và khoa học mở, Gentemann nói. Giáo dục là cần thiết để xây dựng nhận thức về các tài nguyên. Rồi sau đó mất thời gian và động lực cho các các nhà khoa học để học cách kết hợp các phương pháp mới vào công việc của họ.

Khi nhiều nhà khoa học hơn kiếm được chứng nhận và ôm lấy khoa học mở, Gentemann nói, họ sẽ thấy các lợi ích. “nó sẽ cải thiện các phát hiện khoa học chủ chốt và làm cho khoa học liên ngành dễ dàng hơn nhiều”, bà nói. “Một khi chúng ta có đủ các nhà khoa học tham gia vào khoa học mở, và chúng ta yêu cầu mọi người xây dựng dựa trên kết quả của nhau, chúng ta sẽ bắt đầu đạt được những khám phá khoa học chủ chốt nhanh hơn nhiều”.

Crawford nói sáng kiến này hỗ trợ cho sứ mệnh của NASA và tin tưởng rằng việc tiến hành khoa học mở sẽ xây dựng lòng tin, tăng tốc khoa học và cho phép truy cập tới thông tin công khai cho các viện, các đối tác quốc tế và thương mại. Nỗ lực 2023 phù hợp với Chiến lược của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA về Quản lý và Tính toán nhằm Đột phá Khoa học (SME).

Trọng tâm của NASA cho Năm Khoa học Mở là về cộng đồng khoa học Trái đất và Không gian, và NASA chào đón sự cộng tác với các tổ chức hàn lâm, thương mại, chính phủ và quốc tế để hỗ trợ cho khoa học mở và các sự kiện khoa học mở. Để có thêm thông tin về cách để ra nhập TOPS và tham gia vào, hãy đi tới trang Sáng kiến Khoa học Mở - Nguồn Mở của NASA ở đây.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay10,072
  • Tháng hiện tại142,403
  • Tổng lượt truy cập7,020,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây