3.3 License Types
Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/3-3-license-types/
Có 6 giấy phép CC khác nhau, được thiết kế để giúp dàn xếp các nhu cầu đa dạng của các nhà sáng tạo trong khi vẫn sử dụng các điều khoản đơn giản, được tiêu chuẩn hóa.
Kết quả học tập
Giải thích bộ các giấy phép CC
Mô tả các yếu tố giấy phép CC khác nhau
Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng
Vì sao lại có nhiều giấy phép Creative Commons khác nhau đến thế?
Không có giấy phép Creative Commons duy nhất. Bộ các giấy phép CC (bao gồm 6 giấy phép CC) và công cụ hiến tặng vào phạm vi công cộng CC0 cung cấp cho các nhà sáng tạo một loạt các lựa chọn. Trước nhất, tất cả các lựa chọn đó có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng khi bạn đào sâu vào các lựa chọn đó, bạn sẽ nhận ra phổ các lựa chọn đó khá là đơn giản.
Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn
Hãy nghĩ về một mẩu tác phẩm sáng tạo hoặc học thuật bạn đã làm mà bạn đặc biệt tự hào về nó. Nếu bạn chia sẻ tác phẩm đó với những người khác, bạn có đồng ý để họ tùy chỉnh nó hoặc sử dụng nó cho mục đích thương mại không? Vì sao có/vì sao không?
Có được kiến thức cơ bản
Các giấy phép Creative Commons là các công cụ được tiêu chuẩn hóa, nhưng một phần tầm nhìn đó là để cung cấp một loạt các lựa chọn cho các nhà sáng tạo nào có quan tâm đến việc chia sẻ các tác phẩm của họ với công chúng thay vì giữ lại tất cả các quyền theo bản quyền.
Bốn yếu tố giấy phép - BY, SA, NC, và ND - kết hợp để tạo thành sáu lựa chọn giấy phép khác nhau.
Tất cả các giấy phép đều bao gồm điều kiện BY. Nói cách khác, tất cả các giấy phép đều yêu cầu rằng nhà sáng tạo phải được ghi công liên quan đến tác phẩm của họ. Ngoài tiện ích đó, các giấy phép khác nhau liệu có hay không (1) sử dụng thương mại tác phẩm được phép; và (2) liệu có hay không tác phẩm có thể được tùy chỉnh, và nếu có, theo các điều khoản nào.
Sáu giấy phép đó, từ hạn chế ít nhất cho đến nhiều nhất về khía cạnh quyền tự do được trao cho những người sử dụng lại, gồm:
Giấy phép Ghi công (Attribution) hoặc “CC BY” cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm vì bất kỳ mục đích gì (thậm chí thương mại) miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo.
Giấy phép Ghi công - Chia sẻ Tương tự (Attribution-ShareAlike) hoặc “BY-SA” cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm vì bất kỳ mục đích gì (thậm chí thương mại), miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo và làm cho bất kỳ tùy chỉnh nào họ chia sẻ với những người khác sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích. Đây là phiên bản giấy phép CC Copyleft (chơi chữ của Copyright).
Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại (Attribution-NonCommercial) hoặc “BY-NC” cho phép mọi người sử dụng tác phẩm, hoặc tùy chỉnh tác phẩm, chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo.
Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại - Chia sẻ Tương tự (Attribution-NonCommercial-ShareAlike) hoặc “BY-NC-SA” cho phép mọi người sử dụng và tùy chỉnh tác phẩm chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo và làm cho bất kỳ tùy chỉnh nào họ chia sẻ với những người khác sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích.
Giấy phép Ghi công - Không có Phái sinh (Attribution-NoDerivatives) hoặc “BY-ND” cho phép mọi người sử dụng tác phẩm không được tùy chỉnh vì bất kỳ lý do gì (kể cả thương mại), miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo. Họ cũng có thể tùy chỉnh tác phẩm vì mục đích sử dụng cá nhân của riêng họ nhưng không chia sẻ công khai bất kỳ bản tùy chỉnh nào.[1]
Giấy phép Ghi công - Phi Thương mại - Không có Phái sinh (Attribution-NonCommercial-NoDerivatives) hoặc “BY-NC-ND” là giấy phép hạn chế nhất được CC cung cấp. Nó cho phép mọi người sử dụng tác phẩm không được tùy chỉnh chỉ cho các mục đích phi thương mại, và miễn là họ thừa nhận ghi công cho nhà sáng tạo. Họ cũng có thể tùy chỉnh tác phẩm vì mục đích sử dụng cá nhân của riêng họ nhưng không chia sẻ công khai bất kỳ bản tùy chỉnh nào.
Để hiểu cách các lựa chọn giấy phép khác nhau đó thực sự làm việc như thế nào, hãy đào sâu vào các yếu tố giấy phép khác nhau đó. Ghi công là một phần của tất cả các giấy phép CC, và chúng tôi sẽ phân tích chính xác loại ghi công nào được yêu cầu trong bài học sau. Hiện tại, hãy tập trung vào điều gì làm cho giấy phép trở nên khác biệt.
Sử dụng thương mại so với phi thương mại
Phi thương mại - NC (NonCommercial). Như chúng ta biết, 3 giấy phép (BY-NC, BY-NC-SA, và BY-NC-ND) hạn chế sử dụng lại tác phẩm chỉ cho các mục đích phi thương mại. Trong mã pháp lý, mục đích phi thương mại được định nghĩa như mục đích mà “chủ yếu không nhằm mục đích hoặc hướng tới lợi ích thương mại hoặc đền bù bằng tiền”. Điều này nhằm mục đích cung cấp sự linh hoạt tùy thuộc vào thực tế xung quanh việc sử dụng lại mà không chỉ định quá mức các tình huống chính xác có thể loại trừ một số hoạt động sử dụng lại bị cấm và một số hoạt động sử dụng lại được phép.
Điều quan trọng cần lưu ý là định nghĩa NC của CC phụ thuộc vào việc sử dụng chứ không phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu bạn là một tổ chức phi lợi nhuận hoặc từ thiện, việc bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép NC vẫn có thể vi phạm hạn chế của NC và nếu bạn là một tổ chức vì lợi nhuận thì việc bạn sử dụng tác phẩm được cấp phép NC không nhất thiết có nghĩa là bạn có vi phạm điều khoản. Ví dụ: một tổ chức phi lợi nhuận không thể bán tác phẩm được cấp phép NC của người khác để kiếm lợi nhuận và một tổ chức vì lợi nhuận có thể sử dụng tác phẩm được cấp phép NC cho mục đích phi thương mại. Việc sử dụng có mang tính thương mại hay không phụ thuộc vào chi tiết cụ thể của tình huống. Xem trang Diễn giải phi thương mại CC của chúng tôi để biết thêm thông tin và ví dụ.
Các tùy chỉnh (Adaptations)
Những khác biệt khác giữa các giấy phép xoay quanh việc liệu có hay không, và theo các điều khoản nào, những người sử dụng lại có thể tùy chỉnh và sau đó chia sẻ tác phẩm được cấp phép đó. Câu hỏi về điều gì tạo nên bản tùy chỉnh (adaptation) của một tác phẩm được cấp phép tùy thuộc vào luật bản quyền hiện hành (để biết thêm thông tin, hãy xem Phần 2). Một trong những quyền độc quyền được cấp cho người sáng tạo theo bản quyền là quyền tạo ra các bản tùy chỉnh từ tác phẩm của họ hoặc, ở một số nơi, chúng được gọi là tác phẩm phái sinh (Derivative Works). (Ví dụ, làm phim dựa trên một cuốn sách, hoặc dịch sách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác).
Về mặt pháp lý, đôi khi rất khó để xác định chính xác đâu là bản tùy chỉnh và đâu là không là bản tùy chỉnh. Dưới đây là một số quy tắc hữu ích về giấy phép cần ghi nhớ:
Chuyển đổi định dạng (format-shifting) kỹ thuật (ví dụ, chuyển đổi một tác phẩm được cấp phép từ định dạng kỹ thuật số thành một bản sao vật lý) không phải là bản tùy chỉnh bất kể luật bản quyền hiện hành có quy định gì khác.
Việc sửa các vấn đề nhỏ về chính tả hay dấu câu không phải là một sự tùy chỉnh.
Việc đồng bộ một tác phẩm âm nhạc với hình ảnh chuyển động là một sự tùy chỉnh bất kể luật bản quyền hiện hành có thể quy định điều gì.
Việc sao chép và tập hợp các tác phẩm lại thành một bộ sưu tập không phải là sự tùy chỉnh của từng tác phẩm riêng lẻ. Ví dụ, việc kết hợp các bài tiểu luận độc lập của một số tác giả thành một tuyển tập tiểu luận để sử dụng làm sách giáo khoa mở là một tuyển tập chứ không phải là một bản tùy chỉnh. Hầu hết các khóa học mở (OpenCourseware) là tập hợp các tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources) của những người khác.
Việc đưa hình ảnh liên quan đến văn bản, chẳng hạn như trong một bài đăng trên blog, bài trình chiếu powerpoint hoặc bài báo, sẽ không tạo ra sự tùy chỉnh trừ khi bản thân bức ảnh đó được tùy chỉnh.
