Các thách thức và chiến lược để Khoa học Mở thành công
Lê Trung Nghĩa
2021-08-19T19:06:53-04:00
2021-08-19T19:06:53-04:00
https://giaoducmo.avnuc.vn/index.php/khoa-hoc-mo/cac-thach-thuc-va-chien-luoc-de-khoa-hoc-mo-thanh-cong-477.html
/themes/default/images/no_image.gif
Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triển
https://giaoducmo.avnuc.vn/uploads/logo-gdm.png
Thứ năm - 19/08/2021 19:05
Challenges and strategies for the success of Open Science Theo: https://www.fosteropenscience.eu/node/1424Bài báoLý lẽ cho Khoa học Mở là rõ ràng, vài câu hỏi nảy sinh như vì sao nó đã không được hiện thực hóa sớm hơn, và đâu là những thách thức và cơ hội để làm cho sự thay đổi này xảy ra.Những phát triển trong các công nghệ thông tin và truyền thông đã lát đường cho Khoa học Mở trở nên có thể trong thực tế. Các khả năng về sản xuất, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và truy cập thông tin đã tiến bộ vượt bậc và đã biến đổi từng môi trường hoạt động của con người, và cả nghiên cứu. Sự sẵn sàng của thông tin, lượng dữ liệu khổng lồ đang được tạo ra, phương tiện cho cộng tác, hoặc những tiến bộ trong các kỹ thuật mô phỏng tính toán đã trở thành công cụ cơ bản thứ 3 cho khoa học ngoài lý thuyết và thí nghiệm, đã làm thay đổi cách thức khoa học được làm. Cũng có ý tưởng rằng điều này đại diện cho mô hình thứ 4 của khoa học (như Gray, 2009), và thậm chí được Ủy ban châu Âu coi như là một phần của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4). Bây giờ, hơn bao giờ hết, có cơ hội, và cùng lúc, yêu cầu, tận dụng tất cả các khả năng đó để hoàn thành Khoa học Mở như nó cần phải.Các thách thức Tuy nhiên, vẫn có các lo ngại và vấn đề phải xử lý mà nhiều người coi như là các thách thức đối với Khoa học Mở ở các khía cạnh khác nhau của nó: - Văn hóa - xã hội: chúng chủ yếu tới từ các nhà nghiên cứu và có liên quan tới: sự thiếu nhận thức về những lợi ích và tầm quan trọng của việc mở nghiên cứu ra; sự miễn cưỡng phải thay đổi các tiến trình và các thực hành hiện hành của họ về việc phát hành dữ liệu cùng với quy trình nghiên cứu; các nhà nghiên cứu coi nó như là một hoạt động tốn thời gian và sức lực chất thêm lên các tải công việc hiện có của họ; các tiếp cận khác nhau có thể có mà các nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau hoặc ở một giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ; hoặc thiếu sự công nhận và hệ thống thưởng rõ ràng để thúc đẩy các thực hành Khoa học Mở. Nhưng cũng có sự thay đổi được tiến hành ở phần của các cơ sở nghiên cứu, các nhà cấp vốn, các cơ quan chính phủ, các thư viện và bất kỳ các bên liên quan nào khác, trong tầm nhìn, các chính sách, các thực hành và tiếp cận của họ đối với khoa học.
- Công nghệ: dù các công nghệ thông tin và truyền thông hiện hành đã nhanh chóng được cải thiện, và các hạ tầng điện tử nghiên cứu của châu Âu đã phát triển cả về chất lượng và số lượng, vẫn có dải rộng lớn các khía cạnh phải cải thiện để hỗ trợ và làm nhẹ các tiến trình của các nhà nghiên cứu để chuyển sang văn hóa tính mở.
- Chính trị: có nhu cầu rõ ràng cho cam kết chính trị để thúc đẩy Khoa học Mở và tích hợp nó vào các chương trình nghị sự của chính phủ. Các chính sách mới cần phải được hình thành và phát triển trong các chiến lược rõ ràng. Hơn nữa, các tài nguyên cần thiết cần phải được phân bổ để cho các chính sách đó thành công. Bối cảnh Khoa học Mở thực sự chỉ có thể xảy ra ở mức quốc tế, vì thế các bước và các tiếp cận khác nhau của các quốc gia sẽ ảnh hưởng tới thành quả của nó. Nhưng còn cả ở trong các bản thân các cơ sở nghiên cứu, có nhu cầu phát triển chính sách và lập kế hoạch chiến lược.
