Hướng dẫn lộ trình Khoa học Mở cho bạn

Thứ ba - 14/03/2023 19:05
Hướng dẫn lộ trình Khoa học Mở cho bạn

Guide for Your Open Science Journey

Theo: https://nasa.github.io/Transform-to-Open-Science-Book/Open_Science_Cookbook/Your_Open_Science_Journey.html

Bạn chỉ mới bắt đầu lộ trình khoa học mở của bạn? Và còn chưa biết bắt đầu từ đâu? Đi sâu ngay vào các thuật ngữ quan trọng và bắt đầu làm việc với các công cụ chính trong Phần 1: Các Kỹ năng Khoa học Mở Cốt lõi.

Có lẽ bạn chỉ mới bắt đầu đăng mã hoặc dữ liệu của bạn lên trên trực tuyến, chia sẻ các bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (Preprints), hoặc chia sẻ giả thuyết khống của bạn như một phần đơn xin trợ cấp của bạn? Hoặc có lẽ bạn đang khai phá truyền thông khoa học trên một blog cá nhân, hoặc đang xem xét nghiêm túc sự đa dạng trong phòng thí nghiệm hoặc nhóm nghiên cứu của bạn và hình dung tích cực cách để làm cho nó hòa nhập toàn diện hơn. Phần 2: Tham gia với Khoa học MởPhần 3: Khoa học Mở trong Công việc có các gợi ý để tích hợp khoa học mở vào từng bước tiến trình nghiên cứu của bạn.

Hoặc liệu bạn có quen thuộc với các thực hành khoa học mở và có hứng thú học hỏi nhiều hơn, và đưa những người khác vào lộ trình đó với bạn hay không? Chúng tôi mời bạn ra nhập Chuyển đổi sang Khoa học Mở – TOPS (Transform to Open Science) trong lộ trình của bạn! Hãy nhảy tới Phần 4: Cộng tác với TOPS để gặt hái nhiều nhất từ hướng dẫn này.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu lộ trình của bạn hướng tới khoa học mở?

Phần 1: Các kỹ năng Khoa học Mở cốt lõi

Động lực nào thúc đẩy bạn

Các nhà khoa học thực hành “khoa học mở” vì nhiều lý do khác nhau. Họ có thể có động lực vì mong muốn làm cho kiến thức sẵn sàng tự do không mất tiền cho bất kỳ ai, tạo ra các công cụ sử dụng lại được cho các nhà khoa học, hoặc làm cho một lĩnh vực nhất định toàn diện hơn. Vào năm 2013, Benedikt Fecher và Sascha Friesike đã phân chia các động lực cho việc thực hành khoa học mở thành “năm trường phái tư duy”, nhưng ngay cả chúng cũng đã bị chỉ trích vì không xoay quanh được tất cả các lý do một người có thể bị lôi cuốn tới khoa học mở.

Các kỹ năng cốt lõi

Với quá nhiều lý do để bắt đầu, có thể là khó để xác định điều đầu tiên mỗi người phải làm để bắt đầu lộ trình khoa học mở của họ. TOPS khuyến nghị mỗi người bắt đầu bằng việc:

  • Có một ORCID, Zenodo và GitHub

  • Biết cách chỉ định một mã nhận diện đối tượng số - DOI

  • Biết cách áp dụng một giấy phép đúng

  • Biết về các kế hoạch quản lý dữ liệu và phần mềm

  • Tìm ra các kho phần mềm cộng đồng

  • Biết cách tổ chức các cuộc họp mở

Bên dưới, chúng tôi trình bày cho bạn với 3 bước dễ dàng để bắt đầu với từng lĩnh vực cốt lõi. Bạn cũng có thể biết được nhiều hơn về từng chủ đề trong danh sách tài nguyên khoa học mở ngày càng gia tăng của chúng tôi.

Có một ORCID

Một ORCID là một mã nhận diện kỹ thuật số thường trực phân biệt bạn với các nhà nghiên cứu khác. Việc tạo ra một ORCID cho phép bạn chia sẻ, và có được sự thừa nhận đúng cho dữ liệu, nghiên cứu, mã, và các bài trình chiếu của bạn.

  • Bước 1: Đăng ký để có ORCID của bạn ở đây.

  • Bước 2: Thêm các xuất bản phẩm trước đó (và mã và các tập hợp dữ liệu) tới ORCID của bạn bằng việc bám theo các bước này.

