At G20 Science Summit, UNESCO calls for long-term investment in scientific research and open science
29 September 2022
Bài được đưa lên Internet ngày: 29/09/2022
Hàng năm, nước chủ nhà của G20 tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Khoa học trong các tuần trước sự kiện. Năm nay, S20, Hội nghị thượng định Khoa học, đã diễn ra vào ngày 20/09 và đã được Chính phủ Indonesia tổ chức. Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên, Shamila Nair-Bedouelle, đã sử dụng cơ hội này để kêu gọi đầu tư dài hạn vào nghiên cứu khoa học và khoa học mở.
Thông cáo của S20 năm nay kêu gọi các chính phủ G20 xây dựng cấp bách các hệ thống y tế có khả năng phục hồi và thúc đẩy khoa học đa ngành và công nghệ để chuẩn bị cho chúng ta trước sự biến đổi khí hậu và các đại dịch trong tương lai. Nó cũng kêu gọi các chính phủ G20 tăng cường mối liên hệ giữa dữ liệu, nghiên cứu, chính sách và thực hành.
‘Thông cáo cộng hưởng mạnh với UNESCO’, Trợ lý Tổng Giám đốc của UNESCO về Khoa học Tự nhiên, Shamila Nair-Bedouelle, đã quan sát thấy, tại hội nghị đã được tổ chức trên trực tuyến.
Xóa mù khoa học quan trọng hơn bao giờ hết
‘UNESCO bị/được thuyết phục rằng khoa học và công nghệ phải dẫn dắt sự thay đổi và chuẩn bị cho thế giới đối với các trường hợp khẩn cấp toàn cầu trong tương lai’, bà nói. Tuy nhiên, để khoa học và công nghệ thực hiện được vai trò này, là cơ bản rằng việc hiểu biết khoa học cơ bản không bị giới hạn đối với thế giới khoa học. Đại dịch đã chỉ cho chúng ta rằng xóa mù khoa học bây giờ là quan trọng hơn bao giờ hết.
Bà Nair-Bedouelle nhớ lại rằng, dù các nhà khoa học và kiến thức khoa học từng ‘được tán dương rộng rãi cho việc phát triển các vắc xin mới trong thời gian kỷ lục và giúp giữ cho các xã hội và nền kinh tế của chúng ta tiếp tục hoạt động, đại dịch cũng đã hé lộ - và đã làm trầm trọng thêm - các yếu tố của sự hoài nghi của công chúng và sự không tin tưởng đối với khoa học và các nhà khoa học’.
Bà khẳng định rằng việc phát hiện ra các giải pháp đổi mới sáng tạo để đặt loài người trên con đường phát triển bền vững hơn có thể đòi hỏi một nỗ lực khoa học cường tráng không chỉ từ cộng đồng khoa học, mà còn từ xã hội như một tổng thể.
Khoa học mở có thể thu hút xã hội vào phát hiện các giải pháp đổi mới sáng tạo
Bà đã gợi ý rằng thực hành khoa học mở rộng rãi hơn có thể giúp thu hút xã hội như một tổng thể vào việc phát hiện các giải pháp đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững hơn. Quan điểm này được chia sẻ rộng rãi, nó giải thích vì sao 193 quốc gia thành viên của UNESCO đã thông qua Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO vào tháng 11 năm ngoái. Nó nhằm giảm thiểu các bất bình đẳng trong khoa học và công nghệ bằng việc đảm bảo rằng các phát hiện nghiên cứu là truy cập được tới tất cả mọi người. Sự thông qua của nó chỉ ra rằng thế giới đã sẵn sàng dịch chuyển vượt ra khỏi việc đơn giản mở ra quyền truy cập tới các kết quả đầu ra của khoa học, rằng nó mong muốn tiến bộ hướng tới sự tham gia mở với xã hội, đối thoại mở với các hệ thống kiến thức khác và sự đồng tạo lập mở hạ tầng và các công cụ được sử dụng để tiến hành khoa học. Tất cả điều này là cấp bách hơn, trong bối cảnh đại dịch đã làm lộ ra các khoảng trống về năng lực và hạ tầng khoa học ở nhiều phần của thế giới, nơi mà sự tham gia bị hạn chế hoặc không tồn tại trong việc tạo lập và áp dụng các giải pháp khoa học đối với COVID-19 đã làm cho các công dân bị tổn thương nhiều hơn đối với cuộc khủng hoảng. Sự đại diện không đủ của phụ nữ trong khoa học đánh dấu sự thiếu hụt đáng kể tiềm lực con người, ví dụ: chỉ 1 trong số 3 nhà nghiên cứu là phụ nữ, theo Báo cáo Khoa học của UNESCO (2021).
Khuyến nghị đó xác định các giá trị và các nguyên tắc chung cho khoa học mở để đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia vào khoa học và hưởng lợi từ tiến bộ khoa học.
Nhu cầu đầu tư dài hạn vào nghiên cứu khoa học và khoa học mở
‘Chúng tôi yêu cầu rất nhiều khoa học’, Trợ lý Tổng Giám đốc đã thấy. ‘Chúng tôi yêu cầu nó để hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu, để dẫn dắt sự thay đổi xã hội một cách tích cực, để thúc đẩy và cải thiện hệ thống y tế, để xử lý các khủng hoảng môi trường và để cải thiện năng lực của chúng ta để thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu’.
Bà tiếp tục nói rằng, ‘để cho phép khoa học và công nghệ đáp ứng được tất cả các yêu cầu đó, UNESCO đang kêu gọi đầu tư dài hạn vào nghiên cứu khoa học và khoa học mở. Chúng ta phải đảm bảo rằng cộng tác khoa học quốc tế tiếp tục thịnh vượng và thông tin cho các chính sách quốc gia và toàn cầu. Điều đó sẽ đòi hỏi sự cam kết bền vững về chính trị và tài chính cho nỗ lực khoa học. Một cộng đồng khoa học lành mạnh là kết quả của sự cam kết bền vững, dài hạn’.
Vào năm 2015, các chính phủ đã cam kết nâng cao nỗ lực nghiên cứu của họ nhưng dữ liệu từ Viện Thống kê của UNESCO cho thấy, dù 32 quốc gia đã nâng chi tiêu nghiên cứu của họ ít nhất đến 0,1% GDP trong các năm đến 2018, nỗ lực nghiên cứu nội địa đã giảm ở 13 quốc gia khác, bao gồm vài quốc gia thuộc G20.
Được thành lập vào năm 2017, S20 là một trong các nhóm tham gia gần đây nhất của G20. Tương tự như với G20, nó có ban thư ký không thường trực xoay vòng và hoạt động như một diễn đàn thay vì một tổ chức. S20 hỗ trợ G20 bằng việc thúc đẩy đối thoại chính thức với cộng đồng khoa học. Từng đội đặc nhiệm của S20 tập trung vào việc xoay quanh một chủ đề có liên quan tới các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và xã hội.
Thông tin thêm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...