Equitable Scholarly Publishing Systems Viewed as Key to Solving Development Challenges Identified by UN
Monday, May 15, 2023 News
Bài được đưa lên Internet ngày: 15/05/2023
Nếu các kế hoạch phát triển của Liên hiệp quốc (LHQ) sẽ thành công, tất cả các tiếng nói cần sự thay đổi để đóng góp cho và truy cập tới kiến thức.
Các chuyên gia đã tập hợp vào ngày 03/05 để thảo luận trên trực tuyến về tầm quan trọng của việc chấp nhận khoa học mở và các hệ sinh thái xuất bản học thuật công bằng để giúp giải quyết các vấn đề lớn nhất của thế giới. [Xem video ở đây].
Thư viện Dag Hammarskjöld của LHQ và UNESCO đã tổ chức một sự kiện tập trung vào các khuyến nghị về mở rộng truy cập tới kiến thức khoa học để phục vụ cho 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ (SDG) - bao gồm nhu cầu về những Điều chung của Khoa học Toàn cầu (Global Science Commons). Chương trình nghị sự 2030 của LHQ kêu gọi các cơ chế để cải thiện khoa học và công nghệ thông qua việc chia sẻ kiến thức trên các nền tảng truy cập mở, trên trực tuyến.
“Truy cập tới thông tin là nền tảng của một môi trường xúc tác cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững”, Meg Wacha, Giám đốc Truyền thông Học thuật ở Thư viện Dag Hammarskjöld của LHQ và là người điều phối sự kiện, nói. “Khoa học mở có thể là người đóng góp chính cho việc mở rộng kiến thức toàn cầu và giải quyết nhiều thách thức chúng ta ngày nay đang đối mặt - điều gì đó có thể còn chưa được làm cho rõ ràng hơn so với câu trả lời cho đại dịch toàn cầu COVID”.
Những người tham gia đã nhấn mạnh tới nhu cầu đi vượt ra khỏi việc cung cấp quyền truy cập tới các bài báo và dữ liệu học thuật để tái kiểm tra tất cả các lộ trình hướng tới việc mở ra tri thức. Điều này bao gồm việc đánh giá ai có thể đóng góp cho kiến thức toàn cầu được chia sẻ, hỗ trợ hạ tầng để phát triển và đóng góp kiến thức ở mức khu vực và toàn cầu, và xem xét thông tin nào được đánh giá - và bởi ai.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) có lịch sử lâu đời bảo vệ cho tính mở và công bằng, Chris Bourg, Giám đốc Thư viện của MIT, nói trong một sự kiện. MIT đã thiết lập một chính sách truy cập mở vào năm 2009 và vận hành một kho lưu trữ mở mạnh mẽ có chứa hơn 50.000 bài báo khoa học và học thuật cho tới nay. MIT đã thông qua một khung với các nguyên tắc dựa vào giá trị mà nó sử dụng để cải thiện sự công bằng trong các thỏa thuận hợp đồng của nó với các nhà xuất bản và đã loại bỏ các hợp đồng không phù hợp.
Ngày nay, gần 60% các bài báo được các giảng viên của MIT xuất bản là sẵn sàng mở. Thư viện này làm việc tích cực với các nhà nghiên cứu trong khu trường để thúc đẩy xuất bản truy cập mở, cung cấp vốn cho các dự án sách chuyên khảo mở và trao tặng các phần thưởng về dữ liệu mở cho các sinh viên và các học giả sự nghiệp sớm.
Động thái khuyến khích gần đây của chính phủ Mỹ yêu cầu truy cập mở tới tất cả các nghiên cứu được liên bang cấp vốn đã thúc đẩy MIT và các nơi khác suy nghĩ về những gì có thể được làm nhiều hơn để thúc đẩy sự đa dạng sinh học.
“Nó nêu bật nhu cầu suy nghĩ về sự công bằng trong quy trình và cả nhu cầu trả lời và hành động tập thể”, Bourg nói. Làm việc hướng tới mục tiêu này, MIT đang cộng tác với 12 thư viện khác của Tập đoàn Thư viện Ivy Plus để biện hộ cho các ưu đãi áp dụng các thực hành mở và chống lại các khoản phái xử lý bài báo (APC) mà củng cố cho sự không công bằng trong hệ thống.
