Là tài liệu của các tác giả Konkol, M., Jager-Ringoir, K. & Zurita-Milla, R. (2021) của Khoa về Khoa học Thông tin Địa lý và Quan sát Trái đất - ITC (Faculty of Geo-Information Science and Earth Observation), Đại học Twente xuất bản năm 2021. DOI: 10.5281/zenodo.4789124 với giấy phép mở CC BY 4.0 Quốc tế.
“Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu khái niệm Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources). Chúng tôi bắt đầu bằng việc thiết lập định nghĩa OER, điều gì là cần thiết để gọi các tư liệu giáo dục là OER, và những khác biệt khi so sánh các khái niệm có liên quan, chẳng hạn như các khóa học trực tuyến mở đại chúng - MOOC (Massive Open Online Courses). Tài liệu nêu về các ưu đãi để xuất bản OER có tính tới quan điểm của các bên liên quan tham gia vào, ví dụ, công chúng nói chung, các trường đại học và các giảng viên, và sinh viên. Sau đó, chúng tôi chú ý tới các thách thức đi với OER. Sau đó, chúng tôi cung cấp một danh sách các mô hình kinh doanh tiềm năng xung quanh OER, các khái niệm, lợi ích, hạn chế cơ bản của chúng, và các dự án sử dụng chúng. Chúng tôi cũng xem xét nghịch lý là OER không có ý định sinh doanh thu nhưng việc bỏ qua thu nhập có thể làm cho OER không bền vững. Tài liệu kết luận bằng việc đưa ra các bước có thể để hiện thực hóa OER (ví dụ, tổ chức họp bàn tròn để khởi xướng thảo luận về cách để hiện thực hóa OER ở mức khoa phòng).”
Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 25 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/waoae97qhkyzun35e6w65/open_educational_resources_Vi-21112023.pdf?rlkey=w9ugklj3tnld2btfklf4mb88f&dl=0
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...