Khoa học Mở
Lê Trung Nghĩa
2020-09-03T19:35:45-04:00
2020-09-03T19:35:45-04:00
https://giaoducmo.avnuc.vn/khoa-hoc-mo/khoa-hoc-mo-281.html
/themes/default/images/no_image.gif
Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triển
https://giaoducmo.avnuc.vn/uploads/logo-gdm.png
Thứ năm - 03/09/2020 19:34
Open Science
Theo: https://en.unesco.org/science-sustainable-future/open-science
Ý tưởng đằng sau Khoa học Mở là cho phép thông tin, dữ liệu và các kết quả đầu ra của khoa học truy cập được rộng rãi hơn (Truy cập Mở) và khai thác được tin cậy hơn (Dữ liệu Mở) với sự tham gia tích cực của tất cả các bên tham gia đóng góp (Mở tới Xã hội).
Bằng việc khuyến khích khoa học được kết nối nhiều hơn với các nhu cầu xã hội và bằng việc thúc đẩy các cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người (các nhà khoa học, những người làm chính sách và các công dân), Khoa học Mở có thể trở thành tác nhân làm thay đổi cuộc chơi thực sự trong việc thu hẹp khoảng cách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các quốc gia và thực hiện quyền con người đối với khoa học.
Trong bối cảnh các thách thức của hành tinh và kinh tế xã hội cấp bách, các giải pháp bền vững và có tính đổi mới sáng tạo đòi hỏi nỗ lực khoa học hiệu quả, minh bạch và cường tráng - không chỉ bắt nguồn từ cộng đồng khoa học, mà còn từ toàn bộ xã hội. Câu trả lời gần đây của cộng đồng khoa học đối với đại dịch COVID-19 đã thể hiện rất tốt, cách thức khoa học mở có thể tăng tốc đạt được các giải pháp khoa học đối với thách thức toàn cầu.
Phong trào Khoa học Mở đã nổi lên từ cộng đồng khoa học và đã nhanh chóng làm tỏa khắp các quốc gia, kêu gọi mở ra các cánh cổng tri thức. Các nhà đầu tư, các doanh nhân, những người làm chính sách và các công dân đang hưởng ứng lời kêu gọi này. Tuy nhiên, trong môi trường khoa học và chính sách bị phân mảnh, sự hiểu biết toàn cầu về ý nghĩa, các cơ hội và thách thức của Khoa học Mở vẫn còn thiếu.
UNESCO, Cơ quan Liên hiệp quốc với nhiệm vụ về Khoa học, là tổ chức toàn cầu hợp pháp được xúc tác để xây dựng tầm nhìn mạch lạc của Khoa học Mở và tập hợp các nguyên tắc phổ quát và các giá trị được chia sẻ. Điều đó giải thích vì sao, tại phiên thứ 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO, 193 quốc gia thành viên đã giao nhiệm vụ cho Tổ chức này phát triển một công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về Khoa học Mở ở dạng một Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO.
Hãy đóng góp cho thảo luận toàn cầu về Khoa học Mở
Bạn là nhà khoa học, nhà xuất bản, người làm chính sách khoa học hay là người có kinh nghiệm và quan tâm tới Khoa học Mở? Đóng góp đầu vào của bạn là quan trọng đối với chúng tôi.