- Tổ chức: vì nghiên cứu thường diễn ra trong khuôn khổ của một cơ sở, bản thân tổ chức đó phải sẵn sàng cho sự chuyển đổi quá độ trơn tru hướng tới văn hóa nghiên cứu mở, phù hợp với các đơn vị, các dịch vụ và nguồn nhân lực của nó để dàn xếp được tiến trình của Khoa học Mở, vì thế phát triển hoặc giành được các kỹ năng đúng thích hợp.
- Kinh tế: thậm chí nếu một trong những lý lẽ chính của Khoa học Mở là hiệu quả cao hơn của nghiên cứu trong dài hạn sẽ dẫn tới sử dụng tốt hơn các nguồn lực và thúc đẩy lan tỏa trong các hệ thống khoa học và đổi mới sáng tạo, các đầu tư đáng kể phải được tiến hành ngay từ đầu để phát triển hệ sinh thái kỹ thuật, chính trị và tổ chức của Khoa học Mở.
- Pháp lý: khung pháp lý rõ ràng phải được phát triển ở mức quốc tế, nó thiết lập các quy định mở dữ liệu và các đầu vào và đầu ra khác của nghiên cứu, trong khi bảo vệ các quyền không bị khước từ như quyền riêng tư, thông tin cá nhân, lợi ích thương mại, an toàn và an ninh quốc gia.
Các rào cản Bảo vệ các quyền đó đang tạo ra các rào cản của Khoa học Mở. Có vài lĩnh vực nơi có các hạn chế được đảm bảo về tính mở, chúng liên quan tới (Xã hội Hoàng gia, 2012:4): - Các lợi ích thương mại và các lợi ích kinh tế: sự cân bằng là cần thiết giữa việc tạo ra các ưu đãi cho các cá nhân hoặc các nhóm để khai thác kiến thức khoa học mới là sẵn sàng rộng rãi và có thể được khai thác một cách sáng tạo theo các cách thức khác nhau rộng rãi. Các đặc tính sau đây rào cản hiện hành về tính mở như nó được định hình bởi các lợi ích thương mại, gợi ý cách để chính sách phải tùy chỉnh để khuyến khích sử dụng lại có lợi dữ liệu của nghiên cứu mở:
- Quyền sở hữu dữ liệu và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ: giá trị thương mại tiềm tàng của việc sử dụng lại dữ liệu nghiên cứu được nhà nước cấp vốn được thừa nhận rộng rãi nhưng việc đòi quyền sở hữu nó không luôn được các nhà cấp vốn yêu cầu. Các chính sách Khoa học Mở cần thúc đẩy sử dụng lại và khai thác các kết quả đó trong khi giữ lại quyền đòi quyền sở hữu về sở hữu trí tuệ sao cho nó có thể được khai thác vì lợi ích quốc gia.
- Quan hệ đối tác công – tư: sự cộng tác giữa các công ty và khu vực hàn lâm về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là thực hành chung và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và định nghĩa rõ ràng về những gì có thể được phát hành mở và những gì là các hạn chế. Điều này cần được làm thận trọng không làm xấu đi các mối quan hệ cần thiết với khu vực tư nhân, đặc biệt trong tình huống hạn hẹp ngân sách nhà nước đòi hỏi phải tìm kiếm các nguồn vốn thông qua sự hợp tác với các công ty.
- Mở ra các thông tin thương mại về lợi ích của công chúng: có trường hợp mạnh cho tính mở lớn hơn của dữ liệu và thông tin từ nghiên cứu được tư nhân cấp vốn mà có tiềm năng ảnh hưởng tới công chúng, trong khi tôn trọng các hàng rào được mô tả ở đây.
- Quyền riêng tư: khi sử dụng các tập hợp dữ liệu chứa các thông tin cá nhân có thể là cơ bản cho nghiên cứu trong các khoa học y học và xã hội, chú ý đặc biệt cần tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư trong việc xử lý dữ liệu cá nhân, cả từ quan điểm pháp lý và kỹ thuật. Không may, một giải pháp vừa cho tất cả là không dễ để xác định và triển khai, vì thế lợi ích và các rủi ro của công chúng về tính bí mật cần phải được giải quyết và cân bằng một cách riêng rẽ cá nhân.
- Bảo mật và an toàn: vì chia sẻ dữ liệu bí mật, nhạy cảm hoặc sở hữu độc quyền đặt ra các thách thức rõ ràng cho bảo vệ chống lại các sự cố hoặc các cuộc tấn công có chủ đích, và đòi hỏi nỗ lực đặc biệt về xây dựng các hạ tầng và phát triển các phương pháp và kỹ thuật nhằm đảm bảo sự bảo mật của các hệ thống thông tin khoa học.
