What is Open Science? Introduction
By Gema Bueno de la Fuente
Usage rights: Attribution - CC-BY
Bài báo
Khoa học Mở đại diện cho tiếp cận mới về quy trình khoa học dựa vào công việc tập thể và các cách thức mới khuếch tán tri thức bằng việc sử dụng các công nghệ số và các công cụ cộng tác mới (Ủy ban châu Âu, 2016b:33). OECD định nghĩa Khoa học Mở như là: “làm cho các kết quả đầu ra chính của các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn - các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu - truy cập được công khai ở định dạng số không có hạn chế hoặc có hạn chế giới hạn” (OECD, 2015:7), nhưng điều đó là nhiều hơn thế. Khoa học Mở là về việc mở rộng các nguyên tắc của tính mở tới toàn bộ vòng đời nghiên cứu (xem hình 1), thúc đẩy việc chia sẻ và cộng tác càng sớm có thể càng tốt vì thế kéo theo sự thay đổi một cách có hệ thống tới cách thức khoa học và nghiên cứu được làm.
** Hình 1. Thúc đẩy tính mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình nghiên cứu (Open Science and Research Initiative, 2014)**
Khoa học Mở thường được định nghĩa như là khái niệm bao trùm có liên quan tới các phong trào khác nhau nhằm loại bỏ các rào cản đối với việc chia sẻ bất kỳ dạng kết quả đầu ra nào, các tài nguyên, các phương pháp hay các công cụ, ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình nghiên cứu. Bằng cách đó, truy cập mở tới các xuất bản phẩm, dữ liệu nghiên cứu mở, phần mềm nguồn mở, cộng tác mở, rà soát lại ngang hàng mở, các sổ ghi chép mở, tài nguyên giáo dục mở, các sách chuyên khảo mở, khoa học công dân, hay việc cấp vốn nguồn đám đông cho nghiên cứu, nằm trong các đường biên của Khoa học Mở. Dù vậy, đặc biệt đối với lĩnh vực thư viện và thông tin, trọng tâm thường được đặt vào 2 trong số các phong trào đó: Dữ liệu Nghiên cứu Mở (Open Research Data) và Truy cập Mở (Open Access) tới các xuất bản phẩm khoa học.
**Hình 2. Các khía cạnh của Khoa học Mở như là tổ ong**
‘Khoa học Mở’ bản thân nó không là khái niệm mới, dù sự đồng thuận về khái niệm này và sử dụng rộng khắp của nó là khá gần đây. Nhiều khái niệm khác đã được sử dụng, và vẫn còn được sử dụng, để tham chiếu tới sự biến đổi thực hành khoa học (Science 2.0, e-Science, .v.v.). Nhưng khái niệm ‘Khoa học Mở’ đã được các bên tham gia đóng góp ưu tiên, như nó đã được nêu trong báo cáo tư vấn công khai năm 2014 của Ủy ban châu Âu về ‘Khoa học 2.0: Khoa học trong sự Biến đổi’ (European Commission, 2015).
Lý lẽ đằng sau Khoa học Mở là phức tạp nhưng một trong những lý lẽ chính là xã hội học: tri thức khoa học là sản phẩm của sự cộng tác xã hội và mối quan hệ của nó thuộc về cộng đồng đó. Từ quan điểm kinh tế, các kết quả đầu ra khoa học được nghiên cứu nhà nước sinh ra là hàng hóa công cộng mà bất kỳ ai cũng nên có khả năng sử dụng không mất chi phí. Trong thực tế có nhiều tiếp cận đối với khái niệm và định nghĩa Khoa học Mở, điều Fecher và Friesike (2014) đã tổng hợp và xây dựng bằng việc đề xuất 5 trường phái tư duy Khoa học Mở (xem hình 3).
Hầu hết những giả thuyết đó là không mới, vì truyền thống của bản thân tính mở nằm trong gốc rễ của khoa học, nhưng các phát triển của các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) hiện nay đã biến đổi các thực hành khoa học tới mức độ yêu cầu một tiếp cận khác cho nghiên cứu mà phải được tất cả các tác nhân có liên quan hiểu được: các nhà nghiên cứu, các cơ sở, những người làm chính sách, các nhà xuất bản, các doanh nghiệp và xã hội nói chung.
Còn tranh cãi về lâu dài, tính từ Mở nên là không nhất thiết, vì khoa học sẽ là mở mặc định, và nó có thể đơn giản được gọi là Khoa học.