Gợi ý đóng góp cho Phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ Giáo dục Mở (CLB GDM)

Thứ hai - 25/05/2020 23:23
Quang cảnh Lễ ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Quang cảnh Lễ ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, 26/05/2020
 


Tuyên ngôn Giáo dục Mở Cape Town 2007:
Phong trào giáo dục mở (GDM) được xây dựng dựa vào lòng tin rằng mọi người nên có quyền tự do để sử dụng, tùy biến thích nghi, cải thiện và phân phối lại tài nguyên giáo dục mà không có rào cản”.
Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm - SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) chi tiết hóa thành :
GDM xoay quanh các tài nguyên, công cụ và thực hành là tự do, không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, được chia sẻ và được tùy biến thích nghi trong môi trường số. GDM tối đa hóa sức mạnh của Internet để làm cho giáo dục kham được hơn, truy cập được hơn và hiệu quả hơn. Nền tảng của GDM là Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM)”.

Ngày 25/11/2019, 193 quốc gia đã phê chuẩn Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, khuyến khích các quốc gia đầu tư vào 5 lĩnh vực mục tiêu của TNGDM, gồm: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập, truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và tái phân phối TNGDM; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ; (3) Khuyến khích TNGDM bao hàm toàn diện và công bằng; (4) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình kinh doanh bền vững cho TNGDM; (5) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế. Cả 5 lĩnh vực mục tiêu ở đây đều được chi tiết hóa trong tài liệu Khuyến cáo đó.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; và Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 đều nhấn mạnh tới việc ‘Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở’ và ‘Xây dựng nền giáo dục mở’ ở Việt Nam.

Ngày 20/09/2019, Bộ GDĐT có Công văn số 4301/BGDĐT-GDTX về xây dựng và phát triển TNGDM đề cập tới 3 nội dung chính: (a) Kế hoạch phát triển, khai thác và sử dụng TNGDM; (b) Tiêu chuẩn đánh giá TNGDM; (c) Thí điểm xây dựng & triển khai mô hình hợp tác chuyển giao công nghệ khai thác TNGDM cho các TTGDTX.

Để có thể đóng góp tích cực hơn nữa cho GDM và TNGDM ở Việt Nam, trong bối cảnh CLB GDM đã ra đời, trước mắt, gợi ý CLB GDM triển khai các hoạt động với một vài công việc cụ thể trong thời gian tới như sau:
  1. Xây dựng Đề án TNGDM quốc gia: dựa trên cơ sở các khuyến cáo TNGDM của UNESCO và được tùy biến thích nghi cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bao gồm các mục tiêu ban đầu như được nêu trong Công văn số 4301/BGDĐT-GDTX ngày 20/09/2019 của Bộ GDĐT về xây dựng và phát triển TNGDM.
  2. Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập, truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và tái phân phối TNGDM. Gợi ý các công việc:
    1. Xây dựng Cổng TNGDM và hạ tầng học tập trực tuyến dùng chung cho CLB GDM từ đóng góp và chia sẻ của các thành viên CLB để tạo lập, truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và tái phân phối TNGDM.
    2. Xây dựng và triển khai chương trình ‘Lồng tiếng Việt cho video tiếng nước ngoài’ là các TNGDM để phục vụ cho các trường và rộng lớn hơn, cho đa số người dân Việt Nam cần nghề để sống và làm việc.
    3. Ban Tư vấn Phát triển GDM của HH phối hợp cùng với CLB GDM triển khai các khóa tập huấn thực hành khai thác TNGDM, cả theo hình thức đào tạo truyền thống và trên trực tuyến, cho tất cả các trường thành viên của CLB và/hoặc các trường thành viên của HH có nhu cầu và gợi ý các trường tiếp tục nhân rộng cho các bên liên quan khác. Ban Tư vấn Phát triển GDM / Văn phòng HH sẽ gửi bản khảo sát nhu cầu về các khóa thực hành khai thác TNGDM tới tất cả các thành viên CLB GDM và các trường thành viên của HH và mong nhận được phản hồi tích cực từ các trường thành viên của CLB và của HH.
  3. Phát triển chính sách hỗ trợ. Gợi ý các công việc:
    1. Xây dựng khung kế hoạch tổng thể TNGDM quốc gia nằm trong Đề án TNGDM Quốc gia với nòng cốt là sự tham gia của các thành viên CLB GDM.
    2. Xây dựng chính sách phát triển TNGDM thí điểm ở một vài cơ sở thành viên của CLB GDM.
  4. Hợp tác quốc tế: đề xuất CLB GDM là đơn vị chính tham gia và triển khai các hoạt động cho sự kiện AODP (Asia Open Data Partnership) 2021 do Việt Nam chủ trì.

Chúc CLB GDM thành công!
Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở,
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
Lê Trung Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay8,620
  • Tháng hiện tại399,867
  • Tổng lượt truy cập5,057,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây