BƯỚC 3 + 4 trong 5 bước triển khai DigComp: Huấn luyện huấn luyện viên

Chủ nhật - 23/05/2021 20:09
BƯỚC 3 + 4 trong 5 bước triển khai DigComp: Huấn luyện huấn luyện viên
T8. Bước 3+4 - Huấn luyện huấn luyện viên, học tập của người sử dụng đầu cuối / các hạng mục nội dung liên quan

Việc học DigComp của người sử dụng đầu cuối được sử dụng để thiết kế các biện pháp huấn luyện cho các huấn luyện viên, những người phải phát triển năng lực số, cũng như các kinh nghiệm dạy và học cho những người sử dụng đầu cuối trong một quần thể đích.
Ý tưởng là mọi người, thậm chí vượt ra ngoài nghề công nghệ thông tin (CNTT), cần học sử dụng các công nghệ số có xung quanh trong vài thập niên. Các cơ hội đào tạo CNTT để sử dụng trang thiết bị và phần mềm cụ thể vì thế đã được chào ở hầu hết các quốc gia rồi đôi khi cho các học sinh trường phổ thông, người lớn ở nơi làm việc, những người thất nghiệp và những người khác. Tuy nhiên, khái niệm mới về năng lực số thách thức các giảng viên, huấn luyện viên và các nhà giáo dục áp dụng các tiếp cận mới để phát triển năng lực này, và cả những người học, như tất cả chúng ta. Như với đánh giá năng lực, DigComp đóng góp để xác định dạy/học cái gì. Dù vậy, cách để phân phối các kinh nghiệm đào tạo và tổ chức học là nhiệm vụ sáng tạo tương ứng với giảng viên. Nói chung, các tiếp cận sư phạm đổi mới sáng tạo (tập trung vào học tập cộng tác, xác thực, dựa vào dự án và hơn thế) dường như là phù hợp nhất để phát triển các thành phần năng lực số quan trọng, như khả năng nhận thức và đánh giá phản biện dữ liệu, thông tin và nội dung số, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Xuất bản phẩm của JRC vào tháng 11/2017 Khung Năng lực số mới cho các Nhà giáo dục (DigCompEdu) nhằm hỗ trợ cho các nhà giáo dục làm việc với các thách thức và cơ hội sư phạm mới do công nghệ số mang lại. Trong 6 lĩnh vực của khung DigCompEdu, Lĩnh vực 5 đặc biệt thừa nhận tiềm năng của các công nghệ số cho các chiến lược dạy và học lấy người học làm trung tâm. Nội dung thông thái, Lĩnh vực 6 các chi tiết của khung hoàn toàn phù hợp với DigComp.

Đào tạo (và hỗ trợ) các giảng viên
Sử dụng rộng rãi hơn công nghệ số trong giáo dục và đào tạo và xu thế đang nổi lên hướng tới việc nhúng năng lực số vào chương trình giảng dạy các môn học (C1, C26) là thách thức mới cho tất cả các giảng viên. Thay vì chỉ các giảng viên CNTT như trong quá khứ, các giảng viên từ bất kỳ bộ môn nào cũng ngày càng được kỳ vọng đóng góp cho sự phát triển năng lực số các sinh viên của họ, thông qua cuộc sống trường học (P8). Vài chương trình nâng cấp kỹ năng và phát triển nghề nghiệp về năng lực số cho các giảng viên dựa vào DigComp đã được phát triển và phân phối trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chính quy để giúp họ đáp ứng các thách thức đó. Bước đầu tiên thường là thiết kế chương trình giảng dạy (C4) để xác định các kết quả đầu ra học tập (sử dụng DigComp) và các đặc tính nội dung giáo dục để hỗ trợ chúng, các phương pháp giảng dạy và đánh giá được khuyến cáo. Đây là cơ sở dựa vào đó thường đào tạo các nhà cung cấp sau đó phát triển nội dung giáo dục và đào tạo và phân phối đào tạo. Các ví dụ đào tạo giảng viên dựa vào DigComp nhấn mạnh 3 đặc tính chung:
  • Các giải pháp phân phối đào tạo đổi mới sáng tạo. Các blog (T1), MOOCs (T5, C4), các khóa học trực tuyến mở Nano (NOOC) và các khóa học trực tuyến mở với nhịp độ tự chọn (SPOOC) như T5 ở Tây Ban Nha, là đặc biệt phù hợp cho những người học với thời gian hạn chế và các sáng kiến đào tạo phạm vi rộng;
  • Các tiếp cận sư phạm không truyền thống. Gia sư hướng dẫn và học bạn bè, giáo dục lật (flipped education), học dựa vào dự án, đánh giá quá trình (T5), trò chơi hóa (C9) và các tiếp cận sáng tạo khác đã được sử dụng. Các tiếp cận đó có hiệu ứng kép, tích cực. Chúng phát triển năng lực số của các nhà giáo dục (như, các năng lực cộng tác và truyền thông, tạo lập nội dung, quản lý an toàn và giải quyết vấn đề) bằng việc thu hút họ vào các trải nghiệm học tập trên trực tuyến tích cực và cộng tác. Chúng cũng có thể làm cho các nhà giáo dục hiểu tốt hơn (và hy vọng áp dụng có thiện chí hơn) các tiếp cận sư phạm mới mà họ có thể sau đó thử với các sinh viên của họ. Ví dụ, các giảng viên học bằng cách làm và được yêu cầu sản xuất các chế tác số có thể được lưu lại trong các hồ sơ và các nhật ký học tập hoặc đơn giản được chia sẻ, để trình diễn sự tiến bộ học tập của họ. Họ vì thế trải nghiệm trước hết tính hữu dụng của các phương pháp giảng dạy và đánh giá mới mà họ có thể sau đó quyết định sử dụng với các sinh viên. Việc thông tin và đào tạo các giảng viên về giáo dục hướng năng lực với các phương pháp truyền thống tất nhiên cũng vẫn hữu ích (C5);
  • Việc chia sẻ các tư liệu học tập và trợ giúp giảng dạy. Các trợ giúp như các nhiệm vụ xác thực sẽ được sử dụng trong các hoạt động đào tạo số được bản thân các giảng viên phát triển như một phần chương trình giáo dục của riêng họ và/hoặc trong hoạt động giảng dạy của họ với các sinh viên (T7, T20). Ở đây, DigComp có thể giúp như là nguồn siêu dữ liệu để gắn thẻ tài nguyên giáo dục mở phù hợp với năng lực số và các mức thông thạo họ có thể đóng góp để phát triển.
Huấn luyện huấn luyện viên trong giáo dục và đào tạo không chính quy
Các kinh nghiệm đào tạo DigComp cũng nhằm vào các nhà chuyên nghiệp và những người tình nguyện với vai trò giáo dục và đào tạo trong các ngữ cảnh học tập không chính quy, hỗ trợ học tập suốt đời và hòa nhập số. Chúng có thể là các huấn luyện viên CNTT (C7), cái gọi là những người tạo thuận lợi - Facilitators (C2, C15, C20, C23), các công nhân trẻ (C30), các huấn luyện viên và các nhà giáo dục cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME (T18) và những trường hợp khác nữa.
Như với các giảng viên, trong các kinh nghiệm đào tạo đó DigComp đã được sử dụng để xác định các yêu cầu năng lực số của các nhà chuyên nghiệp, cho phát triển chương trình giảng dạy (C20, T18) và để giúp họ làm việc với “các sinh viên” và các khách hàng của họ, như, để đánh giá các điểm mạnh và yếu về kỹ thuật số của người sử dụng và để khuyến cáo hành động xa hơn nữa (C15, C23, T18).
Các phương pháp học tập đổi mới sáng tạo, như trò chơi hóa (C9) và học tập dựa vào vấn đề và dự án (C20), đã được sử dụng để đào tạo các nhà giáo dục không chính quy, cũng để tạo thuận lợi cho áp dụng xa hơn các phương pháp đó đặc biệt với những người học trẻ tuổi.

Đào tạo người sử dụng đầu cuối
DigComp đã được sử dụng để tạo lập các cơ hội dạy và học năng lực số cho “những người sử dụng đầu cuối” trong các phân khúc quần thể khác nhau:
  • Các sinh viên và thanh niên. Các kinh nghiệm với sinh viên (T1) và thanh niên nói chung thường nhằm để cải thiện khả năng được tuyển dụng làm việc của họ (C10, C16) và chào các kinh nghiệm giáo dục hấp dẫn (C13, C20, T14);
  • Những người lớn. Các kinh nghiệm thường nhằm vào những người không có hoặc có nhưng hạn chế về các kỹ năng số (C15, C14, C21) và/hoặc những người lớn có mong muốn cải thiện năng lực số của họ (C5);
  • Các công nhân. Các kinh nghiệm nhằm vào sự đa dạng các công nhân, như các nhân viên (C27), nhân viên các dịch vụ tuyển dụng công và tư (C8), nhân viên xã hội làm việc với thanh niên (C24) và những người chuyên nghiệp làm việc trong các viện bảo tàng (C6).
Trong các trải nghiệm đó, DigComp đã giúp trước hết nhận diện các năng lực và các kết quả đầu ra học tập sẽ được phát triển (kết quả nào có thể được đưa vào hồ sơ số chuyên nghiệp), dựa vào các nhu cầu của người sử dụng và các mục tiêu của từng kinh nghiệm. Sau đó, DigComp đã được sử dụng để thiết kế chương trình giảng dạy và các kinh nghiệm học tập bằng việc xác định các module khóa học, xác định tư liệu giáo dục, các bài tập, các bài kiểm tra .v.v. theo các ưu tiên năng lực số và các mô tả được thiết lập trong bước trước đó. C8 minh họa tốt của quy trình này.

Phân tích khoảng cách bằng việc sử dụng DigComp
DigComp cũng đã được sử dụng để ánh xạ nội dung của khóa học hoặc hoạt động học tập được lên kế hoạch rồi để:
  • xác định các yếu tố còn thiếu đáng đề cập tới hoặc để tiến hành sửa đổi bằng việc so sánh đối chiếu truyền cảm hứng (C15);
  • làm cho các huấn luyện viên và những người học nhận biết được DigComp và cách một khoa học hay hoạt động nhất định nào đó phù hợp, và nhằm đóng góp cho khung năng lực số rộng lớn hơn (C20, T10, T14);
  • nhấn mạnh sự gắn kết mạch lạc về kinh nghiệm với nỗ lực chung đang được triển khai ở châu Âu để phát triển năng lực số (ví dụ có được từ DigComp), vì thế làm gia tăng giá trị của nó trong con mắt những người học, các nhà cấp vốn và các bên tham gia đóng góp khác (C20).

Thừa nhận:
Dịch và trích dẫn từ: Kluzer S., Pujol Priego L. (2018). DigComp trong Hành động - Lấy cảm hứng, biến nó thành hiện thực (DigComp into Action: GET INSPIRED MAKE IT HAPPEN). S. Carretero, Y. Punie, R. Vuorikari, M. Cabrera, và O’Keefe, W. (Eds.). Báo cáo Khoa học cho Chính sách của JRC, EUR 29115 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2018. ISBN 978-92-79-79901-3, doi:10.2760/112945.
Tham chiếu: Khung Năng lực Số cho các Công dân (DigComp).
Xem thêm: Chuyển đổi số/Năng lực số
 

Xem danh sách đầy đủ các bài đăng trong chuỗi bài về ‘DigComp trong hành động’

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay11,828
  • Tháng hiện tại164,752
  • Tổng lượt truy cập6,799,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây