Khoa học Mở: Tư vấn khu vực cho Tây Âu và Bắc Mỹ

Thứ năm - 10/09/2020 20:02
Open Science: Regional consultation for Western Europe and North America
Theo: https://en.unesco.org/news/open-science-regional-consultation-western-europe-and-north-america
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/08/2020
Khoa học Mở là phong trào toàn cầu nhằm làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, dân chủ hơn, minh bạch hơn và có lợi nhiều hơn cho tất cả mọi người. Để xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về Khoa học Mở, và phù hợp với quyết định do Hội nghị Toàn thể UNESCO tháng 11/2019 đưa ra, sự phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO dựa vào quy trình tư vấn và minh bạch, toàn diện liên quan tới tất cả các quốc gia và các bên tham gia đóng góp và tiếp nhận các quan điểm khu vực khác nhau.
Như một phần của loạt các tư vấn theo vùng và chủ đề được tổ chức trong khuôn khổ triển khai theo lộ trình được tăng cường hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, Tư vấn Khu vực trên trực tuyến cho Tây Âu và Bắc Mỹ cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO đã diễn ra trên trực tuyến hôm thứ năm, 23/07/2020.
Được UNESCO tổ chức cùng đối tác với Trung tâm Quốc tế Abdus Salam về Vật lý Lý thuyết - ICTP (International Centre for Theoretical Physics)The Học viện Thế giới về Khoa học vì sự tiến bộ của khoa học ở các quốc gia đang phát triển – (TWAS), cộng tác với EuroDIG, và sự kiện vệ tinh của ESOF2020, cuộc gặp đã mang tới khoảng 160 người tham gia, bao gồm cả các đại diện các quốc gia thành viên UNESCO, các cơ sở khoa học quốc tế, khu vực và quốc gia, các công dân và những người nắm giữ tri thức truyền thống, với mục tiêu cung cấp nền tảng cho các đầu vào từ các nhà khoa học, những nhà cấp vốn cho khoa học, những người làm chính sách, các nhà đổi mới sáng tạo, các nhà xuất bản và các bên tham gia đóng góp có liên quan khác của Tây Âu và Bắc Mỹ cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO.
Trong bài chào mừng của bà, Shamila Nair-Bedouelle, Trợ lý Tổng Thư ký UNESCO về Khoa học Tự nhiên, đã tham chiếu tới tầm quan trọng của khoa học trong việc thông tin cho các xã hội và xúc tác cho việc ra quyết định dựa vào bằng chứng vì sự phát triển bền vững và vượt qua các thách thức về môi trường và y tế. Bà cũng đã chỉ ra nhu cầu thu hút tất cả các bên tham gia đóng góp trong phát triển Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, vì từng người có thể đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học vì tương lai bền vững của nhân loại.
TS. Atish Dabholkar, Giám đốc ICTP, đã nêu lại tầm nhìn của người sáng lập và Giám đốc đầu tiên của nó, nhà vật lý lý thuyết người Pakistan Abdus Salam, từng là để thúc đẩy và chia sẻ tri thức giữa tất cả các nhà khoa học bất kể khu vực, dân tộc hay giới tính của họ. TS. Dabholkar đã nêu rằng phân cách số và thiếu năng lực của con người và cơ sở trong Khoa học là 2 rào cản chính cho Khoa học Mở ở nhiều quốc gia đang phát triển. Ông đã nhắc lại cam kết của ICTP loại bỏ các rào cản đó bằng việc cải thiện tính kết nối thúc đẩy khoa học cộng tác khắp trên thế giới và tham chiếu tới khẩu hiệu của ESOF 2020, “Khoa học vì quyền tự do, quyền tự do cho khoa học”.
Peggy Oti-Boateng, Giám đốc của Bộ phận Chính sách Khoa học và Xây dựng Năng lực, trong Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên của UNESCO đã giới thiệu cho khán thính phòng lộ trình hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, và ngắn gọn trình bày các kết quả sơ bộ của tư vấn toàn cầu trên trực tuyến do UNESCO dẫn dắt. Bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Khoa học trong phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc và đã nhấn mạnh nhu cầu có sự đồng thuận toàn cầu về ý nghĩa, các cơ hội và thách thức của Khoa học Mở.
Trong phiên đầu của cuộc gặp, “Khoa học Mở ở châu Âu và Bắc Mỹ: Các thách thức và cơ hội chính”, 6 chuyên gia được mời đã cung cấp vài sự thấu hiểu về các vấn đề hiện nay như các chiến lược, chính sách, sáng kiến và bài học học được liên quan tới chuyển đổi quá độ sang Khoa học Mở ở các quốc gia và/hoặc các cơ sở tương ứng của họ. Thảo luận, được ông Jonatham Baker, Cố vấn Khu vực về Khoa học và là Lãnh đạo Đơn vị Khoa học ở Văn phòng Khu vực về Khoa học và Văn hóa châu Âu của UNESCO, điều hành, đã khởi xướng một thảo luận rất tương tác và năng động giữa các diễn giả và khán thính phòng trong phòng chat, chủ yếu tập trung vào nhu cầu về hạ tầng, sự thay đổi trong hệ thống đánh giá, cũng như vai trò quan trọng của khoa học công dân.
Phần hai của cuộc gặp bao gồm một thảo luận bàn tròn ảo với tiêu đề “Các thông điệp chính từ châu Âu và Bắc Mỹ về Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO”, do bà Ana Persic, Chuyên gia Chương trình ở Bộ phận Chính sách Khoa học và Xây dựng Năng lực ở UNESCO, điều hành. Phiên này, bao gồm các diễn giả từ WHO, EUA, GOFAIR, nhằm trao đổi về các quan điểm khác nhau của các bên tham gia đóng góp chính cho Khoa học Mở, và để hiểu tốt hơn cách thức chuyển đổi quá độ sang Khoa học Mở có thể thực sự công bằng và có lợi cho tất cả mọi người như thế nào: từ các nhà khoa học trẻ cho tới những người bản địa, từ các tổ chức quốc tế làm việc với khoa học và y tế cho tới khu vực tư nhân, các trường đại học, và các hiệp hội. Thảo luận bàn tròn ảo đã bao gồm thảo luận có kết quả trong phòng chat về các mô hình cấp vốn mới, đa dạng sinh học, cộng tác quốc tế, và vai trò của các nhà xuất bản và dữ liệu FAIR trong ngữ cảnh của Khoa học Mở vượt ra khỏi các sáng kiến Truy cập Mở.
Các thảo luận của cuộc họp đã được tất cả các bên tham gia đóng góp chào đón và các đầu vào và đầu ra chính sẽ đưa vào văn bản phác thảo Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, và cũng sẽ được trình bày ở sự kiện ESOF2020, hiện được lên kế hoạch trong các ngày 2-6/11/2020.
Thông tin thêm:
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay9,525
  • Tháng hiện tại400,772
  • Tổng lượt truy cập5,058,337
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây