Triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO, cập nhật 15/10/2024

Thứ hai - 28/10/2024 19:02
Triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO, cập nhật 15/10/2024

Implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science

Theo: https://www.unesco.org/en/open-science/implementation#working-groups

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được Hội nghị Toàn thể UNESCO thông qua tại phiên thứ 41 của nó, vào ngày 23/11/2021. Khuyến nghị khẳng định tầm quan trọng của khoa học mở như một công cụ sống gòn để cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận của cả các kết quả đầu ra khoa học và quy trình khoa học, để lấp đi các khoảng trống về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa và trong các quốc gia và để thỏa mãn quyền con người về quyền truy cập tới khoa học.

Cập nhật lần cuối: 15/10/2024

Với việc áp dụng Khuyến nghị này, các quốc gia thành viên đã ôm lấy văn hóa và thực hành khoa học mở và đồng ý báo cáo ngược trở lại mỗi 4 năm một lần về sự tiến bộ. Họ cũng đã thể hiện mong muốn giữ cho quá trình triển khai Khuyến nghị là toàn diện, minh bạch và có tư vấn như một quá trình dẫn tới sự phát triển của nó.

Triển khai ở mức quốc gia

Các quốc gia thành viên được khuyến khích ưu tiên các lĩnh vực sau trong triển khai của họ Khuyến nghị Khoa học Mở 2021 của UNESCO:

  • Thúc đẩy sự hiểu biết về khoa học mở và những lợi ích và thách thức có liên quan của nó, cũng như các lộ trình khác nhau đến khoa học mở

  • Phát triển môi trường chính sách hỗ trợ cho khoa học mở

  • Đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ mà đóng góp cho khoa học mở

  • Đầu tư vào đào tạo, giáo dục, sáng số và xây dựng năng lực, tạo thuận lợi cho các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác tham gia vào khoa học mở

  • Thúc đẩy văn hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học mở

  • Thúc đẩy các cách tiếp cận đổi mới về khoa học mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình khoa học

  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế và nhiều bên tham gia trong bối cảnh khoa học mở nhằm giảm các khoảng trống về kỹ thuật số, công nghệ và kiến thức.

Chiến lược triển khai

Chiến lược triển khai đã được Ban thư ký UNESCO thiết kế để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong triển khai Khuyến nghị bằng việc huy động các đối tác và các tác nhân khoa học mở trong và ngoài cộng đồng khoa học, từ các mức địa phương tới quốc tế, hành động để hoàn thành các mục tiêu chính của Khuyến nghị. Điều này đã được chia sẻ với các quốc gia thành viên UNESCO và Đối tác Khoa học Mở vào ngày 28/04/2022.

Bài trình chiếu về Khuyến nghị

Chiến lược triển khai

Khuyến nghị sẽ được triển khai thông qua:

Hướng dẫn và giám sát chiến lược

Tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật

Đầu vào trong các sản phẩm kỹ thuật

UNESCO cũng đã phát triển một Bộ công cụ để hỗ trợ triển khai Khuyến nghị.

Cập nhật và tiến bộ:

Một cuộc học về thông tin đã được tổ chức cho các quốc gia thành viên ngày 5/3/2024 để chia sẻ các thông tin mới nhất về triển khai Khuyến nghị.

Các nhóm làm việc về khoa học mở

UNESCO đã triệu tập 5 Nhóm Làm việc đặc biệt nhằm vào các lĩnh vực tác động chính, tập hợp các chuyên gia và các thực thể, các tổ chức và cơ sở khoa học mở, theo các lĩnh vực hoặc động và sự tinh thông của họ:

Nhóm Làm việc về xây dựng năng lực Khoa học Mở

Đối chiếu thông tin về các học phần đào tạo có sẵn về khoa học mở cho các tác nhân khoa học mở khác nhau để ánh xạ các tài nguyên hiện có, xác định các khoảng trống và công việc phải lấp đi các khoảng trống đó.

Nhóm làm việc về Chính sách và các Công cụ chính sách Khoa học Mở

Kho toàn cầu các chính sách và công cụ chính sách khoa học mở

Nhóm làm việc về Cấp vốn và Ưu đãi cho Khoa học Mở

Các đề xuất về các cơ chế cấp vốn cho khoa học mở theo khu vực và chủ đề và các khuyến nghị sửa lại các tiêu chí đánh giá và thẩm định sự nghiệp nghiên cứu hiện hành

Nhóm làm việc về hạ tầng Khoa học Mở

Ánh xạ và phân tích các khoảng trống đối với các nền tảng khoa học mở quốc tế, khu vực và theo chủ đề cho việc chia sẻ kiến thức và các thực hành tốt nhất. Tập trung đặc biệt sẽ là vào các nền tảng theo chủ đề trong các lĩnh vực ưu tiên của UNESCO, bao gồm đa dạng sinh học, nước, giảm thiểu rủi ro thảm họa, khoa học địa lý, khoa học biển, biến đổi khí hậu, ...

  • Cuộc họp thứ 5, Thứ hai ngày 3/06/2024, 2-4 pm giờ Paris (CET). Cuộc họp sẽ tập trung vào khoa học mở và trí tuệ nhân tạo.

Nhóm làm việc về Khung giám sát Khoa học Mở

Khung giám sát khoa học mở toàn cầu

Đăng ký

Các cuộc họp chung của các Nhóm làm việc

Bạn có thể tham gia (các) nhóm bạn có quan tâm đóng góp, bằng việc đăng ký các cuộc họp sắp tới hoặc gửi yêu cầu của bạn đến openscience@unesco.org.

Ban chỉ đạo Khoa học Mở

Ban Chỉ đạo Khoa học Mở toàn cầu của UNESCO được Tổng Giám đốc UNESCO triệu tập để hỗ trợ cho bà triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở 2021 của UNESCO.

Vai trò của Ban Chỉ đạo này là để xác định các cơ hội và thách thức chính trong triển khai Khuyến nghị và cung cấp hướng dẫn và giám sát tiến độ được thực hiện trong từng khu vực trên thế giới và với các tác nhân khoa học mở khác nhau.

Các thành viên của Ban Chỉ đạo Khoa học Mở

Nhóm I (Tây Âu và Bắc Mỹ)

  • Ms Hanne Monclair
    Giám đốc chuyên môn, Vụ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Quan hệ Quốc tế, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Na Uy

  • Mr Yaşar Tonta
    Giáo sư, Phòng Quản lý Thông tin, Đại học Hacettepe, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhóm II (Các quốc gia Đông Âu)

  • Ms Jitka Dobbersteinová
    Giám đốc Hỗ trợ, Phòng Khoa học Mở, Trung tâm Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Slovak, Slovakia

  • Ms Nigar Babakhanova
    Phó Giáo sư, Viện Bản thảo Mahammad Fuzuli, Azerbaijan, Viện Hàn lâm Khoa học, Azerbaijan

Nhóm III (Các quốc gia Mỹ Latin và Caribé)

  • Ms Ana María Cetto
    Nhà nghiên cứu và Giáo sư, Viện Vật lý, Đại học Tự chủ Quốc gia Mexico, Mexico

  • Mr José Francisco Silva Garcés
    Chuyên gia, Trung tâm về Đổi mới và Chuyển giao Công nghệ của Đại học Quito, Ecuador

Nhóm IV (Các quốc gia châu Á và Thái bình dương)

  • Mr Jaime Carlos Montoya
    Giám đốc điều hành, Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Y học Philippine, Bộ Khoa học và Công nghệ, Philippines

  • Mr Akhilesh Gupta
    Cố vấn Cao cấp và Trưởng bộ phận, Bộ phận Quản lý Chương trình và Điều phối Chính sách, Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ Ấn Độ, Ấn Độ

Nhóm Va (Các quốc gia châu Phi)

  • Mr Tshiamo Motshegwa
    Giám đốc, Nền tảng Khoa học Mở châu Phi - AOSP (African Open Science Platform), Nam Phi

  • Mr Roger Ikor Glele Agboho
    Cố vấn Trưởng, Đại sứ quán Benin tại Pháp, Benin

Nhóm Vb (Các quốc gia Ả rập)

  • Ms Faten Yousef Al Jabsheh
    Giám đốc Bộ phận, Viện Khoa học và Nghiên cứu Cô Oét, Cô Oét

  • Mr Mouïn Hamzé
    Tổng Thư ký, Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học, Li băng

Các chuyên gia quốc tế

  • Ms Myrna Cunningham (Nicaragua)
    Chủ tịch Trung tâm Tự chủ và Phát triển Người Bản địa (CADPI), và Phó Chủ tịch Ban quản trị Quỹ Phát triển Người Bản địa Mỹ Latin và Caribé

  • Ms Justine Germo Nzweundji (Cameroon)
    Nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Y học và Nghiên cứu Cây Thuốc (IMPM), Phó Phòng Thí nghiệm Thực vật học và Y học Cổ truyền, và Chủ tịch Viện các Nhà khoa học Trẻ Cameroon

  • Mr Joeli Veitayaki (Fiji)
    Phó giáo sư Nghiên cứu Biển tại Trường Nông nghiệp, Địa lý, Môi trường, Đại dương và Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Nam Thái Bình Dương

Nhóm Công tác liên ngành

Một Nhóm Công tác liên ngành và liên bộ phận về Khoa học Mở đang cung cấp sự giám sát và hướng dẫn cần thiết phản ánh quan điểm và những đóng góp của tất cả các bộ phận của Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và các lĩnh vực khác của UNESCO, có tính tới chuyên môn trong các ngành khoa học giáo dục, văn hóa, xã hội và nhân văn, truyền thông và thông tin.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay7,264
  • Tháng hiện tại27,307
  • Tổng lượt truy cập6,905,336
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây