Open Science: fulfilling the human right to share in scientific advancement and its benefits
November 25, 2021
Last update: November 26, 2021
Bài được đưa lên Internet ngày: 25/11/2021; Cập nhật lần cuối: 26/11/2021
Sự kiện mức cao “Lấp đi các phân cách kiến thức toàn cầu để xây dựng lại tốt hơn: Tiềm năng của Khoa học Mở” đã tập hợp các chính phủ, các cơ quan Liên hiệp quốc, các nhà khoa học và các nhà thực hành để phản ánh về tiềm năng của khoa học mở nhằm lấp đi các phân cách về kiến thức và tăng tốc nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDG (Sustainable Development Goals) trong kỷ nguyên hậu COVID-19. Nó đã được UNESCO tổ chức trong phiên 76 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, hôm 28/09/2021, kỷ niệm Ngày Quốc tế Truy cập Vạn năng tới Thông tin.
© Shutterstock.com All right reserved
Bà Shamila Nair–Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên của UNESCO, đã khai mạc sự kiện bằng việc nhấn mạnh rằng việc xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch COVID-19 chỉ có thể có khả năng nếu từng người ở từng quốc gia có thể hưởng lợi từ quy trình khoa học. Bà đã giải thích rằng đây là mệnh lệnh phải đảm bảo rằng quy trình khoa học là mở và truy cập được, và vì thế UNESCO được các quốc gia thành viên của nó giao nhiệm vụ phát triển công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên để cung cấp một khung toàn cầu cho Khoa học Mở dựa vào các giá trị được chia sẻ như chất lượng, liêm chính, lợi ích tập thể, công bằng, bình đẳng, đa dạng, hòa nhập. Bản thảo Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO (bản dịch sang tiếng Việt) đã được phát triển qua một quy trình tư vấn toàn diện, minh bạch và nhiều bên liên quan và đã được đệ trình để thông qua tại Hội nghị Toàn thể UNESCO vào tháng 11/2021.
Đại dịch COVID-19 cũng đã thể hiện tầm quan trọng sống còn của việc thực hiện quyền con người hưởng lợi từ các tiến bộ của quy trình khoa học như đặc biệt được nhấn mạnh ở Điều 27 Tuyên ngôn Nhân quyền.
Shamila Nair–Bedouelle, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Tự nhiên, UNESCO
Ông Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin của UNESCO, cũng đã nhấn mạnh quan điểm về quyền con người và đã chia sẻ từ thông điệp từ Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azulay, rằng: “truy cập tới thông tin phải được thừa nhận như là một trụ cột của phát triển bền vững, và như là điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người”.
Xuất bản kiến thức khoa học, đặc biệt dữ liệu về các vấn đề y tế, vắc xin, và tiêm chủng đã chỉ ra lặp đi lặp lại tầm quan trọng của tính mở về thông tin khoa học để xây dựng lòng tin của công chúng khi các phán xét các đám mây không chắc chắn.
Tawfik Jelassi, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, UNESCO
GS. Fernanda Beigel, Chủ tịch Ban Cố vấn Khoa học Mở của UNESCO, đã có bài trình bày chủ chốt. Đưa ra các bài học từ đại dịch COVID-19, bà đã nhấn mạnh tầm quan trọng của truy cập kịp thời, tự do không mất tiền và vạn năng tới thông tin khoa học, bao gồm các xuất bản phẩm và dữ liệu. Bà tiếp tục bằng việc giải thích rằng khoa học mở là để làm cho toàn bộ quy trình khoa học truy cập được và có sự tham gia nhiều hơn, bằng việc thúc đẩy truy cập mở tới kiến thức khoa học và chia sẻ dữ liệu, các giao thức, phần mềm và hạ tầng. GS. Beigel cũng đã chia sẻ ‘Con đường của Mỹ Latin tới Khoa học Mở’, nó được ví dụ bằng các hệ thống thông tin quốc gia, các mạng và các kho của khu vực này, và các luật quốc gia.
Tiếp theo bài trình bày chính, ông Antonio Novoa, Đại sứ Bồ Đào Nha tại UNESCO, đã điều phối thảo luận bàn tròn và đã khẳng định tầm quan trọng của truy cập tới thông tin và tiềm năng của Khoa học Mở để lấp đi các phân cách về kiến thức giữa Bắc và Nam. Trong thảo luận, các Bộ trưởng và đại diện các chính phủ từ Ai Cập, Nigeria, Jordan, Malaysia và Nam Phi đã thừa nhận rằng Khoa học Mở đóng góp cho việc tăng cường giao diện giữa khoa học - chính sách - xã hội và thúc đẩy sự tham gia của công dân vào các thí nghiệm khoa học và thu thập dữ liệu vì lợi ích của nhân loại. Đặc biệt, Nền tảng Khoa học Mở châu Phi đã được thiết lập như là động cơ để tưng cường doanh nghiệp nghiên cứu ở lục địa châu Phi.
Bà Niamh O’Connor, Giám đốc Xuất bản của Thư viện Khoa học Công cộng, đã mô tả các chính sách truy cập mở và dữ liệu mở đã thay đổi bức tranh xuất bản như thế nào. Bà đã trình bày các giải pháp và mô hình truy cập mở bền vững mà bảo vệ các tác giả, các cơ sở và các nhà cấp vốn khỏi các chi phí chọn lọc ngày một gia tăng và loại bỏ các rào cản tài chính đối với các nhà nghiên cứu. Bà Victoria Lovins, nhà Điều phối Nền tảng Giao diện Chính sách Khoa học, Nhóm chủ chốt về Trẻ em & Thanh thiếu niên, đã cho rằng Khoa học Mở có thể thúc đẩy mạnh mẽ truyền thông khoa học hòa nhập, điều làm lợi cho sự phát triển của các nhà nghiên cứu trẻ. Bà Joji Carino, Cố vấn Chính sách của Chương trình Người Rừng (Forest Peoples Programme), đã nhấn mạnh rằng Khoa học Mở là quan trọng cho những người bản địa, vì phong trào này thúc đẩy sự hòa nhập kiến thức từ các học giả bị thiệt thòi trong việc cải thiện mối quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau giữa những cách thức đa dạng để tồn tại và hiểu biết.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...