Xuất bản sách và tạp chí Truy cập Mở châu Phi thu hút được sự chú ý

Chủ nhật - 21/05/2023 19:46
Xuất bản sách và tạp chí Truy cập Mở châu Phi thu hút được sự chú ý

African Open Access Textbook and Journal Publishing Gains Traction

Theo: https://sparcopen.org/impact-story/african-open-access-textbook-and-journal-publishing-gains-traction/

Thách thức

Chi phí cao các sách giáo khoa đại học và các tạp chí học thuật đặt nhiều sinh viên và cơ sở vào sự bất lợi. Ở những phần ít có tài nguyên hơn của thế giới, bao gồm các quốc gia ở châu Phi, có thể là đặc biệt thách thức để kham được các tư liệu giáo dục.

Không có truy cập tới các kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhân viên hàn lâm không thể xây dựng hiệu quả dựa vào kiến thức hiện đang có. Chi phí xuất bản quá đắt khiến nhiều tác giả không thể đóng góp giải pháp cho những vấn đề cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay.

Và, đối với các sinh viên, việc không có sách giáo khoa được thiết kế cho họ trong đầu, có thể cản trở thành công trong các trường học. Tiếp cận tới giáo dục là quyền của con người, nhưng thường dựa vào vị trí, không phải ai cũng có cơ hội như nhau để hoàn thành bằng cấp.

Giải pháp

Vào năm 2016, Đại học Cape Town (UCT) ở Nam Phi đã khởi xướng Nền tảng Châu lục (Continental Platform) để cho phép cộng đồng nghiên cứu châu Phi có quyền sở hữu đối với việc sáng tạo và chia sẻ nội dung học thuật của riêng mình. Dịch vụ này cung cấp một nơi tự do không mất tiền cho các nhà nghiên cứu châu Phi xuất bản tác phẩm học thuật của họ và cung cấp truy cập tới kiến thức cho tất cả mọi người mà không có hạn chế.

“Tại Đại học Cape Town, chúng tôi có cam kết mạnh mẽ theo các nguyên tắc công bằng xã hội của truy cập mở”, Reggie Raju, giám đốc nghiên cứu và học tập ở Thư viện Đại học Cape Town, người đã dẫn dắt sáng kiến xuất bản kỹ thuật số, nói. “Chúng tôi đã tạo ra nền tảng để phá vỡ các cấu trúc cản trở sự tham gia tích cực trong việc chia sẻ học thuật”.

Trong khi nền tảng này hoàn toàn được UCT cấp vốn và được khoa công nghệ thông tin hỗ trợ, Raju nói mô hình đó khuyến khích từng quốc gia sửa đổi nền tảng đó để có được sự cảm nhận và hình thức của riêng cơ sở của mình. Mô hình thay thế dựa vào cộng đồng này trả lại quyền kiểm soát xuất bản cho cộng đồng các nhà nghiên cứu.

“Ở Châu Phi, chúng tôi muốn tạo ra ý tưởng về quyền sở hữu này và tận hưởng vinh quang của những gì đã đạt được, Raju nói. “Điều đó giải thích vì sao chúng tôi đã phát triển ‘mô hình người thuê nhà’, để cho phép từng cơ sở có được đặc tính riêng cá nhân để đi qua”.

Ngày nay, có hơn hai tá các sách giáo khoa/sách chuyên khảo truy cập mở và 18 tạp chí truy cập mở sẵn sàng miễn phí qua Nền tảng Châu lục từ nhiều cơ sở bao gồm một tạp chí tiếng Pháp từ Cameroon. Nhà xuất bản UCT, gần đây đã chuyển lại vào thư viện, đã và đang xuất bản lại các đầu tạp chí trên nền tảng châu lục này và bây giờ đã bổ sung thêm 63 sách chuyên khảo ở đây.