Các chiến lược Vào chiến lược và hành động là cần thiết để đạt được sự chuyển đổi nghiên cứu, và chúng phải là toàn cầu (được mở rộng cho bất kỳ lĩnh vực và môn khoa học nào), quốc tế (trong và xuyên các quốc gia, các ngôn ngữ và văn hóa), theo chiều dọc (từ các nhà nghiên cứu và các công dân cho tới các chính phủ, các nhà cấp vốn và những người làm chính sách) và theo chiều ngang (ở bất kỳ giai đoạn nào và bất kỳ vai trò liên quan nào trong quá trình nghiên cứu).Ở mức châu Âu, Chương trình nghị sự Số của Ủy ban châu Âu xác định 5 dòng các hoạt động chính sách tiềm năng:1.**Thúc đẩy và tạo ra các ưu đãi cho Khoa học Mở, ** bằng việc thúc đẩy Khoa học Mở trong các chương trình giáo dục, thúc đẩy các thực hành và gia tăng đầu vào của các nhà sản xuất kiến thức trong một môi trường Khoa học Mở nhiều hơn (khoa học công dân). Lĩnh vực này cũng liên quan tới việc đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng của liêm chính nghiên cứu của Khoa học (Mở); 2. ** Loại bỏ các rào cản đối với Khoa học Mở **: điều này ngụ ý, trong số những người khác, rà soát lại sự nghiệp của các nhà nghiên cứu để tạo ra các ưu đãi và phần thưởng cho việc tham gia trong Khoa học Mở; 3. ** Lồng ghép** và thúc đẩy hơn nữa **các chính sách truy cập mở** cho cả dữ liệu nghiên cứu và các xuất bản phẩm nghiên cứu; 4. **Phát triển các hạ tầng nghiên cứu cho Khoa học Mở**, thúc đẩy việc đặt chỗ cho dữ liệu, truy cập và điều hành, với sự phát triển khung chung cho dữ liệu nghiên cứu và tạo lập một Đám mây Khoa học Mở châu Âu, một sáng kiến chính để xây dựng hạ tầng Khoa học Mở cần thiết ở châu Âu; và, 5. **Nhúng Khoa học Mở vào xã hội như một động lực kinh tế - xã hội**, bằng cách đó Khoa học Mở trở thành công cụ làm cho khoa học có trách nhiệm hơn với các kỳ vọng kinh tế và xã hội, đặc biệt bằng việc giải quyết các thách thức chính mà xã hội đối mặt (Ủy ban châu Âu, 2016b:45).Từ 5 hành động đó, vài yếu tố có thể được xác định như là các thành phần chính của bất kỳ chiến lược nào: con người (giáo dục và phát triển kỹ năng, các ưu đãi và phần thưởng, và sự tham gia của xã hội); hạ tầng (cần để hỗ trợ cho các thực hành Khoa học Mở và nghiên cứu tăng cường dữ liệu ở mức kỹ thuật và thực hành); các chính sách (thúc đẩy, điều chỉnh và bảo vệ các thực hành mở ở mức cơ sở, quốc gia và quốc tế); và đầu tư kinh tế (để phát triển và triển khai các hạ tầng, chính sách, hệ thống các ưu đãi cần thiết và phát triển các kỹ năng).Ủy ban châu Âu theo chiến lược Thị trường Số Duy nhất của mình đề xuất thiết lập Đám mây Khoa học Mở châu Âu để hỗ trợ cho chuyển đổi sang Khoa học Mở và tận dụng tối đa khoa học do dữ liệu dẫn dắt. Mục tiêu là để làm cho dữ liệu nghiên cứu có liên quan thành tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được - FAIR (Findable, Accessible, Interoperable and Re-useable) cho tất cả các nhà nghiên cứu châu Âu. Đám mây đó sẽ tập hợp các hạ tầng dữ liệu hiện có và đang nổi lên để tạo ra môi trường ảo cho tất cả các nhà nghiên cứu châu Âu để lưu trữ, quản lý, phân tích và sử dụng lại dữ liệu (Ủy ban châu Âu, 2016a).Ở mức quốc gia, là đáng lưu ý Open Sáng kiến Khoa học và Nghiên cứu Mở- ATT (Open Science and Research Initiative) được Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan khởi xướng, vì nó là tiếp cận tiên phong và toàn diện để hoàn thành tầm nhìn Khoa học Mở.Các tài nguyên tương tự