  • Bước 3: Đảm bảo rằng ORCID của bạn được kết nối với công việc của bạn bằng việc cho phép đồng bộ với DataCite, Crossref, và Web of Science: Tích hợp DataCite, Tích hợp Crossref, Tích hợp Web of Science

Có GitHub

GitHub là website quản lý mã và kiểm soát phiên bản trên trực tuyến, với một cộng đồng tăng trưởng nhanh chóng các lập trình viên sử dụng và hỗ trợ cho nó. Khi mã – cho dù đó là tập lệnh, tệp thực thi hay phần mềm – được tải lên GitHub, các thành viên của các nhóm khác nhau có thể đóng góp vào cùng một tệp, tránh đúp bản công việc và giúp tìm ra lỗi dễ dàng hơn.

Có tài khoản Zenodo

Zenodo là kho lưu trữ đa ngành tự do không mất tiền để sử dụng và truy cập, cho phép bất kỳ dạng tác phẩm khoa học nào được chia sẻ tự do không mất tiền. Nó được Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) quản lý và là một sản phẩm của OpenAire, nơi tạo ra và duy trì các công cụ cho khoa học mở và uyên thâm mở.

  • Bước 1: Đăng ký với Zenodo ở đây. Zenodo cho phép bạn đăng nhập với ORCID của bạn hoặc GitHub của bạn, nên nếu bạn đã làm một trong hai hoặc cả hai bước ở trên thì đó là sự khởi đầu tốt.

  • Bước 2: Tích hợp Zenodo, ORCID và GitHub. Bạn có thể đảm bảo rằng mọi điều bạn đặt trên Zenodo được tự động đồng bộ với ORCID của bạn bằng việc sử dụng các chỉ dẫn này. Các chỉ dẫn đó cũng chỉ cho bạn cách để lưu một phiên bản kho GitHub của bạn trên Zenodo, điều cho phép bạn (và những người khác) trích dẫn phần mềm của bạn.

  • Bước 3: Khai phá vài dữ liệu sẵn sàng mở trên Zenodo bằng việc sử dụng tính năng “Communities - Cộng đồng”, điều bạn có thể truy cập ở đây.

Chỉ định một DOI

Một Mã nhận diện Đối tượng Số - DOI (Digital Object Identifier) là một mã chữ và số duy nhất, xác định nội dung (giống như một xuất bản phẩm khoa học) và cung cấp đường liên kết thường trực tới vị trí của nó trên Internet. Các DOI có thể được chỉ định bởi các nhà xuất bản, hoặc bạn có thể tự chỉ định chúng bằng việc sử dụng các dịch vụ như Zenodo! Các bước bên dưới là để bổ sung thêm chúng tới thứ gì đó còn chưa được xuất bản chính thức, giống như một bài trình chiếu bạn đã trình bày tại cuộc họp của phòng thí nghiệm trong một ngày nào đó.

  • Bước 1: Chọn một chế tác nghiên cứu bạn đã trình bày công khai trước đó, và tải nó lên Zenodo bằng việc sử dụng các chỉ dẫn này.

  • Bước 2: Một khi nó được tải lên, hãy đi tới trang Zenodo tạo ra cho tác phẩm đó. Đây là một ví dụ từ Zenodo TOPS. Ở phía bên phải, bạn có thể thấy DOI được chỉ định cho tác phẩm đó!

  • Bước 3: Thêm DOI đó vào website cá nhân, sơ yếu lý lịch (CV), tóm tắt hoặc một trang khác của bạn, nơi bạn chia sẻ tác phẩm của bạn.

Hãy lưu ý! (Bạn có thể đang nghĩ) bước chọn giấy phép là gì? Hãy đọc tiếp!

Chọn một giấy phép

Một giấy phép cho phép những người khác biết cách họ có thể sử dụng và chia sẻ tác phẩm của bạn, và liệu họ có được phép làm như vậy ngay từ đầu hay không. Có nhiều giấy phép khác nhau, nên từng trong số các bước bên dưới cung cấp cho bạn các tài nguyên để học hỏi về các dạng khác nhau đó. Serena Bonaretti có một video tóm tắt tuyệt vời, đây là nơi tốt lành để bắt đầu.

  • Bước 1: Kho Kiến thức Khoa học Mở có mô tả khá ngắn gọn rõ ràng về các giấy phép ở đây, chúng được sử dụng cho khoa học mở. Chúng cũng chỉ tới một công cụ có thể giúp bạn thu hẹp danh sách các lựa chọn, dựa vào việc trả lời vài câu hỏi về tác phẩm của bạn.