Tác động

Mối quan tâm về Nền tảng Châu lục gia tăng nhanh hơn so với dự kiến. Các cơ sở học thuật ở Botswana, Cameroon, Ghana, Namibia, Nigeria và Zimbabwe đã được đào tạo hoặc là các nhà xuất bản tích cực rồi trên nền tảng này. “Chúng tôi muốn càng hòa nhập toàn diện càng tốt”, Raju nói.

“Đối với tôi, điều này đã bắt đầu như một dự án nhỏ với thuần túy các nguyên tắc từ thiện”, Raju nói. “Tôi muốn chia sẻ việc học tập của chúng tôi với bất kỳ ai muốn học. Tôi hoàn toàn không có tham vọng nó sẽ cắt xuyên châu lục”.

Còn chưa có bất kỳ khảo sát chính thức nào về tác động của các sách giáo khoa kỹ thuật số, miễn phí. Tuy nhiên, các bản tải về của các sách giáo khoa đó đã vượt quá những mong đợi, đạt đỉnh điểm đáng kể khoảng năm 2020, khi sự phân phối tư liệu có tính đổi mới sáng tạo (gồm cả nghe nhìn) được cộng hưởng với những người sử dụng.

Tiêu đề phổ biến nhất từng là một sách giáo khoa về luật hiến pháp, được coi là giữa các khóa khó nhất trong lĩnh vực pháp luật, với tỷ lệ trượt cao. Luật Hiến pháp cho Sinh viên trung bình khoảng 6.000 bản tải về một tháng và 16.000 bản tải về trong các giai đoạn các kỳ thi.

Sách in không chỉ đắt tiền, mà việc có dầy đặc văn bản là thách thức để đọc - đặc biệt đối với các sinh viên nào mà ngôn ngữ đầu tiên không phải là tiếng Anh, Raju nói. Sách giáo khoa mở, được tạo ra trong sự cộng tác với các sinh viên, các giáo sư ngành luật, và được các thẩm phán rà soát lại, bao gồm một sách thực hành và một phiên bản ghi âm để người sử dụng có thể nghe cuốn sách đó trước tiên để cải thiện sự hiểu biết.

Một sách giáo khoa mở có tính đổi mới sáng tạo khác, Viêm ruột thừa và cắt bỏ ruột thừa: Một video giảng dạy được dàn dựng mới lạ, được thiết kế như một công cụ cho những người chuyên nghiệp về y học. Tài nguyên này đã cho phép các nhà phẫu thuật tải video đó về điện thoại của họ để tham khảo khi họ du lịch ở các vùng hẻo lánh và thực thi các thủ tục y tế, Raju nói.

Tại một trường phổ thông trung học ở Nam Phi, một khóa học ngôn ngữ bản địa đã không hỗ trợ tư liệu bằng ngôn ngữ đó. Một trò chơi được xuất bản như một sách giáo khoa mở ở Sesotho đã lấp đi khoảng trống đó - tải về được và miễn phí.

Ngoài ra, việc đọc các tạp chí truy cập mở địa phương đã mở rộng, Raju nói, cho phép các nhà khoa học châu Phi ở địa phương chia sẻ các phát hiện về các vấn đề của họ như biến đổi khí hậu với khán thính phòng rộng lớn hơn.

Việc sử dụng nền tảng đó đã gia tăng đáng kể, chủ yếu bằng việc truyền khẩu giữa các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người khác. Nó đã nhắc tới mối quan tâm ở Mỹ và Vương quốc Anh giữa các nhà nghiên cứu có quan tâm trong việc bắt chước hạ tầng và quy trình.

Gợi ý của Raju: “Đừng chờ đợi một giải pháp hoàn hảo. Nếu bạn chờ đợi một giải pháp hoàn hảo, nó không bao giờ xảy ra. Sẽ luôn có các thách thức. Hãy cúi đầu xuống, làm cho xong. Tôi thấy có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ.”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay7,631
  • Tháng hiện tại204,315
  • Tổng lượt truy cập7,082,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây