Dự luật sửa đổi bản quyền sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài nguyên giáo dục mở. Rào cản lớn cho việc học tập suốt đời có thể là chi phí các tài nguyên. Có các sáng kiến trên toàn cầu để thay đổi điều này, và là hữu dụng để biết cách để hợp pháp sử dụng các tài nguyên đó. Một thỏa thuận như vậy là Creative Commons, được coi là tiêu chuẩn toàn cầu cho các giấy phép mở. Chúng đã được các chuyên gia pháp lý khắp trên thế giới viết ra và hiến tặng vào phạm vi công cộng. Thường thì điều này ở dạng số của chúng theo một giấy phép mở không có chi phí nào khác ngoài chi phí truy cập tới Internet. Những người sử dụng các tài nguyên đó có thể sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại chúng mà không có hoặc có ít các hạn chế. Creative Commons có các nhánh quốc gia ở 43 nước. Các nhánh điều phối công việc của các thành viên riêng rẽ và các cơ sở ở bất kỳ nước nào hỗ trợ Mạng Toàn cầu Creative Commons. Nam Phi đang trên đà tiến hành những thay đổi lớn luật bản quyền của nó. Dữ luật mới đang chờ chữ ký của Tổng thống Cyril Ramaphosa. Các giấy phép mở như Creative Commons được định nghĩa trong dự luật đó. Dự luật đó cũng nêu rằng nó: “không cấm hoặc không can thiệp các giấy phép mở hoặc việc tự nguyện hiến tặng tác phẩm vào phạm vi công cộng”. Những thay đổi mà dự luật sẽ mang tới sẽ thúc đẩy phát triển tài nguyên giáo dục mở sẽ cung cấp truy cập tự do tới tư liệu học tập, đặc biệt tới những ai không có sự truy cập. Hoặc những ai không thể kham nổi chúng. Các điều khoản của dự luật sẽ mở ra cánh cửa cho hàng triệu người truy cập tới các tư liệu học tập ở các định dạng khác nhau. Đổi lại, điều này có thể làm tăng tốc sự phát triển xã hội và kinh tế, giáo dục và các cơ hội sáng tạo và xúc tác cho mọi người để trở thành các công dân tích cực. Hệ thống toàn cầu Các giấy phép Creative Commons làm việc trong các hệ thống pháp lý khắp trên thế giới, và được đưa vào trong các luật bản quyền quốc gia. Hơn 1,6 tỷ tác phẩm mang các giấy phép Creative Commons. Chúng là sự bổ sung cho bản quyền truyền thống và không thay thế bản quyền truyền thống. Giấy phép giải thích cho những người học rằng họ có thể sử dụng tác phẩm không mất tiền và thông báo cho họ nếu có bất kỳ hạn chế hoặc điều gì cần chú ý được làm hoặc không được làm với tác phẩm được xuất bản. Việc sử dụng các giấy phép quốc tế được tiêu chuẩn hóa được Creative Commons ban hành giúp làm rõ những gì mọi người có thể làm với các tài nguyên tự do không mất tiền và được chia sẻ. Nó chỉ ra cách để chúng có thể được tùy biến thích nghi cho các hoàn cảnh khác nhau và thậm chí được pha trộn với các tài nguyên khác. Là không bình thường (và không thực tế) đối với các cơ sở để tạo ra giấy phép bản quyền của riêng họ cho các tài nguyên. Việc tạo ra một giấy phép nguồn mở riêng rẽ cho các tư liệu học tập sẽ tạo ra sự lúng túng giữa những người học, các nhân viên hàn lâm và những người khác, những người không phải là các chuyên gia bản quyền và vì thế không chắc những gì có thể được làm hợp pháp với các tài nguyên đó. Ngoài ra, các giấy phép được làm tùy ý còn có thể xung đột với các điều khoản và điều kiện của các giấy phép Creative Commons và ảnh hưởng tới cách thức tư liệu có thể được sử dụng. Các giấy phép Creative Commons có