Tại Úc, nơi các vấn đề nghiên cứu của người bản địa và khoa học công dân là các ưu tiên cao, Virginia Barbour, Giám đốc Truy cập Mở Úc, nói về tầm quan trọng của sự biện hộ, cộng tác, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực nhằm mở rộng truy cập và công bằng trong xuất bản học thuật. Khuyến nghị của UNESCO làm dễ dàng để nói về các giá trị và các nguyên tắc dẫn dắt nhu cầu chia sẻ kiến thức nhiều hơn qua suốt vòng đời nghiên cứu, bà nói.
“Việc chỉ có khoa học mở cuối cùng là không đủ”, bà nói. “Là cực kỳ quan trọng để xây dựng sự công bằng trong thiết kế, xuất bản và phổ biến nghiên cứu”, bà nói việc cùng thiết kế nghiên cứu với các cộng đồng bị bỏ sang bên lề và tích cực thúc đẩy đa dạng sinh học là cần thiết, cùng với việc gắn kết, cấp vốn và xã hội hóa mức cao, khắp tất cả các ngành để khoa học mở nắm giữ.
Thanos Giannakopoulos, Lãnh đạo Thủ thư ở Thư viện Dag Hammarskjöld của LHQ, đã kêu gọi tăng cường cộng tác trong khoa học mở với một sân chơi bình đẳng giữa các quốc gia với các tài nguyên đa dạng khác nhau. “Hồ sơ khoa học phải được dân chủ hóa toàn cầu”, ông nói. Dựa vào các lực lượng thị trường hoặc các APC là không đủ và sẽ chỉ duy trì vĩnh viễn sự mất cân bằng về sức mạnh hiện hành, ông bổ sung, gợi ý thay vào đó đầu tư vào việc xuất bản phi thương mại và các kho lưu trữ của thư viện.
Truy cập mở không chỉ cần được khuyến khích giữa các nhà khoa học, mà nỗ lực còn phải được thực hiện để kết nối công chúng với nghiên cứu, Tshiamo Motshegwa, Giám đốc Nền tảng Khoa học Mở của châu Phi (AOSP), nói. Các thách thức với sự phát triển ở châu Phi là nhiều mặt, có kết nối lẫn nhau, vượt qua các đường biên giới quốc gia và không thể được giải quyết chỉ bằng một mình các chính phủ.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo toàn diện là cần thiết để các mục tiêu của LHQ được hiện thực hóa ở châu Phi, Motshegwa nói. AOSP đang khuyến khích tính tương tác và tạo ra cơ hội bằng việc phát triển hiệu quả quy mô lớn, xây dựng năng lực, và khuếch đại tác động của khoa học mở bằng việc chia sẻ các thực hành tốt nhất và triển lãm nghiên cứu của châu Phi. Ông đã lưu ý tới nhu cầu biện hộ khoa học mở mạnh mẽ trong và ngoài giới hàn lâm, gia tăng cấp vốn, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhiều hơn, và chính sách công mạnh mẽ cùng với các sáng kiến toàn cầu hướng tới tương lai.
Ana Persic, Chuyên gia Chương trình của UNESCO, đã nhấn mạnh sự cấp bách của việc tận dụng khoa học mở và làm cho xuất bản công bằng hơn. Sự truy cập thiếu công bằng tới kiến thức là rõ ràng với thực tế là 70% tất cả các xuất bản phẩm khoa học vẫn còn bị khóa đằng sau vài dạng các bức tường thanh toán, bà nói.
“Để có khả năng đạt được các SDG và thực sự sử dụng khoa học với tất cả tiềm năng của nó để làm việc với các thách thức toàn cầu, chúng ta cần khoa học truy cập được nhiều hơn, hiệu quả hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn, và toàn diện hơn”, Persic nói. “Chúng tôi đang nói về các quyền con người với khoa học và quyền con người để hưởng thụ những lợi ích của tiến bộ khoa học”.
Sự kiện là sự tiếp sau các thảo luận tại Hội nghị Khoa học Mở của LHQ lần thứ 3 vào tháng 2 (Đọc tóm tắt của chúng tôi ở đây) và diễn ra trong quá trình của Diễn đàn với nhiều bên liên quan về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vì các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...