  • Bước 2: Các giấy phép Creative Commons trao quyền để sử dụng tác phẩm được chỉ định công khai. Creative Commons (CC) phân chia cấu trúc giấy phép của họ ở đây và cũng xây dựng một công cụ làm dễ dàng hơn để lựa chọn giấy phép (CC) nào làm việc tốt nhất cho bạn.

  • Bước 3: Các giấy phép cho mã là hơi khác so với các giấy phép cho các xuất bản phẩm. Một bài đăng trên blog được viết về các giấy phép nguồn mở có thể tìm thấy ở đây, trên trang của Digital Ocean (Đại dương Số). Sáng kiến Nguồn Mở (Open Source Initiative) cũng có một danh sách hoàn chỉnh các giấy phép phần mềm nguồn mở được phê chuẩn ở đây.

Bước thưởng: Trung tâm Khoa học Mở có tóm tắt tất cả các giấy phép được thảo luận ở trên ở đây.

Các kế hoạch quản lý dữ liệu và phần mềm

Các kế hoạch quản lý dữ liệu và các kế hoạch quản lý phần mềm được thiết kế để giúp cho các nhà nghiên cứu mô tả vòng đời dữ liệu và phần mềm của họ. Nói một cách khác, thông tin sẽ được lưu trữ ở đâu, làm thế nào nó sẽ duy trì là truy cập được và an toàn, và nó sẽ được lưu trữ ở đâu khi dự án kết thúc. Thông thường, việc đề nghị có một tài trợ đòi hỏi viết hoặc một Kế hoạch Quản lý Dữ liệu, hoặc một Kế hoạch Quản lý Phần mềm, hoặc cả hai!

  • Bước 1. Các câu hỏi cơ bản cần phải được trả lời đối với bất kỳ Kế hoạch Quản lý Dữ liệu nào là sẵn sàng từ Đại học Arizona ở đây. Các câu hỏi cơ bản cần được trả lời đối với bất kỳ Kế hoạch Quản lý Phần mềm nào là sẵn sàng từ Viện về Tính bền vững của Phần mềm ở đây.

  • Bước 2: Các tài nguyên để viết một Kế hoạch Quản lý Dữ liệu là sẵn sàng từ Harvard ở đây. Dù được viết để hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để viết các trợ cấp cho Viện Y học Quốc gia (NIH), nó gồm các định nghĩa các khái niệm chính, và các tài nguyên để hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để viết các Kế hoạch Quản lý Dữ liệu của riêng họ. MIT có một giới thiệu tương tự sẵn sàng ở đây.

  • Bước 3: Một danh sách kiểm tra để viết một Kế hoạch Quản lý Phần mềm có thể thấy ở đây, và được sự cho phép của Michael Jackson từ Viện về Tính bền vững của Phần mềm.

Bước thưởng: Bạn có biết NASA yêu cầu các Kế hoạch Quản lý Dữ liệu cho các đề nghị trợ cấp nhất định không? Các tài nguyên của NASA là ở đây!

Các kho lưu trữ phần mềm cộng đồng

Khái niệm “các kho lưu trữ phần mềm cộng đồng” tham chiếu tới các nhóm nhà nghiên cứu (thường làm nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực khoa học) đã đồng thuận chia sẻ mã bằng việc sử dụng một nền tảng cụ thể. Điều này tạo thuận lợi cho việc chia sẻ, tiến hóa liên tục, và sử dụng các phần mềm nghiên cứu khoa học. Kho lưu trữ có giá trị nhất cho bạn sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực của bạn, nơi bạn có sự nghiệp của bạn, và các công cụ bạn sử dụng để thực hiện nghiên cứu của bạn.

  • Bước 1: Để biết nhiều hơn về động lực đằng sau việc chia sẻ mã, chúng tôi mời bạn đọc “Hãy chia sẻ mã, không chỉ dữ liệu” của Anna Laurinavichyute, Himanshu Yadav, và Shravan Vasishth.

  • Bước 2: Ví dụ về một dự án do cộng đồng dẫn dắt, chúng tôi chỉ bạn tới Pangeo. Trên trang chủ của họ, Pangeo mô tả bản thân họ như là “... cộng đồng đầu tiên và trước nhất thúc đẩy khoa học mở, có khả năng tái tạo lại được, và mở rộng phạm vi được. Cộng đồng này cung cấp tài liệu, phát triển và duy trì phần mềm, và triển khai hạ tầng điện toán để làm cho nghiên cứu khoa học và việc lập trình dễ dàng hơn”.

  • Bước 3: Học hỏi cách để bắt đầu với dự án mở của riêng bạn bằng việc sử dụng danh sách kiểm tra nguồn đám đông này.