khung pháp lý dựa vào các luật bản quyền quốc gia và được trình bày theo các phiên bản khác nhau: máy đọc được, người sử dụng đọc được và các tài liệu pháp lý. Các giấy phép được làm tùy biến thường không có các phiên bản đó. Điều này có thể đưa ra các vấn đề liệu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào nảy sinh hay không. Điều này giải thích vì sao Creative Commons đã trở thành “tiêu chuẩn toàn cầu” cho giấy phép mở. Nó giải thích vì sao “sự nở rộ của giấy phép” (tạo ra các giấy phép bổ sung, được cá nhân hóa hoặc được làm tùy biến) nên tránh. Trong khi các tài nguyên còn chưa được phát hành để sử dụng tự do không mất tiền theo một giấy phép Creative Commons, những người sử dụng cần thận trọng không vi phạm các luật bản quyền quốc gia. Thậm chí để sao chép và chia sẻ một mẩu nhỏ tài nguyên như sách giáo khoa có bản quyền có thể vi phạm pháp luật gây ra sự trừng phát theo các luật quốc gia. Các mệnh đề đôi khi được đưa vào trong các luật quốc gia là “sử dụng công bằng” (fair use) hoặc “làm việc công bằng” (fair dealing). Điều này cho phép bản quyền với số lượng nhỏ của tài nguyên đó, thường cho các mục đích phi lợi nhuận. Khi “sử dụng công bằng” được áp dụng, việc sao chép là có khả năng hợp pháp chỉ khi nó tuân thủ với 4 tiêu chí. Nhưng luật đó là phức tạp và các nhà xuất bản lớn có thể tìm cách truy tố mọi người vì họ tin tưởng lợi nhuận của việc xuất bản có thể bị ảnh hưởng xấu. ‘Làm thế nào’ Tiếp cận đơn giản nhất cho các tác giả, những người muốn chia sẻ các tài nguyên là lựa chọn một giấy phép từ các giấy phép sẵn sàng tự do trên website của Creative Commons. Một khi 1 trong 6 giấy phép được lựa chọn, một lưu ý được nêu về tài nguyên đó là trong khi bản quyền thuộc về tác giả hoặc người nắm giữ giấy phép, những người khác có thể sử dụng tài nguyên đó theo các điều kiện được nêu trong giấy phép đó. Bất kỳ ai muốn sử dụng tài nguyên đó không cần thiết phải hỏi tác giả sự cho phép vì điều này đã được trao rồi và có thể đọc được trong giấy phép đó. Việc tìm kiếm các tài nguyên mang giấy phép Creative Commons có thể được thực hiện bằng việc sử dụng trang tìm kiếm (Search page) cao cấp của Google. Lựa chọn cuối cùng để chọn trên trang tìm kiếm đó (“usage rights” - “các quyền sử dụng”) cho phép người sử dụng lựa chọn mức giấy phép Creative Commons nào là cần thiết, như “tự do không mất tiền để sử dụng” (free to use) hoặc “tự do không mất tiền để sử dụng, chia sẻ, sửa đổi, thậm chí thương mại hóa” (free to use, share, modify, even commercially). Một tìm kiếm chuyên dụng cho các hình ảnh được đưa vào trên website của Creative Commons. Là quan trọng để kiểm tra bản quyền từng hạng mục để đảm bảo rằng tài nguyên đó được cấp phép sao cho nó có thể được sử dụng tự do không mất tiền. Việc chia sẻ các tài nguyên mang giấy phép Creative Commons giúp mang lại nhiều tài nguyên giáo dục hơn cho nhiều người hơn. Điều này có thể giúp giảm các chi phí giáo dục, cải thiện các kỹ năng và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Khối thịnh vượng chung về Học tập (CoL), ban hành các báo cáo và các tài nguyên học tập với các giấy phép Creative Commons. Paul G. West, nhà tư vấn cao cấp về giáo dục, cũng đã đóng góp cho bài báo này.
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...