Không có phái sinh (NoDerivatives). Hai giấy phép (BY-ND và BY-NC-ND) cấm những người sử dụng lại chia sẻ (chẳng hạn như phân phối hoặc làm cho sẵn sàng) các bản tùy chỉnh của tác phẩm được cấp phép. Để rõ ràng, điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các bản tùy chỉnh của các tác phẩm theo giấy phép ND miễn là họ không chia sẻ tác phẩm đó với những người khác ở dạng được tùy chỉnh. Điều này cho phép, trong số những điều khác, các tổ chức tham gia vào việc khai thác văn bản và dữ liệu mà không vi phạm điều khoản ND.
Chia sẻ Tương tự (ShareAlike). Hai giấy phép (BY-SA và BY-NC-SA) yêu cầu rằng nếu các bản tùy chỉnh của một tác phẩm được cấp phép được chia sẻ, chúng phải được làm cho sẵn sàng theo giấy phép y hệt hoặc tương thích. Đối với mục đích của Chia sẻ Tương tự (ShareAlike), danh sách các giấy phép tương thích là ít. Nó bao gồm các phiên bản mới của giấy phép y hệt (nghĩa là, BY-SA 4.0 tương thích với BY-SA 3.0) và vài giấy phép không phải CC được chỉ định như là tương thích với Creative Commons (ví dụ, Giấy phép Nghệ thuật Tự do [the Free Art License]). Bạn có thể đọc nhiều hơn về điều này trên trang wiki của CC, nhưng điều quan trọng nhất phải nhớ là Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) đòi hỏi rằng nếu bạn chia sẻ một bản tùy chỉnh của bạn, thì bạn phải làm thế bằng việc sử dụng một giấy phép y hệt hoặc tương thích.
Phạm vi công cộng
Ngoài bộ các giấy phép CC, Creative Commons cũng có lựa chọn cho nhà sáng tạo nào muốn chọn cách tiếp cận “không giữ lại quyền nào” (No Rights Reserved) và khước từ hoàn toàn bản quyền. Đây là CC0, công cụ hiến tặng vào phạm vi công cộng.
Giống như các giấy phép CC, CC0 (đọc là “CC Zero”) sử dụng thiết kế 3 lớp - mã pháp lý (legal code), chứng thư (deed), và siêu dữ liệu.
Mã pháp lý của CC0 cũng sử dụng cách tiếp cận pháp lý theo 3 hướng. Vài quốc gia không cho phép các nhà sáng tạo hiến tặng tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng thông qua việc khước từ hoặc từ bỏ các quyền đó, nên CC0 bao gồm một giấy phép “rút lại” (Fall Back) cho phép bất kỳ ai trên thế giới làm bất kỳ điều gì với tác phẩm đó một cách vô điều kiện. Giấy phép rút lại có hiệu lực khi việc khước từ không thành công vì bất kỳ lý do gì. Và cuối cùng, trong trường hợp hiếm thấy là cả sự khước từ và giấy phép “rút lại” đều không có hiệu lực, CC bao gồm lời hứa của người áp dụng CC0 đối với tác phẩm của họ rằng họ sẽ không đòi bản quyền đối với những người sử dụng lại theo cách gây ảnh hưởng đến quyền lợi đã được tuyên bố của họ về ý định từ bỏ tất cả các quyền trong tác phẩm.
Giống như các giấy phép, CC0 là một công cụ bản quyền, nhưng nó cũng bao trùm một ít các quyền bổ sung vượt ra khỏi các quyền được các giấy phép CC đề cập, chẳng hạn như các luật không cạnh tranh. Từ góc độ sử dụng lại, vẫn có thể có các quyền khác yêu cầu được cấp phép riêng, chẳng hạn như quyền nhãn hiệu và bằng sáng chế, cũng như các quyền của bên thứ ba đối với tác phẩm, chẳng hạn như quyền công khai hoặc quyền riêng tư.
Các lưu ý cuối cùng
Các công cụ pháp lý của Creative Commons đã được thiết kế để cung cấp giải pháp cho các luật phức tạp theo một cách thức được tiêu chuẩn hóa, làm cho chúng dễ dàng nhất có thể cho những người không là luật sư để sử dụng và áp dụng. Việc hiểu các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong Bài này sẽ giúp cho bạn sử dụng các giấy phép CC và các công cụ phạm vi công cộng hiệu quả hơn.
-----------------------------------------------------------------------
Mặc dù một số người mong đợi có nhiều thời gian hơn để chia sẻ các sản phẩm phái sinh với đối tượng “không công khai”, nhưng giấy phép này hoàn toàn không cho phép chia sẻ với những người khác, dù là đối tượng công khai hay riêng tư.
-----------------------------------------------------------------------
Giấy phép và Ghi công
Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc
-----------------------------------------------------------------------
Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...