Tổ chức các cuộc họp mở

Việc tổ chức các cuộc họp là mở cho công chúng - hoặc ít nhất cho toàn bộ nhóm nghiên cứu - có thể là thách thức, nhưng chúng cũng cung cấp một cơ hội vô giá để có được đầu vào về chiến lược, các kế hoạch, và các rào cản. Bằng việc thu hút những người có thể, theo truyền thống, không ở “trong căn phòng” khi các quyết định quan trọng đã được đưa ra, các nhóm có cơ hội gia tăng tìm kiếm được các giải pháp đổi mới sáng tạo cho các vấn đề. Tuy nhiên, các cuộc họp không thể được mở mà không xem xét tới sự an toàn và thuận tiện cho bất kỳ ai trong căn phòng đó.

  • Bước 1: Trước khi bạn đặt lịch cho cuộc họp mở đầu tiên của bạn, hãy viết một bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc ứng xử có thể được sử dụng cả để điều tiết một cộng đồng trên trực tuyến, như bảng thảo luận hoặc nhóm Facebook, và cũng hãy thiết lập các tiêu chuẩn cho các thảo luận sống động. Các hướng dẫn Nguồn Mở có các chỉ dẫn từng bước một để viết một bộ quy tắc ứng xử ở đây. Bạn cũng được chào đón để xem xét bộ quy tắc ứng xử của TOPS như một ví dụ của một bộ quy tắc có thể được sử dụng trong thiết lập cả trên trực tuyến và “cuộc họp sống động”. Ngoài ra, Write the Docs có một Hướng dẫn Trả lời Bộ quy tắc Ứng xử đưa ra một cách tiếp cận có thể nhận biết sự vi phạm quy tắc ứng xử.

  • Bước 2: Khi bạn có chủ đề của bạn cho cuộc họp được lựa chọn và sẵn sàng để bắt đầu mời các vị khách của bạn, hãy đảm bảo lựa chọn và đào tạo những người điều tiết.

  • Điều tiết là một vai trò riêng rẽ so với việc dẫn dắt cuộc họp; người điều tiết được giao nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo rằng bộ quy tắc ứng xử được tuân thủ, và bất kỳ ai trong cuộc họp cũng cảm thấy được lắng nghe và được tham gia. Ngoài ra để đưa bất kỳ ai ra ngoài nếu vi phạm bộ quy tắc ứng xử, điều này có thể ngụ ý việc theo dõi đối với “các cánh tay được giơ lên” và các câu hỏi trong phần chat trong không gian ảo, hoặc đi lại một cách vật lý để trao micro cho ai đó trong phòng họp. Số lượng người điều tiết cần thiết sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của cuộc họp, vì thế nếu cuộc họp của bạn đủ rộng để có một ban tổ chức, hãy đảm bảo điều này được thảo luận trước. Các tài nguyên cho người điều tiết trên trực tuyến có sẵn ở đây. Hiệp hội Quốc gia các Nhà văn Khoa học chi tiết hóa cách để họ xử lý các vi phạm bộ quy tắc ứng xử ở đây, nó bao gồm một phần về cách để các vi phạm được xử lý trong các cuộc họp.

  • Bước 3: Đảm bảo các cuộc họp của bạn là hòa nhập toàn diện. Việc tạo lập một môi trường hòa nhập toàn diện sẽ đảm bảo rằng bất kỳ ai, đặc biệt những người có thể cảm thấy bị bỏ rơi khỏi quy trình khoa học, có cơ hội chia sẻ các ý tưởng của họ. Vài hướng dẫn cho các cuộc họp hòa nhập toàn diện chúng tôi khuyến nghị là sẵn sàng từ Harvard , Quiet Revolutions , Gabi Serrato Marks, và Kathryn Heath and Brenda F. Wensil.

Phần 2: Tham gia với Khoa học Mở

Nhóm Chuyển đổi sang Khoa học Mở đang xây dựng trên vai những người khổng lồ.

Vô số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lập trình viên phần mềm, và các cá nhân được dẫn dắt bởi sự tò mò có suy nghĩ về, đã viết về, đã xuất bản, và đã phát hành các tài nguyên để giúp những người khác làm quen với khoa học mở. TOPS đã và đang giám tuyển vài điều đã giúp chúng tôi trên các trang sau đây - hãy thoải mái gửi một yêu cầu cho gợi ý của riêng bạn!

