3rd UNESCO World OER Congress Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge
08 December 2024; Ebba Ossiannilsson
Bài được đưa lên Internet ngày: 08/12/2024
Hội nghị TNGDM Thế giới của UNESCO lần 3 về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vi Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức đã được tổ chức ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất
Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã khám phá cách để triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO có thể cải thiện sự hợp tác kỹ thuật số toàn cầu. Hội nghị này nhằm thúc đẩy cộng tác và đổi mới về TNGDM, đóng góp cho Lộ trình về Hợp tác Kỹ thuật số và Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu của Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Hội nghị đã kết thúc bằng Tuyên bố Dubai về TNGDM, nó đã xem xét cách để Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO có thể tối ưu hóa nội dung được cấp phép mở nhằm giải quyết các thách thức và cơ hội do các công nghệ mới nổi lên đặt ra, trong các ngày 19-20/11/2024.
Tôi đã tham dự và đóng góp cho một phiên hội nghị, được UNESCO mời tại Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO, và thậm chí đã có vinh dự được mời tới hai hội nghị trước đó ở APrsivaf Ljubljana, năm 2012 và 2017.
Đối với tôi, đây là lần thứ ba Hội nghị TNGDM của UNESCO, và thật vui mừng và vinh dự đi theo quá trình và diễn tiến đó. Hội hội nghị trước đó, được tổ chức ở Paris năm 2012, và ở Ljubljana năm 2017, đã dẫn tới Tuyên bố Paris về TNGDM và Kế hoạch Hành động TNGDM Ljubljana, chúng là tiền thân của Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.
Chủ đề hội nghị ở Dubai là “Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vì Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức”. Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số - DPG (Digital public goods) được Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số của Liên hiệp quốc định nghĩa, là
“phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở, các mô hình AI mở, tiêu chuẩn mở và nội dung mở mà gắn với quyền riêng tư và các luật áp dụng được khác và các thực hành tốt nhất, không gây hại, và giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)”.
Trong bối cảnh này tài nguyên giáo dục mở được coi như là hàng hóa công cộng kỹ thuật số mà “hỗ trợ để làm phong phú thêm cho tài sản chung kiến thức toàn cầu”.
Ngoài các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Khuyến nghị TNGDM của UNESCO, và Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số, Tuyên bố Dubai cũng tham chiếu tới Cam kết số 7 của Chương trình nghị sự Chung của Chúng ta: để “Cải thiện hợp tác kỹ thuật số”.
Kết quả của Hội nghị TNGDM lần 3 là Dự thảo Tuyên bố Dubai về TNGDM
Để chuẩn bị cho Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO, sáu tham vấn khu vực về TNGDM đã được tổ chức với sự hỗ trợ hào phóng của Quỹ Hewlett và Quỹ Tri thức Mohammed bin Rashid Al Maktoum (MBRF). Các tham vấn khu vực đó đã được tổ chức trên trực tuyến và ở định dạng lai, như sau: Tham vấn châu Phi (lai, tại eLearning Africa ngày 31/05/2024); Tham vấn khu v ực Caribbe (trên trực tuyến, ngày 10/07/2024); Tham vấn châu Á Thái bình dương (trên trực tuyến, ngày 30/07/2024); Tham vấn châu Âu và Bắc Mỹ (lai, tại Tuần lễ Học tập Kỹ thuật số, UNESCO ngày 04/09/2024); Tham vấn Mỹ Latin (trên trực tuyến, ngày 08/10/2024); và Tham vấn các quốc gia Ả rập (trên trực tuyến, ngày 21/10/2024). Chương trình đầy đủ và ghi chép khái niệm có thể xem ở đây.
Mục đích của Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO là để:
Chia sẻ các thực hành và đổi mới tốt nhất trong triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO trong 5 năm kể từ khi nó được thông qua;
Xác định các chiến lược hỗ trợ triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO nhằm đáp ứng các thách thức mới nổi lên;
Xác định các cơ chế cộng tác để huy động nhiều hơn các bên liên quan để triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO, và mở rộng quyền truy cập tới các tài nguyên học tập miễn phí, truy cập được, được cấp phép mở nhằm hỗ trợ cho Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu và Lời kêu gọi Hành động của Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi Giáo dục 2023.
Khuyến nghị
“Các công nghệ mới nổi lên, bao gồm AI, cung cấp cơ hội để thúc đẩy Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO. Ngoài việc tạo ra các nội dung mới được cấp phép mở, các ứng dụng tiềm năng bao gồm: tạo thuận lợi cho việc dò tìm ra nội dung được cấp phép mở hiện có trên trực tuyến; phát triển các kỹ thuật để giám tuyển hiệu quả TNGDM; dịch thuật TNGDM sang nhiều ngôn ngữ; và tạo thuận lợi cho việc đánh chỉ mục nội dung thông qua khuyến nghị về siêu dữ liệu mô tả. Các công nghệ mới nổi lên khác, chẳng hạn như các dịch vụ và ứng dụng dựa trên chuỗi khối, có thể tiềm tàng đảm bảo nguồn gốc, tính toàn vẹn, và sử dụng TNGDM hợp pháp”.
Do đó, khuôn khổ pháp lý sẽ không theo kịp những tiến bộ công nghệ như thế này. Trong lãnh địa về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), chìa khóa cho TNGDM, điều này có thể dẫn tới sự mù mờ về những gì tạo thành sự sử dụng hợp pháp cũng như các vấn đề liên quan đến các ngoại lệ và giới hạn đối với luật bản quyền có thể được sử dụng như thế nào ngay cả khi một tác phẩm không được cấp phép mở. Việc phát triển các hướng dẫn và chính sách rõ ràng giải quyết các vấn đề này có thể giúp bảo vệ quyền của các nhà sáng tạo nội dung, đảm bảo thừa nhận ghi công đúng cách, và tạo ra không gian công nghệ có tính đổi mới cho hàng hóa công cộng.
Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu, và các nguyên tắc ROAM-X của UNESCO dựa vào các quyền, Mở, truy cập được, và thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan dựa trên các nguyên tắc xuyên suốt, và đặc biệt Bình đẳng Giới, có thể thông tin cho các chính sách về TNGDM bằng việc cung cấp một khung toàn diện đảm bảo tính toàn diện, công bằng và cộng tác trong phát triển và triển khai TNGDM.
Các khung và các nguyên tắc đó, cùng với Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO cung cấp nền tảng vững chắc để phát triển TNGDM. Các bên liên quan đã đề cập tới trong tài liệu này là các bên liên quan trong Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO[1]. Về AI Tạo sinh, là quan trọng để nhấn mạnh rằng các khuyến nghị đó áp dụng cho cả các đầu vào và đầu ra của LLMs. Ngoài ra, nguyên tắc sử dụng công nghệ lấy con người làm trung tâm chiếm ưu thế hơn trong tất cả các khuyến nghị. Các nguyên tắc về tính minh bạch và chia sẻ kiến thức là nền tảng cơ bản để triển khai các khuyến nghị đó. Các hướng dẫn bên dưới nhằm cung cấp các hành động để khai thác các cơ hội do các công nghệ mới nổi lên đặt ra, chẳng hạn như AI, nhằm mở rộng việc tạo lập và chia sẻ kiến thức thông qua việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.
[1]các giảng viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, phụ huynh, các nhà cung cấp giáo dục và các cơ sở, nhân viên hỗ trợ giáo dục, huấn luyện huấn luyện viên, các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng) và người dùng của họ, các nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự (bao gồm cả các hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, khu vực công và tư, các tổ chức chính phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả, các nhóm truyền thông và phát thành và các cơ quan cấp vốn.
Kết luận
Hội nghị TNGDM Thế giới của UNESCO lần 3 tái khẳng định tiềm năng chuyển đổi của TNGDM như một hòn đá tảng cho quyền truy cập công bằng và toàn diện tới kiến thức trong kỷ nguyên số. Bằng việc khai thác các công nghệ mới nổi lên, bao gồm AI, và việc ôm lấy các giải pháp mở phù hợp với các nguyên tắc về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số - DPG (Digital Public Goods), cộng đồng toàn cầu có thể thúc đẩy đổi mới cùng lúc giải quyết các thách thức liên quan tới quyền truy cập, sở hữu trí tuệ, và tính bền vững.
Các cam kết được đưa ra thông qua Tuyên bố Dubai nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm lấp đi phân cách số, trao quyền cho các cộng đồng khác nhau, và góp phần cải thiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc. Thông qua hành động cộng tác, chúng ta có thể đảm bảo rằng TNGDM vẫn là một chất xúc tác cho học tập suốt đời và cho phép một tương lai công bằng hơn, được kiến thức dẫn lối nhiều hơn cho tất cả mọi người.
Tuyên bố này không tham chiếu tới các nguyên tắc ROAM-X, các cách tiếp cận môi trường bền vững
Các hành động được gợi ý cho 5 lĩnh vực
Xây dựng năng lực
Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp liên tục của những người đóng góp, nhà phát triển nội dung, và nhà cung cấp nội dung, trong các dự án AI Tạo sinh, liên quan đến tầm quan trọng của việc gắn kết với và tôn trọng các điều khoản cấp phép mở của cả nội dung đầu vào và đầu ra. Điều này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến đào tạo để hiểu biết cách các dịch vụ AI thương mại tác động đến các hệ sinh thái nội dung mở, cho phép họ tham gia có phản biện với việc cấp phép; và củng cố các kỹ năng để nhận trách nhiệm tích cực trong việc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn - LLM (Large Language Model) chuyên dụng, có trách nhiệm, do cộng đồng dẫn dắt cho TNGDM.
Thúc đẩy việc xây dựng năng lực sáng số liên tục, được ngữ cảnh hóa và toàn diện cho các bên liên quan của TNGDM ở tất cả các mức để cho phép các bên liên quan đánh giá, hiểu, rà soát lại, và tham gia trong ứng dụng và phát triển có trách nhiệm AI và các công nghệ mới nổi lên cho TNGDM.
Hỗ trợ phát triển các công nghệ liên kết để cải thiện ghi công và khả năng phát hiện TNGDM. Ưu tiên bảo vệ dữ liệu, tính tương hợp, và sử dụng từ điển đồng nghĩa và từ vựng có kiểm soát để sắp xếp hợp lý siêu dữ liệu trên nhiều nền tảng. Trọng tâm có thể đặt vào việc xây dựng các khung AI tương hợp được, nguồn mở cho TNGDM mà thúc đẩy sự kiểm soát phi tập trung và bảo vệ tính toàn vẹn của nội dung.
Hỗ trợ phát triển hướng dẫn để thúc đẩy triển khai và ưu tiên các tác phẩm được ký số cho TNGDM, và việc sử dụng lại chúng trong đào tạo các mô hình AI mở cho các nội dung học tập được cấp phép mở.
Triển khai các chiến lược dựa trên các quyền con người là mở, truy cập được, bao gồm các quyền trong các tình huống dễ bị tổn thương, nhiều bên liên quan, toàn diện về giới tính nhằm đảm bảo sự bảo vệ và tôn trọng dữ liệu do người dùng tạo ra, siêu dữ liệu, quyền riêng tư, và tuân thủ các thông lệ đạo đức và tôn trọng các quy tắc bản quyền.
Chính sách
Biện hộ cho các nền tảng AI Tạo sinh thừa nhận và tôn trọng các giấy phép và quyền tác giả của nội dung được cấp phép mở. Điều này sẽ bao gồm kết hợp việc cấp phép mở vào trong Điều khoản Sử dụng các ứng dụng AI, chỉ rõ nó chỉ được con người sử dụng để tạo ra nội dung được cấp phép mở và triển khai giám sát mạnh mẽ nhằm đảm bảo tuân thủ.
Biện hộ cho sự công nhận các giấy phép mở trong đào tạo mô hình AI, đảm bảo rằng cả dữ liệu đầu vào và nội dung được tạo ra phản ánh sự ghi công đúng cách cho các nhà sáng tạo gốc ban đầu. Điều này bao gồm việc nhúng thông tin cấp phép vào các đầu ra và thúc đẩy sử dụng các giấy phép mở tương thích để bảo vệ nguồn gốc của các tài liệu được cấp phép mở được sử dụng trong các mô hình AI.
Biện hộ cho việc áp dụng các giấy phép máy đọc được trong siêu dữ liệu để đảm bảo ghi công đúng cách cho cả dữ liệu đào tạo và các kết quả đầu ra của AI tạo sinh để làm rõ việc sử dụng TNGDM như là dữ liệu đào tạo AI theo các giấy phép hiện hành và cách để các hệ thống AI sẽ ghi công cho việc sử dụng này
Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu trong các hệ thống ghi công thế hệ tiếp theo để cho phép lần vết sử dụng và sử dụng lại TNGDM, các giải pháp mở và TNGDM như các hàng hóa công cộng kỹ thuật số, tích hợp vào các yếu tố nghiên cứu về Quyền, Tính mở, Quyền truy cập tới tất cả mọi người, sự tham gia của Nhiều bên liên quan, và các vấn đề xuyên suốt để phát triển các hệ thống minh bạch, truy cập được, và công bằng cho việc ghi công, truy xuất và sử dụng lại TNGDM.
Đảm bảo truy cập toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng
Hỗ trợ sự phát triển của TNGDM được AI xúc tác là truy cập được trong các kịch bản băng thông rộng - thấp và được thiết kế để cải thiện khả năng tiếp cận của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các nhóm người khuyết tật bằng việc đảm bảo sự tích hợp và khả năng đọc được đúng của nó với các công nghệ hỗ trợ, đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu trong quá trình sản xuất, sử dụng và chia sẻ TNGDM.
Tích hợp các giấy phép máy đọc được như là siêu dữ liệu bao gồm các mã định danh kỹ thuật số cho tác giả để xác thực quyền tác giả trong các tiêu chí chất lượng đối với việc sản xuất TNGDM và coi nó như là tiêu chí để đưa vào các kho TNGDM. Các tiêu chí và chính sách chất lượng nên nhấn mạnh sự kết nối quyền tác giả với danh tính trong thế giới thực của tác giả - cả để tạo ra các ưu đãi cho xuất bản lẫn để chống lại các nỗ lực phát tán thông tin sai lệch.
Hỗ trợ dịch thuật và ngữ cảnh hóa TNGDM trong nhiều ngôn ngữ, sử dụng các công nghệ liên quan đến AI khi cần, chú ý tới chất lượng của kết quả đầu ra của các bản dịch và sự phù hợp về văn hóa của nó trong sự cộng tác với các cộng đồng người dùng.
Thúc đẩy các hệ sinh thái mở mà ưu tiên cho sự phát triển các hàng hóa công cộng kỹ thuật số và các giải pháp mở. Điều này bao gồm việc thúc đẩy hạ tầng công cộng mạnh mẽ và các quan hệ đối tác công – tư, cùng lúc cũng hỗ trợ các sáng kiến mới của tư nhân về TNGDM sử dụng các công nghệ mới nổi, bao gồm AI, mà gắn với các nguyên tắc của hàng hóa công cộng kỹ thuật số và các mức tính mở cao.
Các mô hình bền vững cho TNGDM
Hỗ trợ các cách tiếp cận đảm bảo tính tương hợp, bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) cũng như hỗ trợ phát triển bền vững TNGDM dựa trên các nguyên tắc ROAM-X về các quyền con người, tính mở, khả năng tiếp cận, và sự tham gia của nhiều bên liên quan và các vấn đề xuyên suốt về giới tính.
Hợp tác quốc tế
Thiết lập các mạng lưới khu vực và quốc tế để hỗ trợ cộng tác nhằm trao quyền cho cộng đồng phát triển AI do TNGDM dẫn dắt. Các mạng lưới đó cũng nên hỗ trợ sử dụng các công nghệ mới nổi lấy con người làm trung tâm, bao gồm AI, cho việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.
Thiết lập các cơ chế hỗ trợ sự tham gia với cộng đồng mở rộng lớn hơn và các chuyên gia pháp lý về cấp phép mở và luật sở hữu trí tuệ để phát triển hướng dẫn và đào tạo năng lực để đảm bảo rằng các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như các công nghệ tích hợp AI tạo sinh, gắn kết với việc phát triển các điều khoản pháp lý và giải quyết các nhu cầu và tiếng nói của các bên liên quan khác nhau.
Hỗ trợ hợp tác bao gồm ở các mức liên khu vực và liên ngành giữa các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển để phát triển, và thúc đẩy các khung AI có trách nhiệm cũng như hỗ trợ phát triển hướng dẫn và đào tạo người dùng về các công nghệ mới nổi và các phương pháp mới thúc đẩy TNGDM, phù hợp với các công nghệ mới nổi và AI.
Hỗ trợ các khung cộng tác sao cho các kho TNGDM, và các nguồn nội dung mở khác, phát triển và triển khai các chính sách ưu tiên cho sự tích hợp các mô hình công nhận quyền tác giả, và cũng xác định rõ cách để các tác phẩm đó có thể được xử lý và sử dụng, bao gồm các tiêu chí để đào tạo các mô hình AI.
Tạo thuận lợi cho sự phát triển các nền tảng sử dụng các kỹ thuật AI nơi các bên liên quan có thể sáng tạo và đồng sáng tạo TNGDM gắn với Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...