Implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science
Last update: 10 January 2023
Theo: https://www.unesco.org/en/natural-sciences/open-science/implementation#open-science-working-groups
Cập nhật mới nhất ngày: 10/01/2023
Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được Hội nghị Toàn thể UNESCO phiên 41 thông qua vào ngày 23/11/2021. Khuyến nghị khẳng định tầm quan trọng của khoa học mở như một công cụ sống còn để cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận của cả các kết quả đầu ra khoa học và quy trình khoa học, lấp đi các khoảng cách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa và trong các quốc gia và làm thỏa mãn quyết tiếp cận tới khoa học của con người.
Với sự thông qua Khuyến nghị này, các quốc gia thành viên đã ôm lấy văn hóa và thực hành khoa học mở và đồng thuận báo cáo ngược trở lại mỗi 4 năm một lần về sự tiến bộ của nó. Họ cũng đã thể hiện mong muốn của họ giữ cho quy trình triển khai Khuyến nghị toàn diện, minh bạch và có tư vấn như một quy trình dẫn dắt để phát triển nó.
Các quốc gia thành viên được khuyến khích ưu tiên các lĩnh vực sau đây trong triển khai của họ Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO năm 2021:
Thúc đẩy hiểu biết chung về khoa học mở và những lợi ích cùng các thách thức có liên quan của nó, cũng như các con đường khác nhau tới khoa học mở
Phát triển môi trường chính sách xúc tác cho khoa học mở
Đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ đóng góp cho khoa học mở
Đầu tư vào đào tạo, giáo dục, sáng số và xây dựng năng lực, để xúc tác cho các nhà nghiên cứu và các bên liên quan khác tham gia vào khoa học mở
Thúc đẩy văn hóa khoa học mở và điều chỉnh các ưu đãi cho phù hợp với khoa học mở
Thúc đẩy các tiếp cận đổi mới sáng tạo về khoa học mở ở các giai đoạn khác nhau của quy trình khoa học
Thúc đẩy hợp tác quốc tế và đa phương trong bối cảnh khoa học mở với quan điểm làm giảm các khoảng cách số, công nghệ và kiến thức.
Chiến lược triển khai đã được Ban thư ký UNESCO thiết kế để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên triển khai Khuyến nghị bằng việc huy động các đối tác và các tác nhân khoa học mở trong và ngoài cộng đồng khoa học, từ các mức địa phương tới quốc tế, để hành động nhằm hoàn thành các mục tiêu chính của Khuyến nghị.
Trình bày Chiến lược Triển khai
Chiến lược Triển khai đã được chia sẻ với các quốc gia thành viên UNESCO và Đối tác Khoa học Mở (Open Science Partnership) trong cuộc họp thông tin trên trực tuyến về Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO vào ngày 28/04/2022.
Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=Yw9U4mwGVTE
Khuyến nghị sẽ được triển khai qua:
Ban Chỉ đạo Khoa học Mở của Tổng Giám đốc UNESCO
Đối tác Khoa học Mở Toàn cầu (Global Open Science Partnership)
Tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật
Các nhóm Làm việc về Khoa học Mở (Open Science Working Groups)
Đầu vào trong các tài liệu kỹ thuật
Nhóm công tác liên ngành (Intersectoral Task Team)
Phối hợp và hỗ trợ của ban thư ký
Các nhóm làm việc về Khoa học Mở
UNESCO đã triệu tập 5 Nhóm Làm việc đặc biệt nhằm vào các lĩnh vực tác động chính, tập hợp các chuyên gia và các thực thể, các tổ chức và cơ sở khoa học mở, tùy theo lĩnh vực hoạt động và sự tinh thông của họ:
Nhóm Làm việc về xây dựng năng lực khoa học mở
Tạo lập và phân phối các module đào tạo về khoa học mở cho các tác nhân khoa học mở khác nhau
Cuộc họp đầu tiên, 12/05/2022
Báo cáo về cuộc họp đầu tiên của Nhóm Làm việc về Xây dựng Năng lực Khoa học Mở
Mục tiêu của Nhóm Làm việc về Xây dựng Năng lực Khoa học Mở (bài trình bày của đại diện UNESCO)
Các sáng kiến hiện hành, các cơ hội và khoảng cách đối với việc xây dựng năng lực Khoa học Mở (các bài trình bày của những người tham dự)
Ánh xạ việc xây dựng năng lực khoa học mở và các module đào tạo
Cuộc họp thứ 2, 26/09/2022
Cuộc họp thứ 3, 20/02/2023
Nhóm làm việc về các chính sách và các công cụ chính sách Khoa học Mở
Kho toàn cầu các chính sách và công cụ chính sách khoa học mở
Cuộc họp đầu tiên, 23/05/2022
Báo cáo về cuộc họp đầu tiên của Nhóm Làm việc về Chính sách và Công cụ Chính sách Khoa học Mở
Mục tiêu của Nhóm Làm việc về Chính sách và các Công cụ Chính sách Khoa học Mở (bài trình bày của đại diện UNESCO)
Tổng quan về các chính sách khoa học mở của các quốc gia và các cơ sở (những người tham gia trình bày, bao gồm: (1) Chính sách khoa học mở ở các quốc gia châu Phi; (2) Hiểu toàn cảnh chính sách khoa học mở của châu Âu; (3) Tổng quan các chính sách khoa học mở ở Mỹ Latin và vùng Caribe; (4) Phát triển chính sách khoa học mở ở Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu – CERN; (5) Chính sách khoa học mở của Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử châu Âu).
Cuộc họp thứ 2, 05/09/2022
Cuộc họp thứ 3, 03/04/2023
Nhóm Làm việc về Cấp vốn và Ưu đãi cho Khoa học Mở
Các đề xuất về các cơ chế cấp vốn cho khoa học mở theo vùng và chủ đề và các khuyến nghị xem xét lại các đánh giá sự nghiệp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá hiện hành
Cuộc họp đầu tiên, 9/06/2022
Báo cáo về cuộc họp đầu tiên của Nhóm Làm việc về Cấp vốn và Ưu đãi của Khoa học Mở
Mục tiêu của Nhóm Làm việc về Cấp vốn và Ưu đãi cho Khoa học Mở (trình bày của UNESCO)
Các bài trình bày về chiến lược chuyển đổi hệ thống đánh giá nghiên cứu bằng việc điều chỉnh các ưu đãi cho khoa học mở (những người tham gia trình bày)
Các bài trình bày về các cơ chế cấp vốn hiện hành cho khoa học mở (những người tham gia trình bày)
Cuộc họp thứ 2, 20/09/2022
Cuộc họp thứ 3, 15/03/2023
Nhóm Làm việc về Hạ tầng Khoa học Mở
Ánh xạ và phân tích các khoảng cách đối với các nền tảng khoa học mở mức quốc tế, khu vực và theo chủ đề cho việc chia sẻ kiến thức và các thực hành tốt nhất. Trọng tâm đặc biệt sẽ nhằm vào các nền tảng theo chủ đề trong các lĩnh vực ưu tiên của UNESCO, bao gồm đa dạng sinh học, nước, giảm rủi ro thảm họa, khoa học địa lý, khoa học đại dương, biến đổi khí hậu …
Cuộc họp đầu tiên, 07/07/2022
Mục tiêu của nhóm (bài trình bày của đại diện UNESCO)
Trình bày về bức tranh hiện hành hạ tầng khoa học mở (những người tham gia trình bày)
Cuộc họp thứ 2, 30/09/2022
Cuộc họp thứ 3, 2/03/2023
Nhóm Làm việc về Khung Giám sát Khoa học Mở
Khung giám sát toàn cầu về khoa học mở
Cuộc họp đầu tiên, 15/09/2022
Cuộc họp thứ 2, 16/01/2023
Bạn có thể tham gia (các) nhóm bạn có quan tâm đóng góp bằng việc đăng ký cho cuộc họp lần đầu của (các) nhóm. Nếu bạn đã bỏ qua cuộc họp đầu, vui lòng gửi yêu cầu của bạn tới openscience@unesco.org.
Nhóm Làm việc Liên ngành
Một Nhóm Làm việc liên ngành và liên lĩnh vực về Khoa học Mở cung cấp hiểu biết và hướng dẫn cần thiết phản ánh các quan điểm và những đóng góp của tất cả các bộ phận của Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và các lĩnh vực khác của UNESCO, có tính tới sự tinh thông về các khoa học giáo dục, văn hóa, xã hội và nhân văn, truyền thông và thông tin.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...