Hãy đọc các tài nguyên khoa học mở này

TOPS đang thu thập một danh sách sống động các tài nguyên khoa học mở! Bạn có thể thấy phiên bản mới nhất ở đây; nó gồm thông tin về các khóa đào tạo khoa học mở hiện có, các hướng dẫn cho khoa học dữ liệu, và danh sách các xuất bản phẩm khoa học mở được tham chiếu khi tạo lập chương trình giảng dạy khoa học mở của TOPS.

Làm quen với mã nguồn mở

Chúng tôi đã thu thập các sách hướng dẫn để làm quen với mã nguồn mở trên trang các tài nguyên mã. Bổ sung cho các tài nguyên chung, có các đường liên kết tới các gợi ý cụ thể để làm tài liệu cho phần mềm khoa học cũng như làm quen với việc viết mã. Sẵn sàng để có một chút chuyên sâu? Đây là danh sách kiểm tra được gợi ý cho tài liệu mã nguồn mở của riêng bạn.

Bắt đầu nghĩ giống nhà khoa học dữ liệu

TS. Lawrence Gray đã trình bày tại PyData Thành phố New York vào tháng 11/2022 về 20 bước dễ dàng mà tất cả chúng ta có thể xây dựng lòng tin vào các kỹ năng khoa học dữ liệu của chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu có thể không nhất thiết nghĩ bản thân họ như là “các nhà khoa học dữ liệu”, nhưng bất kỳ ai phân tích dữ liệu cũng có thể hưởng lợi từ “20 ý tưởng để xây dựng vốn xã hội trong hệ sinh thái khoa học dữ liệu” của ông.

Tham gia trong Năm Khoa học Mở

Sẵn sàng nói cho những người khác về lộ trình khoa học mở của bạn chứ? Thú vị để học hỏi nhiều hơn về khoa học mở ở NASA chứ? Hãy tham gia các hoạt động cho 2023!

Phần 3: Khoa học Mở trong công việc

Bây giờ khi bạn đã cam kết áp dụng khoa học mở trong công việc của bạn, bạn có thể tự hỏi làm thế nào các kỹ năng cốt lõi được liệt kê ở trên phù hợp trong một tiến trình khoa học. Phần tiếp theo này đi qua việc làm thế nào chúng liên quan tới các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu, và giới thiệu các công cụ bổ sung. Các khuyến nghị đó phản chiếu cấu trúc sẽ được sử dụng trong Chương trình giảng dạy Khoa học Mở của NASA sẽ được phát hành trên trực tuyến vào mùa xuân năm 2023.

Đặc tính của Khoa học Mở: Các giá trị dẫn dắt thực hành khoa học mở

Đâu là các giá trị cơ bản để thực hành khoa học mở trong nhóm, phòng thí nghiệm, hoặc tổ chức của bạn? Chúng tôi mời bạn xem xét xuất bản phẩm, việc cấp phép, và/hoặc chính sách chia sẻ dữ liệu bạn sử dụng, và tự hỏi bạn các câu hỏi sau đây:

  • Các giá trị nào của khoa học mở được phản ánh trong các chính sách đó?

  • Điều gì có thể được cải thiện?

  • Chính sách đó mang lại lợi ích gì hoặc cho ai? Ai hoặc điều gì cản trở nó?

  • Bạn có thể làm gì, trong khuôn khổ của chính sách này, để tùy chỉnh thực hành khoa học của bạn để trở nên mở hơn?

Hai bài báo để bạn làm quen:

Dữ liệu Mở: Sử dụng dữ liệu là sẵn sàng mở, và đổi lại làm cho dữ liệu của bạn là mở

Khi bạn sử dụng dữ liệu được những người khác tạo ra trong công việc của bạn, bạn có thể thực hành khoa học mở bằng cách thực hiện bất kỳ việc nào sau đây:

  • Lưu ý giấy phép được chỉ định cho tập hợp dữ liệu đó, và đảm bảo bạn tuân thủ theo nó

  • Trích dẫn dữ liệu xuyên suốt các chế tác nghiên cứu của bạn (ví dụ, xuất bản phẩm học thuật, các ghi chép nghiên cứu, các bài trình chiếu)

  • Tạo lập một kế hoạch quản lý dữ liệu để sử dụng dữ liệu đó

Khi bạn thu thập dữ liệu cho riêng bạn, bạn có thể thực hành khoa học mở bằng cách thực hiện bất kỳ việc nào sau đây:

  • Chọn một giấy phép càng dễ dãi càng tốt, có hạn chế khi cần thiết, và bảo vệ bất kỳ dữ liệu nào là bí mật hoặc có thể nhận diện cá nhân

  • Tải dữ liệu của bạn lên một kho lưu trữ thích hợp (ví dụ, Zenodo)

  • Thừa nhận bất kỳ ai, hoặc cơ sở nào, đã đóng góp một phần trong việc thu thập dữ liệu đó

  • Tạo lập một kế hoạch quản lý dữ liệu để sử dụng dữ liệu của bạn

Hai bài báo để bạn làm quen:

Phần mềm nguồn mở: Chia sẻ mã và thừa nhận đúng cho mã

Khi bạn viết mã cho nghiên cứu của bạn - dù nó là các tập dòng lệnh, các chức năng đơn giản trong một bảng tính Excel, hay phần mềm tùy chỉnh - bạn có thể thực hành khoa học mở bằng cách làm bất kỳ việc nào sau đây:

  • Nếu được phép từ tổ chức nghiên cứu của bạn, hãy tải mã của bạn lên GitHub hoặc vài nền tàng chia sẻ mã khác

  • Chỉ định cho mã/phần mềm của bạn một giấy phép càng dễ dãi càng tốt, và làm tài liệu cho nó trong một tệp “License - Giấy phép”

  • Hãy viết một tệp “Read Me - Hãy đọc tôi” giải thích mục đích của mã/phần mềm

  • Hãy viết một tệp “Contributors - Những người đóng góp” với tên của từng người đã giúp xây dựng mã này, và thừa nhận bất kỳ ai đã tạo ra bất kỳ điều gì bạn đã sử dụng như là một tài nguyên hoặc mô hình

Hai bài báo để làm quen:

  • Một ví dụ rất tốt về tệp Read Me, bao gồm một giấy phép và những người đóng góp, là sẵn sàng ở đây nhờ việc chia sẻ của Billie Thompson

  • Laurinavichyute, Anna. Yadav, Himanshu. Vasishth, Shravan. “Chia sẻ mã, không chỉ dữ liệu: một trường hợp điển hình về khả năng tái tạo lại các bài báo JML được xuất bản theo chính sách dữ liệu mở.” 2022. https://doi.org/10.1016/j.jml.2022.104332

Các kết quả mở: Làm cho các kết quả, phương pháp, và xuất bản phẩm là mở cho bất kỳ ai

Khi bạn sẵn sàng để chia sẻ các kết quả của bạn với thế giới, bạn có thể thực hành khoa học mở bằng cách thực hiện bất kỳ việc nào sau đây:

  • Sử dụng ORCID của bạn để nhận diện bản thân bạn trong các xuất bản phẩm của bạn

  • Nếu có thể, cố gắng xuất bản trên một tạp chí truy cập mở

  • Nếu được tạp chí cho phép, trong khi chờ bài báo của bạn được rà soát lại ngang hàng, hãy chia sẻ bài báo chưa được rà soát lại ngang hàng (pre-print) của bạn trong một kho lưu trữ pre-print

  • Nếu được tạp chí cho phép, hãy xuất bản phương pháp luận của bạn bằng việc sử dụng Khung Khoa học Mở hoặc vài trang chia sẻ “workbook - sách bài tập” khác

  • Nếu được tạp chí cho phép, hãy tải phiên bản cuối cùng tác phẩm của bạn lên Zenodo và/hoặc các trang chia sẻ xuất bản phẩm khác

  • Nếu bạn trình bày tác phẩm của bạn, hãy tải các tệp trình chiếu và (nếu có thể) bản ghi âm hoặc kịch bản tác phẩm của bạn lên Zenodo

Hai bài báo để bạn làm quen:

  • Piwowar H, Priem J, Larivière V, Alperin JP, Matthias L, Norlander B, Farley A, West J, Haustein S. (2018) The state of OA: a large-scale analysis of the prevalence and impact of Open Access articles. PeerJ 6:e4375 https://doi.org/10.7717/peerj.4375

  • Gil, Y., et al. (2016), Toward the Geoscience Paper of the Future: Best practices for documenting and sharing research from data to software to provenance, Earth and Space Science, 3, 388– 415, doi:10.1002/2015EA000136.

Công cụ Khoa học Mở: Chúng ta sử dụng gì để tiến hành khoa học mở

Các công cụ khoa học mở là đa dạng khác nhau, và được xây dựng cho các mục đích khác nhau. Một số, như GitHub, được các công ty xây dựng để được cả các cá nhân và tổ chức sử dụng. Các công cụ khác, như ngôn ngữ lập trình Julia, là nguồn đám đông. Các công cụ có thể được sử dụng trong từng giai đoạn của quy trình nghiên cứu bởi cả những người bắt đầu và các chuyên gia khoa học mở đã được nhắc tới suốt phần này. Nếu bạn tò mò về việc phát hiện nhiều hơn, vài công cụ phổ biến hơn được rà soát lại trong bài báo, Mười công cụ hàng đầu của Khoa học Mở - Tất cả là Nguồn Mở!.

Phần 4: Cộng tác với TOPS

Sẵn sàng ăn mừng khoa học mở với NASA chứ? Hãy đọc tiếp để học hỏi về các cơ hội tham gia của cá nhân!

Thu thập các câu chuyện thành công về khoa học mở

Đây là gì?

Ở các hội nghị, trong các webinars và các diễn đàn cộng đồng, và thông qua đối thoại trực tiếp, TOPS đang thu thập các câu chuyện về các dự án và con người đã thể hiện thành công các thực hành khoa học mở. Các ví dụ về các Câu chuyện Thành công về Khoa học Mở đó có thể thấy trên science.nasa.gov và trên TOPS GitHub.

Tôi bắt đầu như thế nào?

Thu thập các câu chuyện khoa học mở về tổ chức của bạn, nêu bật cách làm thế nào khoa học mở làm cho các nhóm nghiên cứu đa dạng hơn và hòa nhập toàn diện hơn, và nghiên cứu truy cập được nhiều hơn, minh bạch, tái tạo lại được và nhân bản được. Bạn có thể hoặc đăng các câu chuyện đó lên blog, trang web hoặc tệp âm thanh của tổ chức của bạn, hoặc đóng góp cho dự án các câu chuyện khoa học mở của TOPS.

Các yêu cầu cơ bản

Để làm tài liệu cho một Câu chuyện Khoa học Mở, các yếu tố sau đây nên được đưa vào trong blog hoặc cuộc phỏng vấn:

  • Định nghĩa về khoa học mở của cá nhân người được phỏng vấn, và cách để nó kết nối với định nghĩa của NASA

  • Mô tả ít nhất một dự án nghiên cứu hoặc một sáng kiến khoa học nổi bật thể hiện các nguyên tắc hoặc thực hành khoa học mở.

  • Thông tin hoặc các câu chuyện về các thách thức hoặc rào cản phải đối mặt khi lần đầu tham gia trong một dự án khoa học mở, cũng như những lợi ích tối thượng của việc duy trì, để giúp khuyến khích những người khác cũng áp dụng khoa học mở.

  • Nếu có thể, đăng câu chuyện này với một giấy phép CC BY và chia sẻ nó trên Zenodo hoặc vài trang có mã nhận diện thường trực khác, để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ.

  • Hãy tweet nó! Sử dụng phương tiện xã hội, listserv, trang tin của tổ chức của bạn hoặc các phương pháp khác để chia sẻ câu chuyện này với cộng đồng của bạn.

TOPS sẽ cung cấp

TOPS sẽ cung cấp cho các tổ chức sự hỗ trợ sau đây:

  • Gói xây dựng nhãn hiệu Năm Khoa học Mở, bao gồm các mẫu template cho các nhãn dán, mẫu template thuyết trình, hình nền ứng dụng Zoom, và hướng dẫn để sử dụng logo và tên của NASA và TOPS

  • TOPS cũng có thể cung cấp danh sách các câu hỏi được sử dụng khi viết các Câu chuyện Khoa học Mở ban đầu tại https://science.nasa.gov/open-science/transform-to-open-science/stories

Khuyến khích tham gia chương trình giảng dạy Khoa học Mở của TOPS

Đây là gì?

Liệu có hay không ai đó đang xem xét chuyển đổi sang một cách thức mới tiến hành nghiên cứu hoặc chỉ làm quen trong sự nghiệp khoa học của họ, TOPS nhằm vào việc đáp ứng cho bất kỳ ai nơi họ đang ở trong lộ trình khoa học mở của họ. Như vậy, một trong các ưu tiên của TOPS là để phát triển và khởi xướng một chương trình giảng dạy khoa học mở bao gồm các định nghĩa quan trọng, các công cụ, tài nguyên và các thực hành tốt nhất. Bạn có thể biết nhiều hơn về chương trình giảng dạy của TOPS và các hoạt động chia sẻ năng lực khác trên GitHub của chúng tôi.

Một lựa chọn “thông qua nhanh” sẽ là sẵn sàng cho những người đã thành thạo về khoa học mở, và các nhà thực hành khoa học mở hiện hành sẽ có khả năng hoàn thành các hoạt động để cuối cùng kiếm được huy hiệu khoa học mở của TOPS. Đối với những người ưa thích đi qua một khóa học đầy đủ, các huy hiệu nhỏ sẽ là sẵn sàng trong từng module và huy hiệu khoa học mở của TOPS sẽ được trao khi kết thúc. (Vì sao lại trao huy hiệu? Biết thêm tại Các chi tiết về trao huy hiệu nhỏ trên GitHub của TOPS).

Tôi bắt đầu thế nào?

Hãy ra nhập danh sách thư điện tử của TOPS để có các thông báo, bao gồm các ngày giờ khi phiên bản đầu tiên chương trình giảng dạy khoa học mở của NASA được phát hành. Một khi sẵn sàng, hãy chia sẻ Khoa học Mở với tổ chức của bạn và khuyến khích tham gia qua thư tin, các bảng thông báo, các tweet, các thư điện tử hoặc bất kỳ phương pháp truyền thông nào bạn ưa thích.

Các yêu cầu cơ bản

Khi khuyến khích mọi người trong tổ chức của bạn tham gia chương trình giảng dạy Khoa học Mở của TOPS, hãy chắc chắn nêu:

  • Mục tiêu của TOPS đào tạo 20.000 nhà khoa học,

  • Lựa chọn thông qua nhanh cho những người đã quen thuộc với khoa học mở, và

  • Cấu trúc của việc cấp huy hiệu.

TOPS sẽ cung cấp

Để giúp làm cho nỗ lực này thành công, TOPS sẽ cung cấp cho các tổ chức sự hỗ trợ sau đây:

  • Chương trình giảng dạy khoa học mở của TOPS (sớm tới!).

  • Một danh sách các tài nguyên khoa học mở để làm quen, trong khi chương trình giảng dạy đang được phát triển.

  • Gói xây dựng thương hiệu Năm Khoa học Mở, bao gồm các mẫu template cho các nhãn dán, mẫu template cho các bài trình chiếu, hình nền cho ứng dụng Zoom, và một hướng dẫn để sử dụng logo và tên của NASA và TOPS.

Khuyến khích cộng đồng của bạn tham gia các cuộc họp mở của TOPS

Đây là gì?

Hàng tháng, TOPS có một cuộc họp mở để chia sẻ các bản cập nhật về các sự kiện của TOPS, tiến bộ so với các mục tiêu của chúng tôi, và các tài nguyên để tiến hành khoa học mở. Trên các diễn đàn cộng đồng đó, TOPS có thể nhận trực tiếp các phản hồi từ cộng đồng ở dạng các công cụ tương tác, chat trên web, và các phòng đột phá. Thông tin từ các diễn đàn cộng đồng trong quá khứ của bạn cho tới nay có thể thấy trên GitHub của chúng tôi ở thư mục Diễn đàn Cộng đồng (Community Forums).

Tôi bắt đầu như thế nào?

Hãy đăng ký với danh sách thư điện tử của TOPS để có thông tin về chủ đề từng tháng, và đăng ký với sự kiến tiếp theo.

Các yêu cầu cơ bản

Khi khuyến khích mọi người trong tổ chức của bạn tham gia trong diễn đàn cộng đồng TOPS tiếp theo, hãy đảm bảo nêu:

  • Các mục tiêu của sứ mệnh và các lĩnh vực hành động của TOPS, một tóm tắt những thứ đó là ở đây, và

  • Tham gia listserv (ở đây).

TOPS sẽ cung cấp

Để giúp làm cho nỗ lực này thành công, TOPS sẽ cung cấp cho các tổ chức sự hỗ trợ sau đây:

  • Các tư liệu từ từng diễn đàn cộng đồng, nó có thể thấy trên GitHub của chúng tôi ở thư mục Diễn đàn Cộng đồng (Community Forums).

  • Gói xây dựng thương hiệu Năm Khoa học Mở, bao gồm các mẫu template cho các nhãn dán, mẫu template cho các bài trình chiếu, hình nền cho ứng dụng Zoom, và một hướng dẫn để sử dụng logo và tên của NASA và TOPS.

Khoa học Mở trong các hội nghị

Muốn thúc đẩy Năm Khoa học Mở trong các hội nghị tiếp theo của bạn? Hãy điều hướng tới Hướng dẫn Hội nghị của TOPS để biết cách làm.


Cộng đồng TOPS

Bản quyền © Copyright CC-BY.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay5,863
  • Tháng hiện tại48,897
  • Tổng lượt truy cập6,683,763
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây